Xuất mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ công chức thanh tra tỉnh khánh hoà (Trang 37 - 43)

CHƯ NG 2 : C SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. xuất mơ hình nghiên cứu

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu - Nguồn: Tác giả đề xuất

Tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu về các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên (Mục 2.2 và 2.3); tác giả đề xuất mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa kế thừa từ mơ hình nghiên cứu của Smith và cơng sự (1669); Kovach (1987); Buelens & Broeck (2007), Trong đó, yếu tố Cơng việc thú vị và Công việc ổn định trong mơ hình lý thuyết của Kovach (1987) được thay thế bằng yếu tố Đặc điểm công việc (Bản chất cơng việc) trong mơ hình nghiên cứu của Smith và công sự (1969), đồng thời bổ sung yếu tố Mơi trường làm việc. Vì, nội hàm của Cơng việc thú vị và công việc ổn định được phản ánh trong yếu tố Bản chất cơng việc (Hình 2.1). Trong đó:

H1 Đặc điểm công việc

Cơ hội thăng tiến

Sự ghi nhận

Quan hệ làm việc

Điều kiện làm việc

Môi trường làm việc

Chính sách tiền lương Phúc lợi xã hội Động lực làm việc của cán bộ-công chức H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8

Đặc điểm công việc: là quá trình nghiên cứu nội dung công việc xác

định điều kiện, các nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn khi thực hiện công việc được phân công, các phẩm chất, kỹ năng nhận việc cần thiết phải thực hiện. Trách nhiệm được xây dựng từng bước trên nền tảng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi nhân viên để đảm trách công việc ngày càng tốt hơn.

Giả thuyết H1: Đặc điểm cơng việc có tác động cùng chiều tới động

lực làm việc của cơng chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.

Cơ hội thăng tiến: là một trong những yếu tố đáp ứng những nhu cầu

cấp cao của con người. Thăng tiến chính là cách để khẳng định vị thế trong tổ chức và trước đồng nghiệp, thõa mãn nhu cầu của mỗi con người trong tổ chức.

Giữa cơ quan hành chính nhà nước so với donh nghiệp có sự khác biệt trong thực hiện tiêu chí cơ hội thăng tiến là: cơ quan hành chính nhà nước việc xem xét đề bạt các chức danh lãnh đạo còn phụ thuộc phần lớn vào ý chí của người lãnh đạo mặc dù đã có quy định đánh giá cho từng chức danh cụ thể. Ngược lại trong doanh nhiệp đánh giá năng lực và chọn ra lãnh đạo qua việc điều hành có hiệu quả thực tế của việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Giả thuyết H2: Cơ hội thăng tiến có tác động cùng chiều tới động lực

làm việc của cơng chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.

Sự ghi nhận đóng góp: là kết quả nổ lực hết mình của cán bộ, cơng

chức khi hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được cấp trên công nhận thể hiện, kích thích tinh thần qua việc khen thưởng trước tập thể, đề nghị cấp trên quyết định khen thưởng, xét nâng lương trước hạn đối với sự đóng góp của cá nhân cho cơ quan, đơn vị.

Giả thuyết H3: Sự ghi nhận đóng góp có tác động cùng chiều tới động

Quan hệ làm việc: có nghĩa mối quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ, cơng

chức được hài hịa giúp đở nhau nhằm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

Động lực giúp cho nhân viên luôn luôn cố gắng phấn đấu làm việc chăm chỉ dựa trên mơi trường làm việc hài hịa, chun nghiệp và thoải mái, khơng có những áp lực ảo do khả năng sắp xếp và giải quyết công việc một cách kém cõi thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa những người đồng cấp góp phần tạo nên mơi trường thân thiện, hiệu quả.

Giả thuyết H4: Quan hệ cơng việc có tác động cùng chiều tới động lực

làm việc của cơng chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.

Điều kiện làm việc: có góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất

làm việc đối với người lao động; tạo cho họ cảm giác được mọi người quan tâm về vật chất và tinh thần để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, là một trong những tiêu chí mà người lao động quan tâm khi được cơ quan nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch công chức.

Tác giả Herzbeg nhận thấy kết quả làm việc của nhóm khơng bị tác động lớn bởi điều kiện làm việc có xu hướng cải thiện. Ngược lại nếu điều kiện làm việc có xu hướng xấu đi thì lại tác động xấu đến kết quả làm việc. Tiếp đến là điều kiện làm việc dù được cải thiện khá rõ nét tuy nhiên kết quả của nó tác động đến hiệu quả làm việc tốt lên là không đáng kể.

Giả thuyết H5: Điều kiện làm việc có tác động cùng chiều tới động lực

làm việc của công chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.

Trong hầu hết các cơ quan cơng lập, mơi trường làm việc tốt đẹp sẽ tạo nên chất lượng tốt hơn và tạo được hiệu quả hoạt động cũng được tốt hơn. Môi trường làm việc tốt, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, trang thiết bị

đầy đủ, đồng chí, đồng nghiệp đồn kết, lãnh đạo gương mẫu, cơng bằng, dân chủ tạo động lực làm việc, là môi trường tốt để cơng chức pháp huy năng lực và hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Giả thuyết H6: Mơi trường làm việc có tác động cùng chiều tới động

lực làm việc của cơng chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.

Chính sách tiền lương và phúc lợi: được cán bộ, công chức quan tâm hàng đầu, là động lực, là mục tiêu để họ quyết định gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhưng chính sách tiền lương như hiện nay, được nhận định là thấp sẻ khó thu hút được nhân tài về công tác ở cơ sở. So với chính sách tiền lương cũng như khen thưởng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài so với cơ quan nhà nước thì có sự chênh lệch khá lớn dẫn đến tình trạng

“chảy máu chất xám” từ những cơ quan nhà nước ra bên ngoài. Vì vậy, chính

sách tiền lương, phúc lợi xã hội cần được quan tâm, có hoạch định dài hạn để ổn định cuộc sống. Đồng thời nâng động lực làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Giả thuyết H7: Chính sách tiền lương có tác động cùng chiều tới động

lực làm việc của cơng chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.

Giả thuyết H8: Phúc lợi xã hội có tác động cùng chiều tới động lực

TÓM TẮT CHƯ NG 2

Chương này, giới thiệu tổng quan sơ lược về tỉnh Khánh Hòa, giới thiệu một số khái niệm về cán bộ, công chức, khái niệm về động lực làm việc của cán bộ công chức; mối quan hệ giữa động lực phụng sự công và động lực làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và một số học thuyết về động lực làm việc; đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giải thuyết nghiên cứu về động lực làm việc.

Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu kế thừa mơ hình nghiên cứu của Smith và cơng sự; Kovach (1987); Buelens & Broeck (2007), gồm 8 yếu tố: (1) Đặc điểm công việc, (2) Cơ hội thăng tiến, (3) Sự ghi nhận, (4) Quan hệ làm việc, (5) Điều kiện làm việc (6) Môi trường làm việc, (7) Chế độ tiền lương, (8) Chính sách phúc lợi xã hội; lập các giải thuyết nghiên cứu. Chương tiếp theo, tác giả sẻ giới thiệu phương pháp nghiên cứu, thiết kế mẫu, thiết kế thang đo, sau đó đi vào phương pháp phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ công chức thanh tra tỉnh khánh hoà (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)