Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 98)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh

4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý các doanh nghiệp

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực song hoạt động chưa hiệu quả, còn nhiều vướng mắc. Nhiều vấn đề khó khăn hoặc vướng mắc của doanh nghiệp có vốn FDI gặp phải chưa được cơ quan chức năng, chính quyền quan tâm đúng mức, ưu tiên giải quyết. Nhà đầu tư phản ánh việc giải quyết thủ tục ở một số lĩnh vực còn kéo dài, nhất là thủ tục liên quan đến: bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, định giá tài sản, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, thủ tục kê khai, nộp thuế, thủ tục hải quan.

Thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” giải quyết công việc cho doanh nghiệp có vốn FDI. Tuy nhiên, liên quan đến nhiều cấp, ngành, cơ quan lại chưa có một đơn vị chuyên trách làm đầu mối để đồng hành cùng doanh nghiệp. Vì vậy việc phối hợp trong giải quyết công việc còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Mô hình QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh hiện nay vừa thiếu cơ chế trao đổi thông tin, cơ chế kiểm soát và hỗ trợ, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn FDI còn bộc lộ bất cập, hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Các cơ quan của tỉnh thiếu sự phối hợp nên không nắm chắc, xử lý chậm vấn đề nảy sinh tại doanh nghiệp. Việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn FDI là vấn đề phức tạp, Nhà nước chưa ban hành Luật riêng nên khó xác định hành vi chuyển giá. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thuế trong việc rà soát doanh nghiệp có báo cáo lỗ song vẫn tăng vốn, mở rộng dự án để có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc phối hợp giữa cơ quan chức năng của tỉnh trong đối thoại, giải đáp cho doanh nghiệp chưa được thường xuyên và xử lý kiến nghị chưa được kịp thời. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn FDI chồng chéo.

Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn FDI còn bộc lộ bất cập, hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Các cơ quan của tỉnh thiếu sự phối hợp nên không nắm chắc, xử lý chậm vấn đề nảy sinh tại doanh nghiệp. Việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn FDI là vấn đề phức tạp, Nhà nước chưa ban hành Luật riêng nên khó xác định hành vi chuyển giá. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thuế trong việc rà soát doanh nghiệp có báo cáo lỗ song vẫn tăng vốn, mở rộng dự án để có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc phối hợp giữa cơ quan chức năng của tỉnh trong đối thoại, giải đáp cho doanh nghiệp chưa được thường xuyên và xử lý kiến nghị chưa được kịp thời. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn FDI chồng chéo. ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

4.3.1. Căn cứ và định hướng

a) Thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh

Từ kết quả nghiên cứu ở phần 4.1, 4.2 cho thấy thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI có những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức nhất định. Trên cơ sở điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức, tôi đã phân tích kết hợp, điểm mạnh, yếu với cơ hội, thách thức để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)