Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có

2.2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hiện nay QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã có bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như:

- Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Đăng Chiều bảo vệ năm 2012 với đề tài “Đánh giá đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã đề cập đến thực trạng thu hút vốn FDI vào các KCN của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đã phân tích được những nguyên nhân thành công và hạn chế trong việc thu hút vốn FDI vào các KCN, từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho các năm tới.

- Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Thu Hồng bảo vệ năm 2013 với đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020”. Đề tài đề cập đến thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương, đồng thời đã phân tích được những nguyên nhân thành công và hạn chế trong việc thu hút vốn FDI vào tỉnh, từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp để thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

- Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Chu Thanh Hường bảo vệ năm 2014 với đề tài “Quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đề tài đã đề cập và đánh giá thực trạng QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đồng thời phân tích những nguyên nhân, hạn chế trong công tác QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó tác giả đã đưa ra

những giải pháp tăng cường QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Công trình của các tác giả trên đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thu hút vốn FDI hoặc công tác QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở góc độ và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đề tài nghiên cứu: “Tăng cường quản lý nhà

nước đối với doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương” sẽ có ý nghĩa cao về mặt lý

luận cũng như thực tiễn. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương, đồng thời có thể là cơ sở cho các cơ quan QLNN nghiên cứu, tham khảo, đề xuất cho Lãnh đạo UBND tỉnh về giải pháp, cơ chế, chính sách để quản lý và khuyến khích, phát triển doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)