Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong quản lý nhà nước đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 45 - 46)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong quản lý nhà nước đố

nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ những kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI của các địa phương và một số nước trên thế giới, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương như sau:

Thứ nhất, Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân trong toàn tỉnh, tạo sự đồng thuận cao trong việc xác định mục tiêu thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Có thể nghiên cứu thành lập một tổ chức có chức năng thuộc tỉnh là đầu mối để hỗ trợ về đầu tư cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI trong việc triển khai dự án đầu tư.

Thứ hai, Cần nghiên cứu, hoạch định chiến lược trong thu hút vốn FDI vào các ngành nghề mũi nhọn, lĩnh vực cần ưu tiên phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và phát huy lợi thế, thế mạnh tại địa phương. Xác định chiến lược dài hạn trong công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch phát triển đối với các KCN, CCN và hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ nhằm phát triển kinh tế-xã hội mang tính bền vững tại địa phương, ngừng việc chấp thuận dự án có vốn FDI không thuộc quy hoạch KCN, CCN đã phê duyệt.

Thứ ba, Trên cơ sở quy định của pháp luật, tỉnh Hải Dương cần chú trọng đến công tác quản lý nhà nước đối với các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI theo nguyên tắc “công khai, minh bạch, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư”. Vì vậy, tỉnh cần nghiên cứu giải pháp, chế tài mạnh hơn để nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, giảm thiểu giấy tờ không cần thiết, thời gian đi lại, tạo lòng tin cho nhà đầu tư doanh nghiệp có vốn FDI.

Tỉnh cần tổ chức gặp mặt, đối thoại định kỳ hằng quý đối với doanh nghiệp có vốn FDI để tháo gỡ, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc tại doanh nghiệp. Chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh tăng cường phối hợp thực hiện chức năng, quyền hạn theo nhiệm vụ được phân cấp, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để giảm thiểu cho các doanh nghiệp có vốn FDI phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra cùng một thời điểm trong năm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLNN kiên quyết xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp vi phạm quy

định của pháp luật hoặc chuyển giá để trốn thuế nhằm tạo sự công bằng cho các thành phần kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách.

Thứ tư, Xây dựng cơ chế, chính sách về sử dụng, đào tạo, đãi ngộ phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước giải quyết công việc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ công ở các sở, ngành, địa phương. Định hướng, chỉ đạo các trường, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo nghề theo mô hình “Trường, cơ sở đào tạo- doanh nghiệp có vốn FDI- Nhà nước” để cung ứng nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)