Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 41)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta

nước ta

1.4.1. Thực tiễn quản lý tài chính của một số Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh

1.4.1.1. Thực tiễn quản lý tài chính của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnhPhú Yên

Trung tâm GDTX tỉnh Phú Yên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú

Yên. Là một đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính với tổng số cán bộ viên chức, nhân viên, người lao động là 36 người. Bộ máy tổ chức gồm Ban Giám đốc, 3

phòng chuyên môn, 01 Trung tâmđào tạo chứng chỉ Anh ngữ chuẩn Quốctế và 01

trường tiểu học bán trú.

- Nhiệm vụ của Trung tâm:

+ Tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học, từ

xa các cấp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;

+ Tổ chức và liên kết tổ chức các chương trình bồi dưỡng và dạy văn hóa phổ

thông (hệ GDTX THPT); bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ chuyên môn cho đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên toàn ngành Giáo dục & Đào tạo;

+ Đầu tư và phát triển việc dạy và thi chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế của Đại

học Cambridge cho các cấp học;

+ Tổ chức chiêu sinh, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và giảng dạy chương trình Tiểu học 2 buổi/ngày của Bộ GD&ĐT nhằm phát triển toàn diện học sinh phù hợp

với độ tuổi và cấp học.

Quá trình xây dựng và phát triển, Trung tâm GDTX tỉnh Phú Yên đã liên kết đào tạo các cấp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có 3.134 học viên theo học hàng năm; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và văn hóa phổ thông; đào tạo tiếng Anh chuẩn Quốc tế cho thiếu nhi, bình quân 635 học viên/tháng; học sinh

tiểu học bán trú bình quân 50 họcsinh/2 lớp/năm.

- Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị:

Đơn vị được giao thực hiện tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 từ năm 2003 đến nay. Trong quá trình thực hiện cơ

chế tự chủ về tài chính đơn vị luôn đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên,

ổn định thu nhập về lương và các chế độ, chính sách của Nhà nước cho CB, GV, NV.

Nguồn thu của đơn vị chủ yếu từ nguồn thu sự nghiệp. Trung tâm đã xây dựng quy chế chi tiêu bộ để thực hiện các quy định, định mức chi tiêu.

+ Nguồn thu sự nghiệp: Trung tâm đã chủ động xây dựng nội dung, định mức

thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp chi và có tích lũy. Việc xây dựng cụ thể

chi tiết cho từng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra được sự công bằng cho người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân cào bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao được hưởng cao.

+Đơn vị đã xây dựng đượcquy chế thưởng phạttrong việcsửdụngtiết kiệm chi phí, đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn tốt đúng chuyên môn, có quy định cơchếchi chongườilaođộngrõ ràng, công khai minh bạch.

1.4.1.2. Thực tiễn quản lý tài chính của Trung tâmGDTX tỉnhBắcNinh

- Trung tâm GDTX tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnhBắc

Ninh với tổng số biên chế được giao là 31 người. Tổ chức bộ máy gồm Ban Giám

đốc,3 phòng chức năng và một tổGDTX.

- Nhiệm vụ của Trung tâm:

+ Tổ chức thực hiện các chương trình Giáo dục và đào tạo như: Chương trình GDTX cấp THPT;

+ Liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình đào tạo cấp bằng tốt

nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;

+ Phối hợp với các Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho người lao động theo các chuyên đề;

+ Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ và các lĩnh

vực khác cho cán bộ và người lao động theo nhu cầu của người học.

Qua hơn 20 năm xây dựng, Trung tâm đã liên kết với nhiều trường đại học đào tạo trên 5.000 cử nhân; tổ chức hàng trăm lớp hệ GDTX cấp THPT với 3.200

học viên; phối hợp tổ chức cáclớp bồi dưỡng ngắn hạn cho trên 3.000 học viên. - Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị:

Trung tâm GDTX tỉnh Bắc Ninh là một đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo

một phần kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 từ năm 2006 đến nay.Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đơn vị luôn đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định thu nhập về lương và các

chế độ, chính sách của Nhà nước chocán bộ, giáo viên, nhân viên.

Nguồn thu của đơn vị bao gồm hai nguồn: nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Trung tâm đã xây dựng quy chế chi tiêu bộ để thực hiện các quy định, định mức chi tiêu.

+ Đối với nguồn Ngân sách Nhà nước cấp, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định.

+ Nguồn thu sự nghiệp: Trung tâm đã chủ động xây dựng nội dung, định mức

thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp chi và có tích lũy. Việc xây dựng cụ thể

chi tiết cho từng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra được sự công bằng cho người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân cào bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao được hưởng cao.

+ Đơn vị đã xây dựng được các mức khoán như tiền văn phòng phẩm, cước điện thoại, xăng xe... đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Xây dựng được định hướng phát triển Trung tâm hướng tới tự chủ hoàn toàn kinh phí. Xây dựng được hệ

thống, bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

1.4.1.3. Thực tiễn quản lý tài chính của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnhThanh Hóa

- Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Thanh Hóa với tổng số biên chế được giao là 44 người. Bộ máy tổ chức gồm Ban Giám đốc và 4 phòng chuyên môn.

- Nhiệm vụ của Trung tâm:

+ Liên kết đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho Cán bộ Quản lý giáo dục các

bậc học Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở;

+ Liên kết các trường Đại học, các học viện đào tạo nhân lực có trìnhđộ Đại

học và sau đại học.

+ Đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.

+ Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông và Trung tâm GDTX.

Qua thời gian xây dựng và phát triển, Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đã mở được 125 lớp liên kết đào tạo Đại học, 17 chuyên ngành sau đại học. Hàng năm

trực tiêp đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho hơn 400 cán bộ quản lý trường học

trong tỉnh. Đào tạo tiếng Anh, Tin học ngoài giờ 40 lớp với 1.550 học viên. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức, quản lý và phục vụ các lớp bồi dưỡng chuyên môn của ngành GD&ĐT với gần 10.000 lượt người tham gia. Đón tiếp và phục vụ hàng năm

400 giáo viên của 11 huyện miền núi trong tỉnh nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn (cơ sở 2

của Trung tâm) theo chế độ ưu đãi của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị:

Đơn vị được giao thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 từ năm 2006 đến nay.

Nguồn thu của đơn vị bao gồm hai nguồn: nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp.

+ Đối với nguồn Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí thưc hiện tự chủ và không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định đã thưchiện

tốt các khâu (từ khâu lập kế hoạch đến khâu quyết toán).

+ Nguồn thu sự nghiệp: Đơn vị đã huyđộng tối đa các nguồn thu, hạch toán

rất chi tiết, các khoản thu được theo dõi rất chặt chẽ từ khâu lên kếhoạch nguồn. + Đơn vị xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ trong đó quy định rõ về thu

chi tài chính, kế hoạch và cách thức kiểm tra giám sát nội bộ. Quy định về chi tăng

thu nhập rấtrõ ràng theo phươngchâm người làm nhiều thìhưởng nhiều không có

tính cào bằng đã tạo được sự nhiệt tình tin cậy của người lao động. Trong nhiều năm qua đơn vị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nguồn thu tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó có các hình thức thưởng phạt nghiêm minh, tạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức góp phần tiết kiệm nguồn kinh phí cho đơnvị.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lýtài chính cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnhQuảng Bình

Thứ nhất, phải chủ động xây dựng mức thu, nội dung và định mức chi dựa trên khung quy định của Nhà nước và các được mức đó được thể hiện trong quy chế

chi tiêu nội bộ. Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình cần xây dựng Bộ quy chế và thực hiện các giải pháp cụ thể, đúng quy định, phù hợp với đơn vị như: Ban hành

Quy chế chi tiêu nội bộ, áp dụng các định mức chi phí, tiếp khách, văn phòng phẩm… từ đó tiết kiệm chi phí.

Thời gian qua Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình còn lúng túng trong việc

xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt, nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo sự đóng góp của từng cá

nhân; chi trả thu nhập ở đơn vị vẫn mang tính cào bằng. Tiền thu nhập tăng thêm,

khen thưởng, phúc lợi chưa trở thành động lực khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi.

Trung tâm chưa xác định rõ cơ cấu nguồn thu và khả năng tự đảm bảo chi thường xuyên để làm cơ sở xác định chính xác mức hỗ trợ từ NSNN; Khi lập dự

toán thu - chi NSNN chưa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toán với số thu

thấp hơn với số thực thu năm trước, nội dung chi cao hơn để được tăng hỗ trợ từ NSNN nhưng không có thuyết trình và giải thích hợp lý…

Thứ hai, các quyền lợi của người lao động được thực hiện công bằng, người

nào làm nhiều thì hưởng nhiều, hiệu quả cao thì hưởng cao... tạo sự công bằng, đoàn kết trong tập thể và khuyến khích người lao động năng động, tìm kiếm nguồn

thu chongườilaođộng.

Thứ ba, cần phải ban hành các quy định, văn bản đồng bộ với công tác quản

lý tài chính: như quy định về việc sử dụng các mức khoán; quản lý,sử dụng tài sản;

quy định thưởng phạt về việc sử dụng chi phí và nguồn thu...

Thứ tư, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Trung tâm GDTXtỉnhQuảng Bình.

Thứ năm,đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi để nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thứ sáu, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán để làm tốt công tác tham mưu và làm hiểu rõ các nội dung về công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng quy định.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về các khái niệm, đặc điểm, vai trò và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Từ việc phân tích và hệ thống hóa những

vấn đề khoa học về quản lý và làm rõ những nội dung của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập kết hợp với phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản

lý tài chính, đó là cơ sở lý luận để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá

trình đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh

Quảng Bình ở chương 2. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản

lý tài chính theo quy trình khoa học ở chương 3, góp phần làm cho Trung tâm vận hành theo đúng quy luật khách quan, đảm bảo nguồn tài chính phát triển theo hướng

bền vững.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM

GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về Trung tâmGiáo dục thường xuyên tỉnhQuảng Bình

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình là một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống

giáo dục quốc dân, được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-UBND, ngày 10/01/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình thực hiện chức năng theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban

hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX. Trung tâm GDTX tỉnh

Quảng Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; đơn vị trực tiếp

quản lý, chỉ đạo là Sở GD&ĐT Quảng Bình.

Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ GD&ĐT, theo đó thực

hiện nhiệm vụ chính là liên kết với các trường ĐH, các học viện trên cả nước đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Bình. Cụ thể:

(1) Chủ động điều tra nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động,

nhu cầu được học tập nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ của người học trên

địa bàn toàn tỉnh, từ đó, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo. Được tìm hiểu, lựa

chọn đối tác để LKĐT khi đủ các điều kiện theo quy định; được phép đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chấp thuận việc LKĐT; bàn bạc, thống nhất kế

hoạch tuyển sinh, mức thu lệ phí tuyển sinh, tài liệu,... Chủ động và trực tiếp ký hợp đồng LKĐT các khóa học;

(2) Bảo đảm yêu cầu về CSVC, phòng học, trang thiết bị, cơ sở thực hành phục vụ cho hoạt động dạy và học. Bố trí đưa đón, nơi ăn, nghỉ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường đến công tác, giảng dạy một cách thuận lợi nhất. Có sự

phân công nhiệm vụrõ ràng, đúng mức, phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ

cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong quản lý, phục vụ hoạt động đào tạo tại Trung tâm;

(3) Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy,

học đối với các lớp liên kết đặt tại Trung tâm và phản ánh đầy đủ những biểu hiện

sai phạm với trường chủ trì đào tạo để có sự chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Đồng thời

phối hợp với trường đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với ngườihọc (nếu

có) và quản lý người học trong suốt quá trìnhđào tạo theo đúng quy chế hiện hành;

(4) Được quyền đề xuất trường chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào

tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người học và nhu cầu của

thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản lý, nhận xét, đánh giá người

dạy, người học theo thỏa thuận trong hợp đồng quản lý hoạt động đào tạo;

(5) Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học, môi trường xung quanh và có trách nhiệm liên hệ với các cơ sở liên quan khi có sự cố xảy ra đe dọa đến người

dạy, người học;

(6) Thực hiện các cam kết trong hợp đồng quản lý đào tạo và các thỏa thuận

khác giữa hai bên; phối hợp, theo dõi, giám sát lẫn nhau về thực hiện quy chế tuyển sinh, đào tạo; thực hiện chương trình đào tạo, quản lý quá trình dạy, học; đảm bảo

chất lượng đào tạo và quyền lợi cho người dạy, người học;

(7) Thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng quản lý đào tạo giữa hai bên; duy trì chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động đào tạo tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 41)