CHƯ NG 3 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair & cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Trong khi đó theo Gorsuch (1983) trường hợp phân tích hồi qui kích thước mẫu cần ít nhất 200 quan sát. Cịn theo quy tắc kinh nghiệm, thì mẫu nghiên cứu có kích thước càng lớn càng tốt.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyết tính bội. Mơ hình nghiên cứu có 8 biến độc lập; 1 biến phụ thuộc được đo lường bằng 38 biến quan sát. Vì thế, tác giả quyết định xác định kích thước mẫu được theo Hair và cộng sự (1998) n ≥ 190 (38x5).
Tuy nhiên, để đạt được kích thước mẫu ngày sau khi trong quá trình thu thập dữ liệu và loại bỏ các phiếu khảo sát khơng đạt u cầu (có nhiều ơ bỏ trống, hoặc cùng trả lời vào một ô), tác giả quyết định phát ra 217 phiếu khảo sát (= 190 x130%) để phỏng vấn cán bộ, cơng chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa.
3.3.2. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi vấn cán bộ, công chức thanh tra tỉnh Khánh Hịa có ít nhất
02 năm kinh nghiệm, vị trí từ cơng chức đến lãnh đạo quản lý được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Nội dung bảng câu hỏi gồm 2 phần chính
Phần 1: Gồm những câu hỏi được thiết kế từ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức thanh tra tỉnh Khánh Hòa.
Phần 2: Gồm những câu hỏi nhằm thu thập thơng tin nhân khẩu học về nhân viên: Giới tính, thu nhập, học vấn, chức vụ ...
Kết quả khảo sát, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ơ thiếu thơng tin, hoặc được đánh giá cùng một mức điểm, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0
Tập dữ liệu sau khi làm sạch, được đưa vào kiểm tra tính phân phối của mẫu thơng qua các chỉ số Skewness và Kurtosis, trước khi áp dụng các kỹ thuật định lượng bằng phương pháp phân tích phương sai để ước lượng các tham số trong quá trình kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.