Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 32 - 34)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.4.1. Cơ chế, chính sách và pháp luật

Sau thời gian dài đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế bị cấm vận sau chiến tranh, Đảng, Nhà nước đã có sự đổi mới về tư duy, nhận thức và xác định phải huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, mở đường cho việc hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát triển nền kinh tế trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước. Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Đầu tư thống nhất và sửa đổi năm 2014 áp dụng chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Với Luật này, Việt Nam hướng tới môi trường đầu tư bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau với xu thế hội nhập kinh tế khu vực, thế giới, Việt Nam kiên trì thực hiện lộ trình cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, trong đó Việt Nam coi trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xác định là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế đa thành phần theo cơ chế thị trường.

Luật Đầu tư, quy định của Chính phủ có cam kết không quốc hữu hóa, trưng thu tài sản của nhà đầu tư (trừ trường hợp vì lợi ích công cộng thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường công bằng, thỏa đáng), đảm bảo nguyên tắc mở cửa thị trường phù hợp với lộ trình quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết. Nhà đầu tư thường có tầm nhìn chiến lược dài hạn để có định hướng đầu tư, phát triển lâu dài tại quốc gia có nền thể chế chính trị ổn định. Việc cam kết có lộ trình của nhà nước Việt Nam sẽ tạo cho nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng và đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp được Việt Nam ban hành năm 2005, sửa đổi năm 2014 được áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập dưới sự bảo trợ của luật này, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, bình đẳng trước pháp luật, tiếp cận vốn, đất đai, lao động, hưởng ưu đãi đầu tư như nhau.

Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước ban hành và thực thi quy định của luật pháp là lẽ tất yếu, phù hợp với cam kết quốc tế. Việt Nam xác định đối với nhà đầu tư, yếu tố rủi ro

trong sản xuất kinh doanh là quan trọng và có liên quan đến chính sách ban hành. Vì vậy, Việt Nam luôn đảm bảo tính ổn định quy định pháp luật, chính sách cho nhà đầu tư, nếu những quy định sau ưu đãi hơn trước thì nhà đầu tư được hưởng quy định ưu đãi hơn không tùy thuộc vào văn bản đã ký trước đó.

2.1.4.2. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

Vai trò của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ tại cơ quan QLNN là khâu trọng tâm trong hoạt động quản lý, nhất là trong quản lý đầu tư có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Chủ trương, chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra có được thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng tổ chức, năng lực điều hành, trình độ hiểu biết về luật pháp, khả năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm, sự tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN trong công tác quản lý liên quan đến doanh nghiệp có vốn FDI. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về đầu tư cần được tuyển chọn phù hợp với yêu cầu, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tinh thần tự hào dân tộc, dám hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển của đất nước.

2.1.4.3.Yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn FDI được thành lập, hoạt động tại Việt Nam phải chịu sự điều tiết bởi quy định của pháp luật Việt Nam, loại hình doanh nghiệp này tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước hoặc xuất khẩu sang các quốc gia khác. Doanh nghiệp có vốn FDI có đóng góp tích cực như: giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, phương thức quản lý hiện đại. Ngoài mặt tích cực trên, vẫn còn có doanh nghiệp có vốn FDI có hành vi chuyển giá. Bởi doanh nghiệp này thuộc tập đoàn đa quốc gia, sản xuất chủ yếu ở khâu trung gian trong chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm nên loại hình doanh nghiệp này thường có dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch liên kết thông qua hình thức: góp vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, cho vay vốn sản xuất kinh doanh nhằm tối thiểu hóa về mặt thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

2.1.4.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN, trong đó có cơ quan thuế, hải quan còn có sự lỏng lẻo trong việc xác định về trị giá tính thuế khi doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có vốn FDI theo loại của cơ quan thuế, hải quan còn ít, chưa được thường xuyên, liên tục. Việc thất

thu thuế ở doanh nghiệp chế xuất, hạn chế trong phát hiện chuyển giá của doanh nghiệp có vốn FDI có nguyên nhân từ chính văn bản pháp lý được ban hành. Một số quy định pháp luật đối với doanh nghiệp chế xuất còn thiếu sự thống nhất với quy định của pháp luật thương mại như: việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc xử lý phế liệu, phế phẩm, tài sản thuộc diện cấm nhập khẩu; việc tái xuất tại chỗ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình xuất khẩu…Vì vậy, cơ quan chức năng QLNN cần phối hợp với cơ quan có liên quan để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thương mại đảm bảo tính đồng bộ, giảm thiểu bất cập, phát hiện và xử lý kịp thời dấu hiệu, hành vi chuyển gia của loại hình doanh nghiệp chế xuất nói riêng và doanh nghiệp có vốn FDI nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)