Ma trận phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 55 - 57)

SWOT S (Điểm mạnh nhất) W (Điểm yếu nhất)

O (Cơ hội

lớn nhất)

SO

(Kết hợp điểm mạnh với cơ hội)

WO

(Kết hợp điểm yêu với cơ hội) Nhằm tìm giải pháp phát huy điểm

mạnh, tận dụng cơ hội

Nhằm tìm giải pháp tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

T (Thách thức lớn nhất) ST (Kết hợp điểm mạnh với thách thức) WT

(Kết hợp điểm yếu với thách thức) Nhằm tìm cơ hội phát huy điểm

mạnh vượt qua thách thức

Nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng các doanh nghiệp có vốn FDI:

- Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp.

- Lao động, vốn bình quân của một doanh nghiệp. - Ngành nghề doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp. - Số lượng dự án đầu tư, vốn đầu tư của dự án.

b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng QLNN doanh nghiệp có vốn FDI:

- Số lượng các văn bản pháp luật đã ban hành.

- Số lượng cán bộ tham gia trực tiếp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và một số cán bộ ở các sở, ngành của tỉnh có liên quan.

- Số lượng hợp đồng ký kết.

- Số lượng hồ sơ kiểm tra, thanh tra.

b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả QLNN doanh nghiệp có vốn FDI:

- Số lượng các văn bản pháp luật đã thực thi.

- Số lượng các dự án được thanh tra, kiểm tra, giám sát. - Số lượng các dự án đã triển khai.

- Số lượng các dự án triển khai đúng tiến độ.

- Số lượng các doanh nghiệp chấp hành tốt quy định của Nhà nước. - Số tiền doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước. - Số lượng các doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương

4.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1997, sau khi được tái lập tỉnh, tỉnh Hải Dương đã có định hướng, chủ trương phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Một trong những định hướng, chủ trương của tỉnh Hải Dương đã thực hiện, đó là phát huy nguồn lực trong nước, đồng thời có chính sách thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài, các văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành, đã tạo môi trường pháp luật thống nhất, minh bạch, rõ ràng, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong giai đoạn vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo sâu sát các cơ quan chuyên môn của tỉnh và đã ban hành chủ trương, nghị quyết cùng chính sách khuyến khích, xúc tiến và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư, sản xuất kinh doanh tại địa phương. Các thủ tục ban đầu về đầu tư được tỉnh chỉ đạo, giải quyết theo cơ chế “một cửa hoặc một cửa liên thông” đã là một giải pháp cơ bản, tạo động lực mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hải Dương để đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh đã chú trọng đến công tác quy hoạch nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển kinh tế-xã hội và sự hình thành, phát triển nhanh các KCN, CCN là cơ sở quan trọng trong công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

4.1.1.2. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và quy mô

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương tính đến hết tháng 12/2015 đã có 310 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Hàn Quốc có 76 doanh nghiệp FDI, Nhật Bản có 64 doanh nghiệp FDI, Đài Loan có 47 doanh nghiệp FDI, Hồng Kông có 27 doanh nghiệp FDI, Trung Quốc có 26 doanh nghiệp FDI, British

Virgin có 11 doanh nghiệp FDI, Samoa có 11 doanh nghiệp FDI, Malaysia có 06 doanh nghiệp FDI, Brunei có 6 doanh nghiệp FDI và 36 doanh nghiệp có vốn FDI thuộc các quốc gia khác.

Số dự án năm 2013 là 20 dự án, đạt tỷ lệ 100% so với năm 2012. Số dự án năm 2014 là 36 dự án là năm số dự án nhiều nhất, đạt tỷ lệ 180% so với năm 2013 và đạt tỷ lệ 11,6% so với tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Số dự án năm 2015 là 25 dự án, đạt tỷ lệ 69% so với năm 2014 và đạt tỷ lệ 8% so với tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn FDI là 6.787 triệu USD, trong đó năm 2014 đạt số vốn đầu tư cao nhất là 558,60 triệu USD, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2013, chiếm 8,2% so với tổng số vốn đầu tư. Vốn đầu tư năm 2015 của các doanh nghiệp là 418,2 triệu USD, đạt 75% so với năm 2014 và chiếm 6,2% so với tổng số vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)