Kết quả nghiên cứu cho thấy Chính sách phúc lợi xã hội là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến động lực làm việc của cán bộ công chức thanh tra tỉnh Khánh Hòa với hệ số β = 0,185, và được cán bộ công chức đánh giá yếu tố này ở mức trung bình khá, giá trị trung bình (Mean) = 4,0. Vì vậy, các nhà lãnh đạo, quản lý cần:
Quan tâm đến chế độ phúc lợi xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm hàng đầu là tạo động lực và là mục tiêu để họ quyết định gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị.
“Khi làm việc tốt, những đóng góp của cán bộ, công chức được tổ chức và cấp trên công nhận bằng nhiều hình thức khác nhau” như: Biểu dương, khen thưởng, giao công việc thử thách hơn hoặc giao quyền nhiều hơn. “Khen thưởng và công nhận thành tích của người làm việc xuất sắc không chỉ mang tính chất động viên, đánh giá cá nhân về vật chất và tinh thần, mà còn khuyến khích các cá nhân khác cố gắng noi theo tấm gương của những cá nhân thành công để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, để thực hiện tốt biện pháp này, cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động. Đó cũng là cơ sở để đảm bảo công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức, tránh tâm lý chán nản, mất động lực làm việc của cá nhân làm việc tốt và tâm lý ỷ lại của các cá nhân có hiệu quả làm việc thấp.
Ngoài chế độ tiền lương, phúc lợi xã hội là một trong hai nhân tố quan trọng nhất trong công tác tăng cường động lực làm việc cho cán bộ, công chức thanh tra tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình thực hiện cần được tập trung làm đúng, làm kịp thời, đảm bảo tính công bằng, hợp tình, hợp lý cho cán bộ, công chức không phân biệt đối xử. Khi nhu cầu này được đáp ứng, phù hợp
thì cán bộ, công chức mới yên tâm để làm việc và cống hiến hết sức mình cho tổ chức mà họ đang công tác.