Đánh giá môi trường chính sách vĩ mô về quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 71)

lượng

1 2 3 4 5 ĐTB

1. Mức đầy đủ của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính

sách về thu chi tài chính

50 0 11 17 22 3,22

2. Mức đồng bộ của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế

chính sách về thu chi tài chính

50 0 16 12 22 3,12

3. Mức hợp lý của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính

sách về thu chi tài chính

50 8 7 20 12 3 2,90

4. Tính khả thi của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính

sách về thu chi tài chính

50 1 9 12 28 3,34

5. Tác dụng kích thích của các cơ chế chính sách về thu chi tài chính

50 2 8 11 27 2 3,38

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả, 2017; Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là tốt nhất

Qua kết quả trên cho thấy: 50 người được điều tra đánh giá cao tiêu chí "Tác dụng kích thích của các cơ chế chính sách về thu chi tài chính đối với Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình " xếp thứ nhất có điểm trung bình là 3,38. Tiêu chí xếp thứ

tự cuối cùng là "Mức hợp lý của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính sách

về thu chi tài chính" xếp thứ 5 có điểm trung bình 2,90 cho thấy mức độ hợp lý của các văn bản, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập. Điều này không chỉ là thực trạng

chung củaQuảng Bình mà là trên toàn quốc.

2.3.2.4. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý về hoạt động tài chính

Để đánh giá năng lực nội sinh của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình, tác giả đã sử dụng bảng hỏi. Cũng bằng thang đo từ 1 đến 5 để đánh giá trìnhđộ năng lực

của Trung tâm, kết quả trả lời từ 50 cán bộ cho thấy, năng lực bộ máy của Trung

tâm hiện nay còn rất thấp, không có ý kiến nào đánh giá đạt được điểm từ 4 đến 5. Điểm bình quân các tiêu thức đưa ra cao nhất mới đạt 2,58, cận dưới của mức trung

bình, đặc biệt thấp là tính hợp lý của bộ máy quản lý và tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính và đào tạo ở mức yếu; tính chuyên nghiệp của cán

bộ quản lý tài chính đơn vị cơ sở ở cận dưới của mức trung bình.Đây là vấn đề cần

có biện pháp để sắp xếp lại bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ và tính

chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm. Xem bảng 2.15.

Bảng2.15. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý về hoạt động tài chính của

Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình hiện nay

Nội dung Số

lượng

1 2 3 4 5 Trung bình

1. Tính hợp lý của bộ máy quản lý tài

chính và đào tạo đơn vị

50 3 22 25 2,44

2. Tính chủ động sáng tạo của đội ngũ

cán bộ quản lý tài chính và đào tạo

50 5 16 29 2,48

3. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ

cán bộ quản lý tài chính đơn vị

50 0 23 27 2,54

4. Mức độ đa dạng hóa nguồn thu tài chính của đơn vị

50 0 21 29 2,58

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sátcủa tác giả, 2017; Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là tốt nhất

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnhQuảng Bình

2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong quá trình xây dựng và phát triển, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cao

trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, cùng với việc triển khai tích cực và đồng bộ

nhiều giải pháp, Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình qua các năm; quy mô đào tạo được duy trì và phát triển, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu và tạo cơ hội cho

nhiều người. Tính đến nay, Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bìnhđã liên kết với nhiều trường Đại học trên cả nước tổ chức đào tạo trình độ Đại học cho gần 12.000 HV;

bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho gần 14.000 lượt người, góp phần bổ

sung vào nguồn nhân lực có trình độ cao trên nhiều lĩnh vực cho tỉnh. Hầu hết HV

tốt nghiệp ra trường đều được các đơn vị đánh giá cao việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phục vụ

sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Bình.

Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được một tập thể thực sự đoàn kết, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CB, GV, NV không ngừng được cải thiện; CSVC, trang thiết bị dạy học và các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động LKĐT của Trung tâm liên tục được tăng cường, môi trường giáo dục lành mạnh, an ninh trật tự và an toàn luôn được giữ vững.

Vị thế và uy tín của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đối với các cấp lãnh

đạo trong tỉnh và các cơ sở LKĐT ngày càng được khẳng định, Trung tâm GDTX

tỉnh Quảng Bình thực sự là địa chỉ tin cậy của người học.

Ghi nhận những thành tích xuất sắc đó, trong nhiều năm liên tục Trung tâm

GDTX tỉnh Quảng Bình đều đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được Sở GD&ĐT, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều Giấy khen,

Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc và đặc biệt năm 2013 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba; Chi bộ luôn đạt “Trong sạch vững mạnh” và Công

đoàn đạt “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”.

Về công tác quản lý tài chính đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện chất lượng

công tác quản lý tài chính, vì thế công tác quản lý tài chính ngày càng được chú

trọng. Có thể khái quát một số kết quả mà Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đã

đạt đượctrong hoàn thiệncông tác quản lý tài chínhnhưsau:

Ngay khi được Nhà nước đưa vào danh sách đơn vị thực hiện lộ trình tự chủ tài chính, đơn vị đã thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, công tác rà soát, sửa đổi, hoàn thiện nội dung của Quy chế chi tiêu được thực hiện hàng năm. Trung tâm đã thực hiện nhiều chính sách đột phá để kích thích lao động thực hiện phát

triển quy mô, từ đó duy trì ổn định nguồn thu trong tình trạng khó khăn và cạnh

tranh gay gắt tuyển sinh đào tạo và liên kết đào tạo trên địa bàn.

Trung tâm đã có biện pháp kiểm tra, giám sát quản lý nội bộ như xây dựng

các tiêu chuẩn định mức, chi phí... từ đó tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động giáo dục, đào tạo.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong phát triển quy mô nguồn thu, nhưng trong

những năm qua Trung tâm luôn chú trọng công tác tuyển sinh và mở rộng quy mô

để tăng nguồn thu của đơn vị, tác giả cũng đãđi điều tra khảo sát các đơn vị đào tạo

công lập. Kết quả điều tra cho thấy, hơn86% cán bộ từ các cơ sở đào tạo và quản lý đánh giá nguồn thu tài chính trong những năm qua của đơn vị tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là tăng do quy mô tuyển sinh (34%) và tăng học phí (26%).

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, nguồn tài chính của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Nguồn kinh phí do

Trung tâm tự huy động còn thấp, chưa có kế hoạch, định hướng về các nguồn có thể

khai thác, nguồn thu ngoài NSNN chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên,

tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập cho viên chức, lao động.

Thứ hai, chi cho con người còn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm, chính sách phân phối thu nhập tăng thêm (thu nhập ngoài lương do Nhà nước chi trả) vẫn mang tính chất cào bằng giữa các nhóm đối tượng theo cấp bậc chức vụ,

chi trả dàn đều hàng tháng theo hệ số đãđược quy định và mức chi trả tính trên một

hệ số được tính toán điều chỉnh 01 (một) năm một lần. Chưa có cơ chế chia thu

nhập theo năng suất lao động, ngườilàm nhiều, người làm ít không có sự khác biệt, nên chưa tạo động lực làm việc cho người lao động.

Thứ ba, việc khai thác các nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch, định hướng về các nguồn có thể khai thác và phương thức sửdụng các nguồn thu. Điều này làmảnh hưởng đến việc huy động nguồn thu

ngoài ngân sách của Trung tâm. Vì vậy, việc nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên còn hạnchế.

Thứ tư, chênh lệch thu chi hàng năm còn ít, nên việc trích lập các quỹ còn hạn chế: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng đáng kể

nhu cầu chi bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị,

nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường cho hoạt động đào tạo, đào tạo

lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên; việc trích lập các quỹ

khác cũng rất hạn chế và nhất là việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo

viên còn chưa đáng kể.

Thứ năm, chưa có kế hoạch thường xuyên về công tác kiểm tra, quản lý tài sản: Công tác kiểm tra chưa được chú trọng, công tác bảo quản tài sản về thủ tục

hành chính còn rườm rà chưa đúng quy trình, quy định hồ sơ chứng từ còn thiếu

thốngnhất,hợp đồng chưa có tính pháp lý cao.

2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân về môi trường chính sách vĩmô:

Nhà nước đã có quy định về chế độ tự chủ theo 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công nói chung và Trung tâm GDTX tỉnhQuảng Bình nói riêng theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ- CP còn nhiều bất cập. Việc triển khai thực hiện còn chậm đổi mới, vẫn nặng tư duy

bao cấp, chưachủ độnghuyđộngvà sửdụnghiệu quảcác nguồn lực.Khi triển khai

thực hiện còn nhiều bất cập, đó là sự lúng túng về xây dựng các văn bản các tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động của đơn vị khi được

giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhiều đơn vị còn trông chờ vào nguồn

NSNN cấp.

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối

với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị chưa được tự

quyết định về biên chế, cơ quan chủ quản vẫn giao chỉ tiêu biên chế cho đơn vị sự

nghiệp, đã làm hạn chế tính tự chủ của đơn vị; có các trường hợp giao nhiều biên chế, bộ máy cồng kềnh trong khi nguồn thu của đơn vị không tăng, dẫn đến hiệu

quả sử dụng lao động không cao, thu nhập tăng thêm bị ảnh hưởng,…

Để đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị

sự nghiệp công lập. Quy định này có một số điểm mới so với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên việc áp dụng Nghị định 16/2015/NĐ-CP còn chậm, chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện.

Hệ thống văn bản pháp luật về tài chính của Nhà nước liên tục được sửa đổi

nên việc theo dõi, nắm bắt kịp các thông tin đã khó, việc hiểu và vận dụng đúng chế

tạo công, nhưng Nhà nước lại quy định về mức thu học phí, lệ phí,…Vì vậy, gây

khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho hoạt động của đơn vị. Hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về thu chi tài chính còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa hợp lý và chưa có tính kích thích đối với đơn vị đào tạo cônglập.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ tình hình phát triển thị trường của Trungtâm:

Do xu hướng đào tạo không chính quy đã tương đối bão hòa trong lực lượng

cán bộ viên chức, cộng với việc chồng chéo của nhiều cơ sở tham gia đào tạo Đại

học hệ không chính quy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nên nguồn tuyển sinh bị phân tán, không huy động đủ chỉ tiêu để mở lớp đào tạo, nhiều lớp phải trả lại hồ sơ

dự tuyển. Mặt khác,trong xã hội còn có nhận thức chưa đúng về chất lượng đào tạo

theo hình thức GDTX; nhiều cơ quan, đơn vị chưa công bằng trong việc tuyển dụng lao động giữa người tốt nghiệp Đại học theo hệ chính quy và hệ không chính quy.

Điều kiện KH - XH của tỉnh chưa phát triển mạnh, đời sống của nhân dâncòn gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu học tập nâng cao trìnhđộ của

mọi người. Trung tâm chưa có nhiều giải pháp hiệu quả trong việc thu hút tuyển sinh đào tạo, phát triển quy mô và nguồn thu.

Nguyên nhân về năng lực tổ chức quản lý nội bộ của Trung tâm:Nhìn chung Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đang trong quá trình chuyển giao thế hệ, một

mặt là những cán bộ, giáo viên nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm công tác, tuy nhiên

tư duy quản lý, làm việc cũ kiểu thời bao cấp vẫn còn nên chưa thích ứng tốt với sự

phát triển của xã hội, mặt khác là thế hệ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo nhưng còn thiếu kinh nghiệm làm việc. Điều đó dẫn đến năng lực tổ chức quản lý nội bộ của

Trung tâm còn có những hạn chế nhất định. Công tác xây dựng các quy định về

quản lý tài chính chưa hoàn thiện, quy chế chi tiêu nội bộ còn nhiều bất cập, xây

dựng định mức chi tiêu nội bộ chưa sát với thực tế. Chưa xây dựng được tiêu chí

đánh giá mức độ hoàn thành công việc dẫn đến việc chi trả thu nhập tăng thêm mang tính cào bằng, người làm nhiều, làm tốt chưa được hưởng nhiều hơn người làm ít, làm chưa tốt.

Tổchức nhân sự Phòng Tổ chức - Hành chính còn hạn chế, Trưởng phòng là

cán bộ khôngđược đào tạo chuyên môn vềtài chính và chưacó kinh nghiệm, kiến

thức về quản lý tài chính, Phó Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng, việc tổ chức

nhân sự chưa khoa học dẫn đến khó khăn trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ. Mặt

khác, Phòng Tổ chức- Hành chính được quy định chức năng, nhiệm vụ như là một

phòng làm nhiệm vụ tổng hợp, thiếu sự chuyên sâu về quản lý tài chính kế toán như

làm công tác Hành chính quản trị, thực hiện xây dựng và bảo vệ kế hoạch đào tạo hàng năm với các cấp ngành địa phương, làm toàn bộ các báo cáo của Trung tâm

với cấp trên kể cả các báo cáo không thuộc chuyên môn về kế hoạch, tài chính, các nghiệp vụ về xây dựng cơ bản mặc dù đã có Ban quản lý dự ánriêng.

Năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán tại Trung tâm chưa đều, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, chưa am hiểu sâu về công tác quản lý tài chínhở đơn vị. Trong khi đó, kế toán viên chưa thực sự nỗ lực tự học tập, cập nhật

kiến thức mới,... nên còn nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác chuyên môn.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã nêu những nét khái quát cơ bản về đặc điểm về

lịch sử, truyền thống, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng

Bình; về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm; khảo sát thực trạng hoạt động quản

lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình. Qua phân tích số liệu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)