Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 83 - 90)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Để có cơ sở khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính, tác giả

tiến hành khảo sát ý kiến về Thứ tự tầm quan trọng của các giải pháp sau để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tạiTrung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình trong những năm tới.

Mục đích của việc thăm dò là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết

và tính khả thi của các giải pháphoàn thiện công tácquản lý tài chính tạiTrung tâm GDTX tỉnhQuảng Bìnhđãđược đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các giải pháp ch-

ưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh

giá cao.

Nội dung thăm dò tập trung vào hai vấn đề chính:

- Thứ nhất là, các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với công

tác quản lýtài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình không?

- Thứ hai là, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnhQuảng Bình không?

Đối tượng thăm dò: Là những người hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có kinh

nghiệm trong công tác quản lý tài chính, nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển

của Trung tâm và những cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại Trung tâm GDTX

tỉnh Quảng Bình.

Tác giả đã lựa chọn và gửi phiếu thăm dò tới 50 người, trong đó có 18 người

chuyên gia làm trong lĩnh vực tài chính tại các Sở, ban ngành trong tỉnh, 12 người

làm công tác tài chính tại các cơ sở giáo dục công lập và 20 CB, GV, NV của Trung

tâm GDTX tỉnh Quảng Bình.

Tác giả đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 03) - Các tiêu chí đánh giá cho điểm theo các mức độ:

+ Rất cần thiết: 3 điểm + Rất khả thi: 3 điểm

+ Ít cần thiết: 2 điểm + Ít khả thi: 2 điểm

+ Không cần thiết: 1 điểm + Không khả thi: 1 điểm

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 50 người về mức độ cần thiết của các

giải phápquản lýtài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bìnhđãđề xuất được

tổng hợp ở bảng số 3.3 sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp

quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình

T T Các giải pháp Mức độ Tổng điểm (∑) Điểm trung bình ( X ) Thứ bậc Rất cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng

43 86,0 7 14,0 143 2,86 1

2 Tăng cường các biện pháp 39 78,0 11 22,0 139 2,78 2

quản lý tiết kiệm chi tiêu 3 Hoàn thiện cơ chế trả

lương và thu nhập cho cán

bộ viên chức, nhân viên

27 54,0 16 32,0 7 14,0 120 2,40 6

4 Tăng cường đầu tư xây

dựng và sử dụng có hiệu

quả cơ sở vật chất, trang

thiết bị

41 82,0 6 12,0 3 6,0 138 2,76 3

5 Hoàn thiện bộ máy, mô

hình quản lý tài chính 31 62,0 15 30,0 4 8,0 127 2,54 4 6 Hoàn thiện việc sử dụng,

phân phối kết quả hoạt động tài chính và xây dựng

quy chế chi tiêu nội bộ

23 46,0 19 38,0 8 16,0 123 2,46 5

7 Bồi dưỡng kiến thức và

năng lực quản lý cho đội

ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý hoạt động tài chính

11 22,0 12 24,0 27 54,0 84 1,68 7

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả, năm 2017

Từ số liệu tổng hợp trong Bảng 3.3, tác giả nhận xét như sau: Qua thăm dò 50 ý kiến kết quả cho thấy các chuyên gia đánh giá thống nhất cao mức độ cần thiết

của cả 07 giải pháp quản lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng

Bìnhđãđề xuất trong luận văn. Trong 07 giải pháp đề xuất, có 03 giải pháp được các

chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết rất cao đó là giải pháp thứ 1 “Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn thu”, giải

pháp thứ 2 “Tăng cường các biện pháp quản lý tiết kiệm chi tiêu” và giải phápthứ4

“Tăng cường đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị”.

Ba giải pháp này được 50 chuyên gia đánh giá ở mức độ cao là rất phù hợp với lý

luậncũng nhưthực tiễn ở Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình hiện nay và trong thời

gian tới.

Có 03 giải pháp được các chuyên gia đánh giá xếp thứ bậc thấp hơn so với thứ

bậc của các giải pháp khác, đó là giải pháp thứ 5 “Hoàn thiện bộ máy, mô hình quản

lý tài chính”, giải pháp thứ 6 “Hoàn thiện việc sử dụng, phân phối kết quả hoạt động

tài chính và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ” và giải pháp thứ 3 “Hoàn thiện cơ

chế trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức, nhân viên” điều này phù hợp với

thực tiễn là thời gian qua Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thực hiện

khá tốt03 giải pháp này, cần phát huyở giai đoạn tiếp theo.

Còn giải pháp thứ 7 “Bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ

cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý hoạt động tài chính” có điểm trung

bình X = 1,68điều đó chứng tỏ giải pháp này không thực sựrất cần thiết trong quá

trình quản lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình.

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 50 ý kiến về mức độ khả thi của các

giải pháp quản lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đã đề

xuất được tổng hợp trong bảng số 3.4.

Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ khả thi của các giải pháp quản

lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTXtỉnhQuảng Bình

T T Các giải pháp Mức độ Tổng điểm (∑) Điểm trung bình ( X ) Thứ bậc Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng

41 82,0 7 14,0 2 4,0 139 2,78 1

2 Tăng cường các biện pháp

quản lý tiết kiệm chitiêu 34 68,0 10 20,0 6 12,0 128 2,56 4 3 Hoàn thiện cơ chế trả lương

và thu nhập cho cán bộ

viên chức, nhân viên

29 58,0 19 38,0 2 4,0 127 2,54 5

4 Tăng cường đầu tư xây

dựng và sử dụng có hiệu

quả cơ sở vật chất, trang

28 56,0 16 32,0 6 12,0 122 2,44 6

thiết bị

5 Hoàn thiện bộ máy, mô

hình quản lý tài chính 36 72,0 11 22,0 3 6,0 133 2,66 3 6 Hoàn thiện việc sử dụng,

phân phối kết quả hoạt động tài chính và xây dựng

quy chế chi tiêu nội bộ

37 74,0 12 24,0 1 2,0 136 2,72 2

7 Bồi dưỡng kiến thức và

năng lực quản lý cho đội

ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý hoạt động tài chính

5 10,0 14 28,0 31 62,0 74 1,48 7

Qua bảng số 3.4, kết quả thăm dò tính khả thi của các giải phápcho thấytrong 07 giải pháp đề xuất có 06 giải pháp được đánh giá cao với điểm trung bình là X = 2,44 trở lên, điều đó khẳng định các giải pháp đề xuất trong luận văn để quản lý

công tác tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình là rất khả thi. Còn giải

pháp thứ 7 “Bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý hoạt động tài chính” được các chuyên gia đánh giá có điểm trung bình X = 1,48, chứng tỏ giải pháp này không có tính khả thi.

Trong 07 giải pháp đề xuất ở trên, giải pháp " Mở rộng và đa dạng hóa các

hình thức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn thu” và “Hoàn thiện

việc sử dụng, phân phối kết quả hoạt động tài chính và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ” được đánh giá ở mức độ khả thi nhất, với điểm trung bình X = 2,78 và 2,72.

Giải pháp "Tăng cường đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật

chất, trang thiết bị" được đánh giá mức độ khả thi đứng thứ sáu trong 07 giải pháp

với số điểm trung bình là X = 2,44, điều này phù hợp với nhu cầu hiện tại của Trung tâm đang đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình quan tâm, đầu tư xây dựng Trung

tâm GDTX tỉnh Quảng Bình theo hướng kiên cố, hiện đại và đạt chuẩn, nhưng trước tình hình hiện nay thì giải pháp này còn phù thuộc rất nhiều vào yếu tố khách

quan và khó có tính khả thi.

* Kết quả tính toán và thống kê về sự phù hợp, thống nhất giữa tính cần thiết

và tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTX

tỉnh Quảng Bình được đề xuất qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia. Sử dụng phương pháp thống kê toán học, kết quả thu được là:

Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá chung về mức độ cần thiết và khả thi các

giải pháp quản lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình

T T Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Tổng cộng Tổng điểm (∑) Điểm trung bình ( X ) Thứ bậc Tổng điểm (∑) Điểm trung bình ( X ) Thứ bậc Tổng điểm (∑) Điểm trung bình ( X ) Thứ bậc 1 Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh

đào tạo, bồi dưỡng

143 2,86 1 139 2,78 1 282 2,82 1

2 Tăng cường các biện pháp

quản lý tiết kiệm chitiêu 139 2,78 2 128 2,56 4 267 2,67 2 3 Hoàn thiện cơ chế trả

lương và thu nhập cho cán

bộ viên chức, nhân viên

120 2,40 6 127 2,54 5 247 2,47 6

4 Tăng cường đầu tư xây

dựng và sử dụng có hiệu

quả cơ sở vật chất, trang

thiết bị

138 2,76 3 122 2,44 6 260 2,60 3

5 Hoàn thiện bộ máy, mô

hình quản lý tài chính 127 2,54 4 133 2,66 3 260 2,60 3 6 Hoàn thiện việc sử dụng,

phân phối kết quả hoạt động tài chính và xây dựng

quy chế chi tiêu nội bộ

123 2,46 5 136 2,72 2 259 2,59 5

7 Bồi dưỡng kiến thức và

năng lực quản lý cho đội

ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý

hoạt động tài chính

84 1,68 7 74 1,48 7 158 1,58 7

Qua số liệu tổng hợp từ Bảng 3.5 về ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đãđề xuất, tác giả thấy rằng các chuyên gia đánh

giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 07 giải pháp quản lý công tác tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình là rất thống nhất và phù hợp, nhất là giải pháp “Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng để

phát triển nguồn thu”, giải pháp “Tăng cường các biện pháp quản lý tiết kiệm chi

tiêu”, giải pháp “Tăng cường đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật

chất, trang thiết bị” và giải pháp “Hoàn thiện bộ máy, mô hình quản lý tài chính”.

Hai giải pháp được các chuyên gia đánh giá thấp hơn đó là giải pháp “Hoàn thiện

việc sử dụng, phân phối kết quả hoạt động tài chính và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ” và giải pháp “Hoàn thiện cơ chế trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức, nhân viên”. Từ thực tế, chúng tôi tin rằng cả 06 giải pháp này đều có thể

thực hiện, đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình.

Riêng giải pháp “Bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ cán

bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý hoạt động tài chính” được các chuyên gia

đánh giá không thực sự cần thiết và không có tính khả thi. Bởi vì, đội ngũ CB, GV,

NV của Trung tâm có trìnhđộ chuyên môn khác nhau, không đồng đều, mỗi người đảm nhận một vị trí, công việc nhất định. Mặt khác, ở đơn vị đã có một bộ phận

chuyên môn phụ trách hoạt động tài chính nên việc bồi dưỡng cho đội ngũ CB, GV, NV có kiến thức về quản lý tài chính là khó thực hiện.

Có thể nói, kết quả khảo sát thăm dò trên đây đã khẳng định tầm quan trọng

của các giải pháp được đề xuất, nó thực sự rất cần thiết và có tính khả thi cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp đó có thực sự đạt được hiệu

quả hay không, hiệu quả cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào khả năng khai thác,

cách thức, thái độ vận dụng của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm

Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình

Xuất phát từ thực trạng Quản lý tài chính, định hướng phát triển tại Trung tâm

GDTX tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới và kết quả khảo sát trên, tác giả đưa ra

một số giải pháp để hoàn thiệncông tác quản lý tài chính như sau:

3.3.1. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh, liên kết đào tạo,bồi dưỡng để phát triển nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 83 - 90)