Căn cứ và định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 98 - 102)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu

4.3.1. Căn cứ và định hướng

a) Thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh

Từ kết quả nghiên cứu ở phần 4.1, 4.2 cho thấy thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI có những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức nhất định. Trên cơ sở điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức, tôi đã phân tích kết hợp, điểm mạnh, yếu với cơ hội, thách thức để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Bảng 4.15. Ma trận phân tích SWOT trong QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương

SWOT S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)

- Vị trí, địa lý và diện tích đất công nghiệp rộng, thuận lợi cho quy hoạch phát triển các KCN, CCN.

- Thủ tục hành chính được chỉ đạo, giải quyết nhanh, thuận lợi. - Cán bộ quản lý có trách nhiệm.

- Năng lực của đội ngũ công chức còn hạn chế.

- Việc giám sát sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn FDI còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp.

O (Cơ hội) SO (Kết hợp điểm mạnh và cơ hội)

WO (Kết hợp điểm yếu và cơ hội)

- Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam. - Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Đất rộng.

1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.

2) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và quy hoạch theo từng ngành, lĩnh vực.

1) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực thi công vụ.

T (Thách thức) ST (Kết hợp điểm mạnh với thách thức)

WT (Kết hợp điểm yếu với thách thức)

- Chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, hạn chế năng lực.

- Hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam thiếu đồng bộ, tính ổn định chưa cao.

- Năng lực cạnh tranh còn ở mức trung bình

1) Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

1) Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp có vốn FDI. 2) Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Điểm mạnh lớn nhất là: Vị trí, địa lý và diện tích đất công nghiệp rộng, thuận lợi cho quy hoạch phát triển các KCN, CCN.

Tỉnh Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, đã quy hoạch và phát triển các KCN, CCN, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng và mặt bằng đất đai cho phát triển sản xuất

công nghiệp và dịch vụ. Nguồn lao động trong tỉnh khá dồi dào, nếu được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp.

- Điểm yếu nhất là: Năng lực của đội ngũ công chức còn hạn chế.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực sẽ có nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay ở tỉnh Hải Dương có một bộ phận đội ngũ công chức trong cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, các cấp chưa thực sự đổi mới về tư duy, còn hạn chế về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới.

- Cơ hội lớn nhất là: Chính phủ thu hút vốn FDI của Việt Nam.

Với chính sách thu hút FDI của Nhà nước, tỉnh Hải Dương có lợi thế gần các tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, thuận lợi với các cảng biển và sân bay nên khá thuận lợi về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi hiện nay xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn vị trí, địa điểm thực hiện dự án cách xa các thành phố để giảm thiểu các chi phí. Đây là cơ hội tạo cho tỉnh Hải Dương có thể tiếp cận, thu hút được với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thách thức lớn nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố của Việt Nam đang có xu hướng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế. Ở tỉnh Hải Dương thì nhu cầu thu hút, huy động, sử dụng nguồn vốn FDI là hết sức cần thiết để phát triển kinh tế xã hội và là một trong những giải pháp để cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Hiện nay môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương đã và đang phát sinh những vấn đề bất cập, còn chưa thực sự hấp dẫn do thiếu chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư trong khi đó một số tỉnh khác trong vùng cũng như một số tỉnh trong cả nước đã có chính sách và biện pháp thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Thủ tục hành chính đã có những sự chuyển biến, công khai và minh bạch hơn, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề, còn tình trạng gây phiền hà, bức xúc cho doanh nghiệp. Việc thu hút đầu tư FDI bộc lộ nhiều hạn chế, việc sử dụng các nguồn lực đầu tư còn dàn trải, gây lãng phí. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư chưa cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở mức trung bình khá và đang có xu hướng giảm.

Vì vậy, qua nghiên cứu và phân tích kết hợp giữa điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức, tôi đề xuất lựa chọn giải pháp phù hợp như sau:

- Kết hợp điểm mạnh với cơ hội, giải pháp thích hợp nhất là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.

- Kết hợp điểm yếu và cơ hội, giải pháp thích hợp nhất là: Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực thi công vụ.

- Kết hợp điểm mạnh và thách thức, giải pháp thích hợp là: Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Kết hợp điểm yếu với thách thức, giải pháp thích hợp là: Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp có vốn FDI, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

b) Nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương

Tính đến hết năm 2015, tỉnh Hải Dương đã thu hút được khoảng 6.787 triệu USD vốn đầu tư FDI. Theo phương hướng tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI thì mục tiêu để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, tỉnh Hải Dương xác định phải huy động mọi nguồn lực đầu tư, trong đó huy động nguồn vốn FDI là một trong những giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tỉnh Hải Dương đề ra mục tiêu đến năm 2020 thu hút 10.000 triệu USD nguồn vốn FDI vào tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn FDI phát triển theo quy hoạch. Giải pháp tỉnh Hải Dương thực hiện là ưu tiên thu hút đầu tư từ các quốc gia thuộc nền kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia hoặc các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Tthu hút đầu tư hướng vào lĩnh vực, dự án có giá trị gia tăng cao, tạo nguồn thu tốt cho ngân sách, bố trí hợp lý các dự án trên địa bàn theo nguyên tắc ưu tiên dự án tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết nhiều lao động (nhất là các khu vực còn khó khăn về hạ tầng, tỷ trọng lao động nông nghiệp lớn). Tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 về danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tạm dừng đầu tư trên địa bàn tỉnh. Dự án ưu tiên thu hút đầu tư gồm:

- Lĩnh vực nông nghiệp: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực cây, con giống; ứng dụng công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến nông sản. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

- Lĩnh vực công nghiệp: Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thong tin, công nghệ phụ trợ, các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử như: sản xuất lắp ráp ô tô, kết cấu thép, các thiết bị điện tử, điện lạnh, các thiết bị thông tin viễn thông, máy in, máy fax, vật liệu xây dựng mới, thuốc chữa bệnh cho người. Tập trung thu hút đầu tư vào các KCN, CCN đã quy hoạch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, thuận lợi cho công tác quản lý, tránh tình trạng nhà đầu tư tự lựa chọn vị trí dẫn đến không đảm bảo quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Khuyến khích đầy tư vào lĩnh vực Logistics, du lịch, tài chính, viễn thông, bảo hiểm, tư vấn, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)