Các văn bản, chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 37 - 45)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có

2.2.2. Các văn bản, chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ

Việt Nam

Để quản lý hiệu quả hoạt động các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI, Nhà nước Việt Nam ban hành các Luật, nghị định, thông tư và các chính sách liên quan đến đầu tư FDI tại Việt Nam như sau:

a) Quốc hội ban hành các văn bản pháp lý

- Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014. - Luật Đầu tư năm 2005; Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014.

b) Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị

- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 quy định về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008.

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.

- Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

c) Các Bộ, ngành ban hành quyết định, thông tư, văn bản

- Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKHĐT ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư số số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

- Công văn số 2879/BKH-ĐTNN ngày 04/5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án đầu tư nước ngoài.

2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

a) Tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý, hạ tầng kinh tế-xã hội tương đối thuận lợi, cùng với sự chủ động với xu hướng hội nhập kinh tế nên sau hơn 15 năm tái lập đã có bước chuyển biến theo hướng CNH, HĐH. Tính hết năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 716 dự án, doanh nghiệp có vốn FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 11,4 tỷ USD, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu Đồng bằng Sông Hồng về hấp dẫn FDI. Tỉnh Bắc Ninh không chỉ thu hút được số lượng vốn FDI lớn, các dự án FDI còn được đánh giá cao về chất lượng bởi sự xuất hiện của tập đoàn lớn, thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Sam sung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ)… Các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 67% số dự án và số vốn đầu tư; xây dựng, kinh doanh bất động sản chiếm 14% số dự án và số vốn đầu tư; thương mại, dịch vụ còn rất hạn chế (Nguyễn Hòa, 2015).

Doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Bắc Ninh chính là động lực duy trì, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh: Năm 2005, tăng trưởng kinh tế là 14%,

trong đó khu vực FDI chiếm 5,9%; Năm 2010, tăng trưởng kinh tế là 21%, trong đó khu vực FDI chiếm 30%; Năm 2013, tăng trưởng kinh tế là 38,7%, trong đó khu vực FDI chiếm 64,3%; Năm 2014 là năm rất khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế được giữ vững và tăng nhẹ 0,2% so với năm 2013. Là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh sang công nghiệp, phát triển kinh tế theo CNH-HĐH. Năm 1997, cơ cấu kinh tế mang nặng đặc thù về nông nghiệp, tỷ lệ cơ cấu kinh tế theo ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 44,9%, công nghiệp, xây dựng là 23,7%, dịch vụ là 31,18%; Năm 2005 tỷ lệ tương ứng là (26,2%-459%-27,8%); Năm 2010 tỷ lệ tương ứng là (10,6%-68,4%-21%); Năm 2014 tỷ lệ tương ứng là (5,4%-76%-18,6%). Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do khu vực FDI đóng góp, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu lớn nhất cả nước: Năm 2005 đạt 36,7 triệu USD (chiếm 38,3 tổng kim ngạch trên địa bàn); Năm 2010 đạt 2.442 triệu USD (chiếm 97%); Năm 2014 đạt 23.047 triệu USD (chiếm 99,4%). Nộp ngân sách của khu vực FDI ngày càng tăng: Năm 2005 đóng góp cho ngân sách 81,22 tỷ đồng; Năm 2010 là 519,1 tỷ đồng; Năm 2014 khoảng 4.609 tỷ đồng. Khu vực FDI đã thu hút, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho người lao động: Năm 2010 thu hút khoảng 41.674 người, với mức thu nhập bình quân 32,68 triệu đồng/người/năm; Năm 2013 là 121.243 người, với mức thu nhập bình quân 78,91 triệu đồng/người/năm (Lê Minh Thẩm, 2015).

Những kết quả mà tỉnh Bắc Ninh đạt được trước hết là nhờ sự đồng thuận cao của chính quyền, nhân dân trong toàn tỉnh. Việc tập trung chỉ đạo giải quyết vướng mắc, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp có vốn FDI, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh về thu hút vốn FDI đã có tác động lan tỏa, tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Thành công tỉnh Bắc Ninh đạt được trong thu hút vốn FDI và quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI bởi yếu tố sau:

- Thành lập các tổ chức có chức năng thuộc tỉnh để hỗ trợ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI trong việc triển khai dự án như: Trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến việc làm… Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI, tỉnh Bắc Ninh ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật như: Quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài KCN tại tỉnh Bắc Ninh; Quy định ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; Quy định hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh; Chính sách ưu tiên thu hút các dự

án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai. Nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư với phương châm thực hiện không “xé rào” hoặc cạnh tranh thiếu lành mạnh, tỉnh Bắc Ninh tập trung xây dựng, cải thiện môi trường của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp như: Hỗ trợ về kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đối với doanh nghiệp có số thu hằng năm trên 80 tỷ đồng giai đoạn 2003-2015; Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mô hình công nghệ chất lượng cao; Hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng giao đất sạch cho doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên quan đến việc bao tiêu, chế biến nông sản, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao, chất lượng cao.

- Chỉ đạo sâu sát các cấp, ngành của tỉnh trong công tác lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển thu hút đầu tư và quản lý doanh nghiệp có vốn FDI. Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo việc lập, xây dựng và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành quan trọng như: Giao thông, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thương mại và Du lịch; Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị; Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và phê duyệt đề án đào tạo lao động chất lượng cao.

- Chú trọng công tác quản lý nhà nước đối với dự án, doanh nghiệp có vốn FDI trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương duy trì, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; Nâng cao chỉ số chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh; Áp dụng và triển khai rộng rãi mô hình “Một cửa”, “Một cửa liên thông”“Một cửa hiện đại” tại nhiều sở, ban, ngành liên quan lĩnh vực: xây dựng, đất đai, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp. Hằng năm, chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Thanh tra tỉnh phối hợp với sở, ngành, đơn vị trên địa bàn xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp về các nội dung như: việc triển khai và tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện vốn đầu tư, việc chấp hành pháp luật lao động, bảo vệ môi trường…; Tổ chức đối thoại hoặc gặp mặt các doanh nghiệp có vốn FDI định kỳ hằng năm trên địa bàn tỉnh để trao đổi, nắm bắt tâm tư, kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

- Quan tâm đến công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI. Khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI có nhu cầu về đào tạo, tuyển dụng lao động, UBND tỉnh có chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI được liên kết, hợp tác đào tạo nghề với các trường, trung tâm dạy nghề và ưu tiên tuyển lao động sau liên kết, đào tạo. UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lao động khi đào tạo, tuyển dụng vào làm việc ở các nhà máy của doanh nghiệp có vốn FDI với mức kinh phí hỗ trợ 380.000 đồng/người/tháng đối với người có hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh, thời gian đào tạo không quá 05 tháng.

b) Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung. Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế-xã hội và sự năng động, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo thành phố, Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương có chính sách thu hút vốn FDI và quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI tương đối hiệu quả. Tính đến tháng 5/2015, Đã Nẵng thu hút được 331 dự án, doanh nghiệp có vốn FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3,78 tỷ USD, xếp thứ 17 trên 63 địa phương trong cả nước. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015). Năm 2014, các doanh nghiệp có vốn FDI tại Đà Nẵng đã đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương với giá trị xuất khẩu công nghiệp đạt 11.650 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 12.600 tỷ đồng, đóng góp cho nguồn ngân sách nhà nước khoảng 2.000 tỷ đồng (Võ Duy Khương, 2014). Thành công của Đà Nẵng đạt được trong thu hút vốn FDI và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI bởi các yếu tố sau:

- Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thực hiện xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng, thực hiện cơ chế “Một cửa”

trong qua hệ giữa nhà đầu tư với các cơ quan chức năng, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc hình thành và triển khai dự án; Ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư như: Nhà đầu tư không phải chịu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, giá thuê đất ưu đãi theo hướng giảm giá cho các dự án đầu tư có vốn lớn, thời gian hoạt động dài, đầu tư vào những lĩnh vực địa phương đang có nhu cầu, thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập đối với doanh nghiệp hoạt động trong KCN;

Chính sách đào tạo lao động cho doanh nghiệp; Chính sách đất đai được vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách và có nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, nổi bật là chủ trương “Khai thác quỹ đất tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng”, phương châm thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phương thức thực hiện “Đổi đất lấy hạ tầng và lấy quy hoạch nuôi quy hoạch”... Đà Nẵng quy định rõ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố; Tiền thuê đất được vận dụng linh hoạt, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư về cơ bản theo hướng tạo điều kiện, hỗ trợ nhà đầu tư giảm bớt chi phí đầu vào.

- Đà Nẵng đã chỉ đạo việc lập, xây dựng, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng năm 2010 và đến năm 2020, đặc biệt là với lợi thế là thành phố ven biển có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch. Đà Nẵng đã xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 và đến năm 2020. Với công tác quy hoạch đi trước một bước, việc thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng được thực hiện một cách chủ động, các dự án đầu tư đã thu hút về cơ bản là phù hợp với quy hoạch của thành phố. Hoạt động xúc tiến, thu hút dự án có vốn FDI được tiến hành dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Việc xây dựng kế hoạch giúp cho các cơ quan của thành phố có cơ sở để điều hành, quản lý và chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng đề ra, đồng thời giúp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI xác định được nhu cầu mà thành phố cần kêu gọi đầu tư để tìm hiểu và đầu tư.

- Công tác quản lý nhà nước đối với dự án, doanh nghiệp có vốn FDI tại Đà Nẵng được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, coi trọng tính công khai, minh bạch và các bên cùng có lợi; Thực hiện cải cách hành chính, theo cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” từ thành phố đến quận, huyện và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)