CHƯ NG 2 : C SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm
2.2.1. Thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow (1943)
Nhà nghiên cứu Maslow (1943) cho rằng các mong muốn được thỏa mãn của con người được hình thành và được bố trí vào các vị trí và thời điểm nhất định của một đời người. Theo ơng con người có năm nhu cầu như: Nhu cầu về sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu xã hội; Nhu cầu được kính trọng, Nhu cầu tự khẳng định bản thân.
Maslow cho rằng một khi một nhu cầu nào đó của con người đã được thỏa mãn thì kéo theo động lực để người ta tiến đến nhu cầu đó cũng tiến về 0. Vì vậy, sau khi được thỏa mãn một nhu cầu này thì người ta tiến đến tìm kiếm một nhu cầu cao hơn và lại bắt đầu cần thiết phải tạo ra một động lực mới để đáp ứng cho nhu cầu mới đó. Và cứ thế mà các nhu cầu lần lượt xếp chồng lên nhau tương ứng với các động lực xếp chồng lên nhau tạo thành hình tháp có tên là tháp nhu cầu Maslow.
Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã có một nội hàm quan trọng đối với các nhà quản trị đó là, muốn tạo ra được động lực cho nhân viên thì nhà quản trị nguồn nhân lực phải đắc nhân tâm và dùng các phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, quan sát,… để định vị xem nhân viên hay lớp nhân viên đang ở bậc nào, giai đoạn nào trong tháp nhu cầu của Maslow. Sau khi các số liệu về nhân viên được xem xét phân tích, kết quả sẽ hỗ trợ ra quyết định giúp cho các cấp quản lý điều hành, sở hữu đưa ra được các chính sách với một khẩu vị rủi ro phù hợp với từng nhân sự sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của nhân sự vừa giữ chân được họ một cách lâu dài để giúp đạt được các mục tiêu kinh doanh hoặc phát triển của tổ chức, đơn vị.