Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 59)

Diễn giải

Doanh nghiệp Vốn (Triệu USD) Số lượng (Dự án) Tỷ lệ (%) Vốn đầu Vốn điều lệ 1) Theo hình thức đầu tư 310 100 6.787,00 2.011,00

-100% vốn đầu tư nước ngoài 280 90,3 5.992,57 1.783,42 - Doanh nghiệp liên doanh 30 9,7 794,43 227,58

2) Theo ngành nghề 310 100 6.787,00 2.011,00

- Công nghiệp 287 92,6 5.695,03 1.895,29

- Dịch vụ 20 6,5 323,35 67,97

- Kinh doanh phát triển CSHT KCN 3 0,9 168,62 47,74

3) Mức vốn đầu tư 310 100 6.787,00 2.011,00

- Nhỏ hơn 1 triệu USD 54 17,4 28,80 14,32 - Từ >=1 - <5 triệu USD 103 33,2 242,97 116,07 - Từ >=5 - <10 triệu USD 52 16,8 339,44 158,09 - Từ >=10 - <50 triệu USD 77 24,9 1.233,59 516,64 - Từ >=50 - <100 triệu USD 14 4,5 1.061,00 364,43 - Từ >= 100 triệu USD 10 3,2 3.881,20 841,45 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

4.1.1.5. Phân loại doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh

a) Theo đối tác đầu tư

Trong tổng số 24 quốc gia, vùng lãnh thổ có doanh nghiệp FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh thì Hàn Quốc là đối tác chính có 76 doanh nghiệp, chiếm 24,5% với vốn đầu tư là 551,9 triệu USD. Quốc gia thứ hai là Nhật Bản có 64 doanh nghiệp, chiếm 24,5% với vốn đầu tư là 1.173,2 triệu USD. Các quốc gia có doanh nghiệp

đầu tư vào tỉnh thấp như: Samoa có 11 doanh nghiệp, chiếm 3,5% với vốn đầu tư là 355,6 triệu USD; Brunei có 06 doanh nghiệp, chiếm 1,9% với vốn đầu tư là 27,4 triệu USD; Malaysia có 06 doanh nghiệp, chiếm 1,9% song lại là quốc gia có nguồn vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh với vốn đầu tư là 2.298,6 triệu USD, chiếm 33,8% vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sở dĩ Malaysia có số vốn đầu tư vào tỉnh lớn là do có Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương thực hiện dự án Nhiệt điện Jaks tại huyện Kinh Môn với vốn đầu tư là 2.258 triệu USD. Các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn hạn chế như: Đức có 02 doanh nghiệp với vốn đầu tư là 60 triệu USD; Hoa Kỳ có 04 doanh nghiệp với vốn đầu tư là 123,9 triệu USD; Pháp có 03 doanh nghiệp với vốn đầu tư là 4,3 triệu USD; Anh có 03 doanh nghiệp với vốn đầu tư là 7 triệu USD.

Bảng 4.3. Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Quốc gia đầu tư Doanh nghiệp Vốn (Triệu USD) Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư Vốn điều lệ

1) Hàn Quốc 76 24,5 551,9 182,12 2) Nhật Bản 64 20,6 1.173,2 375,42 3) Đài Loan 47 15,1 677,5 203,25 4) Hồng Kông 27 8,7 756,4 226,92 5) Trung Quốc 26 8,3 129,3 38,79 6) British Virgin 11 3,5 115,1 40,28 7) Samoa 11 3,5 355,6 106,68 8) Malaysia 6 1,9 2.298,6 583,62 9) Brunei 6 1,9 27,4 8,22 10) Các quốc gia khác 36 12,0 702,0 245,70 Tổng cộng 310 100 6.787,0 2.011,00

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

b) Phân loại theo khu vực đầu tư

Về địa điểm các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để thành lập doanh nghiệp có vốn FDI triển khai dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Hải Dương ở hai khu vực là trong KCN hoặc vị trí ngoài KCN. Việc phát triển các KCN với định hướng của tỉnh trong thu hút nguồn vốn FDI nên đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn địa điểm trong KCN để thành lập doanh nghiệp thực hiện

dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, bởi KCN có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và chính sách ưu đãi, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Hiện nay các KCN: Nam Sách, Đại An (giai đoạn 1), Phúc Điền, Tân Trường, Lai Vu đã xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng, cơ bản đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp cho doanh nghiệp thứ cấp thuê đất để thực hiện dự án. Một số KCN đã, đang xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhiều doanh nghiệp thứ cấp thuê đất để thực hiện dự án gồm: Việt Hòa-Kenmark, Lai Cách, Phú Thái. Bên cạnh chủ trương, định hướng xây dựng các KCN để thu hút các doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện dự án đầu tư, tỉnh còn quan tâm, chú ý đến việc bố trí các dự án vào CCN theo quy hoạch để phát triển sản xuất công nghiệp, đồng thời hạn chế, giảm thiểu việc bố trí các dự án vào các địa điểm riêng lẻ nhằm giải quyết các vấn đề về giao thông, điện, nước, môi trường … tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện dự án được thuận lợi hơn. Có thể nói, công tác quy hoạch cùng với sự hình thành, phát triển nhanh chóng của các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương… là tiền đề quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi trong kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong những năm vừa qua.

Bảng 4.4. Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI theo khu vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Khu vực đầu tư Doanh nghiệp Vốn (Triệu USD) Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư Vốn điều lệ

1) Trong KCN 159 51,3 3.378 1.102

2) Ngoài KCN 151 48,7 3.409 909

Tổng cộng 310 100 6.787 2.011

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương

4.1.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương

a) Sơ đồ hệ thống QLNN các doanh nghiệp FDI

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND tỉnh; Cơ quan đăng ký đầu

tư gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (Phòng Kinh tế đối ngoại), Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh (Phòng Quản lý đầu tư); các sở, ngành chuyên môn của tỉnh; doanh nghiệp có vốn FDI. Hệ thống tổ chức QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương được thực hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các KCN tỉnh

b) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan QLNN về lĩnh vực quản lý và cấp GCNĐT tại tỉnh Hải Dương

(i) Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh:

- Vị trí, chức năng:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về kế hoạch và đầu tư, gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; Tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; Đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; Quản lý nguồn hỗ trợ phát

Cơ quan đăng ký đầu tư

(Sở KHĐT tỉnh+BQL các KCN tỉnh)

Các doanh nghiệp có vốn FDI Ủy ban nhân dân tỉnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sở, ngành chuyên môn có liên quan

triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; Đấu thầu; Đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; Tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; Tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi QLNN của Sở; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Một số nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ: Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; Kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; Các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội của tỉnh, trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính; Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo UBND tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội của tỉnh; Chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; Cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh; Các quyết định, chỉ thị, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Dự thảo các văn bản về danh mục ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh và danh mục dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

+ Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị và văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực QLNN của Sở; Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi QLNN của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

+ Về quy hoạch và kế hoạch: Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định; Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh giao; Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt; Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.

+ Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan đến đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước; Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật; Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; Cấp, điều chỉnh, thu hồi GCNĐT thuộc thẩm quyền theo phân cấp; Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

+ Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ: Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; Hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; Tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến các sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã; Định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.

+ Về quản lý đấu thầu: Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ

tịch UBND tỉnh; Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền; Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.

+ Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh: Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; Phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương.

+ Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân: Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành; Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh; Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Sở; Phòng, chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)