Thuyết hai yếu tố của F Herzberg (1959)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ công chức thanh tra tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 27)

CHƯ NG 2 : C SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.2. Thuyết hai yếu tố của F Herzberg (1959)

Nhà nghiên cứu người Mỹ - Herzberg – đã xây dựng thuyết 2 yếu tố trên cơ sở khảo sát mẫu các đối tượng lực lượng lao động trong lĩnh vực kỹ sư và tài chính kế tốn. Herzberg triển khai mẫu phỏng vấn có nội dung chủ yếu về công việc của các đối tượng nêu trên để phát hiện ra các yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong quá trình làm việc. Herzberg đã thu được kết quả là hai nhóm có ảnh hưởng trái chiều nhau đối với công việc. Cụ thể như trong bảng sau:

Bảng 2.1: Các yếu tố duy trì và tạo động lực của tác giả Herzberg

Yếu tố tạo động lực Yếu tố duy trì

Thành quả lao động Các nội quy, quy định và chính sách của cty

Khả năng thừa nhận Khả năng giám sát

Triển khai công việc Tạo mối quan hệ

Tinh thần trách nhiệm Môi trường và điều kiện làm việc

Sự thăng tiến Lương bổng và phúc lợi

Nguồn: Herzberg (1959)

Herberg cho rằng hai yếu tố “thỏa mãn” và “không thỏa mãn” là hai yếu tố sẽ là 2 yếu tố tạo động lực, cịn “bất mãn” và “khơng bất mãn” là hai yếu tố tạo nên tính duy trì. Trong đó, “thỏa mãn” và “bất mãn” không được xem là đối lập nhau.

Mặc dù có cố gắng để điều chỉnh các nguyên nhân dẫn đến sự “bất mãn” thì cũng khơng thể hình thành sự “thỏa mãn” được và ngược lại, dù có gia tăng các yếu tố để gia tăng sự “thỏa mãn” thì cũng khơng thể triệt tiêu được những “bất mãn”. Từ đó, nhà quản trị nguồn nhân lực muốn phát triển bền vững đội ngũ cán bộ nhân viên thì bước 1 phải làm đó là làm triệt tiêu

những bất mãn của nhân viên trước, bước 2 là tạo ra mơi trường giúp đỡ nhân viên có được những thỏa mãn nhất định trong cuộc sống và cơng việc.

Nội hàm lý thuyết của Herzberg đó là, nhà quản trị nguồn nhân lực cần thực thi các giải pháp để tăng các yếu tố duy trì rồi thì mới tiến hành các biện pháp tạo động cơ làm việc cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Có sự hốn đổi vị trí giữa yếu tố duy trì và yếu tố tạo động lực qua quá trình và thời gian diễn ra và tùy thuộc vào nhân sinh quan của mỗi cá nhân khi tiếp nhận và cảm nhận các yếu tố có tính tương hỗ này. Vấn đề là nhà quản trị nhân lực cần phải luôn thúc đẩy và tạo ra sự đa dạng phong phú trong cơng việc để nhân viên có thể có những cảm nhận hốn đổi một cách phù hợp giữa hai yếu tố này.

Có thể tóm tắt và kết luận về thuyết của Herzberg rằng là nhà quản trị nhân lực cần thông qua hai giai đoạn của một quá trình là triệt tiêu các bất mãn và tạo động lực để nhân viên gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của cán bộ công chức thanh tra tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)