5. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân về môi trường chính sách vĩmô:
Nhà nước đã có quy định về chế độ tự chủ theo 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công nói chung và Trung tâm GDTX tỉnhQuảng Bình nói riêng theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ- CP còn nhiều bất cập. Việc triển khai thực hiện còn chậm đổi mới, vẫn nặng tư duy
bao cấp, chưachủ độnghuyđộngvà sửdụnghiệu quảcác nguồn lực.Khi triển khai
thực hiện còn nhiều bất cập, đó là sự lúng túng về xây dựng các văn bản các tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động của đơn vị khi được
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhiều đơn vị còn trông chờ vào nguồn
NSNN cấp.
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị chưa được tự
quyết định về biên chế, cơ quan chủ quản vẫn giao chỉ tiêu biên chế cho đơn vị sự
nghiệp, đã làm hạn chế tính tự chủ của đơn vị; có các trường hợp giao nhiều biên chế, bộ máy cồng kềnh trong khi nguồn thu của đơn vị không tăng, dẫn đến hiệu
quả sử dụng lao động không cao, thu nhập tăng thêm bị ảnh hưởng,…
Để đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập. Quy định này có một số điểm mới so với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên việc áp dụng Nghị định 16/2015/NĐ-CP còn chậm, chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện.
Hệ thống văn bản pháp luật về tài chính của Nhà nước liên tục được sửa đổi
nên việc theo dõi, nắm bắt kịp các thông tin đã khó, việc hiểu và vận dụng đúng chế
tạo công, nhưng Nhà nước lại quy định về mức thu học phí, lệ phí,…Vì vậy, gây
khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho hoạt động của đơn vị. Hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về thu chi tài chính còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa hợp lý và chưa có tính kích thích đối với đơn vị đào tạo cônglập.
2.4.3.2. Nguyên nhân từ tình hình phát triển thị trường của Trungtâm:
Do xu hướng đào tạo không chính quy đã tương đối bão hòa trong lực lượng
cán bộ viên chức, cộng với việc chồng chéo của nhiều cơ sở tham gia đào tạo Đại
học hệ không chính quy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nên nguồn tuyển sinh bị phân tán, không huy động đủ chỉ tiêu để mở lớp đào tạo, nhiều lớp phải trả lại hồ sơ
dự tuyển. Mặt khác,trong xã hội còn có nhận thức chưa đúng về chất lượng đào tạo
theo hình thức GDTX; nhiều cơ quan, đơn vị chưa công bằng trong việc tuyển dụng lao động giữa người tốt nghiệp Đại học theo hệ chính quy và hệ không chính quy.
Điều kiện KH - XH của tỉnh chưa phát triển mạnh, đời sống của nhân dâncòn gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu học tập nâng cao trìnhđộ của
mọi người. Trung tâm chưa có nhiều giải pháp hiệu quả trong việc thu hút tuyển sinh đào tạo, phát triển quy mô và nguồn thu.
Nguyên nhân về năng lực tổ chức quản lý nội bộ của Trung tâm:Nhìn chung Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình đang trong quá trình chuyển giao thế hệ, một
mặt là những cán bộ, giáo viên nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm công tác, tuy nhiên
tư duy quản lý, làm việc cũ kiểu thời bao cấp vẫn còn nên chưa thích ứng tốt với sự
phát triển của xã hội, mặt khác là thế hệ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo nhưng còn thiếu kinh nghiệm làm việc. Điều đó dẫn đến năng lực tổ chức quản lý nội bộ của
Trung tâm còn có những hạn chế nhất định. Công tác xây dựng các quy định về
quản lý tài chính chưa hoàn thiện, quy chế chi tiêu nội bộ còn nhiều bất cập, xây
dựng định mức chi tiêu nội bộ chưa sát với thực tế. Chưa xây dựng được tiêu chí
đánh giá mức độ hoàn thành công việc dẫn đến việc chi trả thu nhập tăng thêm mang tính cào bằng, người làm nhiều, làm tốt chưa được hưởng nhiều hơn người làm ít, làm chưa tốt.
Tổchức nhân sự Phòng Tổ chức - Hành chính còn hạn chế, Trưởng phòng là
cán bộ khôngđược đào tạo chuyên môn vềtài chính và chưacó kinh nghiệm, kiến
thức về quản lý tài chính, Phó Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng, việc tổ chức
nhân sự chưa khoa học dẫn đến khó khăn trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ. Mặt
khác, Phòng Tổ chức- Hành chính được quy định chức năng, nhiệm vụ như là một
phòng làm nhiệm vụ tổng hợp, thiếu sự chuyên sâu về quản lý tài chính kế toán như
làm công tác Hành chính quản trị, thực hiện xây dựng và bảo vệ kế hoạch đào tạo hàng năm với các cấp ngành địa phương, làm toàn bộ các báo cáo của Trung tâm
với cấp trên kể cả các báo cáo không thuộc chuyên môn về kế hoạch, tài chính, các nghiệp vụ về xây dựng cơ bản mặc dù đã có Ban quản lý dự ánriêng.
Năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán tại Trung tâm chưa đều, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, chưa am hiểu sâu về công tác quản lý tài chínhở đơn vị. Trong khi đó, kế toán viên chưa thực sự nỗ lực tự học tập, cập nhật
kiến thức mới,... nên còn nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác chuyên môn.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã nêu những nét khái quát cơ bản về đặc điểm về
lịch sử, truyền thống, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng
Bình; về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm; khảo sát thực trạng hoạt động quản
lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình. Qua phân tích số liệu khảo sát
thấy được một số nội dung quản lý công tác tài chính ở Trung tâm GDTX tỉnh
Quảng Bình đã thực hiện khá tốt cần được kế thừa và phát huy. Nhưng thực tế cho
thấy, một số nội dung vẫn còn hạn chế bất cập, thực hiện không hiệu quả hoặc hiệu
quả chưa cao.
Để phát huy những thành công, khắc phục những hạn chế, triển khai đúng các định hướng phát triển Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình, trước những thuận
lợi và khó khăn hiện nay thì việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý tài chính là vấn đề rất cần thiết, hết sức quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển đơn vị vào những năm trước mắt và lâu dài.
CHƯƠNG 3.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂMGDTX TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm Giáo dục thường
xuyên tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Định hướng phát triển
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa
một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Quyết tâm đối mới mạnh mẽ, đồng bộ,
toàn diện hơn về cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập. Mục đích là đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ công hiệu quả,
công bằng, bìnhđẳng và đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập.
Năm 2017, trong tình hình thế giới và trong nước có những thuận lợi cơ bản:
kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng cao hơn năm 2016; trong nước kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;
những nổ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng Nhà nước kiến tạo, liêm chính, hành động, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp ... sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển kinh tế-xã hội, đó là tiền đề thuận lợi cho ngành giáo dục và đào tạo thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, trong đócó vai trò rất to lớn của
ngành học GDTX, mà lực lượng đi đầu là các Trung tâm GDTX tỉnh, thành phố
trong cả nước.
Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương và định hướng chung của ngành, tiếp tục thực hiện chương trình hànhđộng
của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan
trên địa bàn để khảo sát, điều tra nhu cầu học tập, nhu cầu nguồn nhân lực của từng
lĩnhvực, thành phần kinh tế - xã hội trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh; phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Tranh thủ sự ủng hộ của Sở Giáo dục&Đào tạo để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ QLGD các cấp và bồi dưỡng thường xuyên cho đội
ngũ giáo viên mầm non, phổ thông.
Tích cực tham mưu UBND tỉnh trong việc đề ra các chính sách, cơ chế phối
hợp giữa các ban ngành, đoàn thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển; tăng cường các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và từ xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
trung tâm Giáo dục thường xuyên, tập trung thực hiện mục tiêu đa dạng hóa các
ngành, nghề, chương trình đào tạo liên kết đáp ứng nhu cầu người học; nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học
tập, nâng cao dân trí, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát
triển kinh tế- xã hội của địa phương, của đất nước.
Thực hiện Chương trình hành động số 27/CTr ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, "Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Nghiệp vụ giáo dục để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục, thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục"
Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo,
nơi tậptrung tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn
và nâng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông, chuẩn hóa trường học và góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho Tỉnh; Trung tâm là nơi tổ chức thực hiện các nghiệp vụ sao in, ra đề thi, tổ chức tất cả các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa, thi cử, kiểm định
của ngành...
Mục tiêu cụ thể phát triển nguồn tài chính của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng
Bình trong những năm tới:
3.1.2.1. Tăng nguồn thu và hoàn thiệncông tác quản lý thu tài chính
Nguồn thu của Trung tâm bao gồm đầu tư NSNN, học phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác; sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Trong những năm tới, ý kiến các cán bộ trả lời điều tra khảo sát nghiêng hẳn về tăng quy mô tuyển sinh (86%), tiếp đến đề nghị tăng đầu tư từ NSNN (14%).
Bảng 3.1. Hướng lựa chọn ưu tiên tăng nguồn thu củaTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình trong những năm tới
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Tăng quy mô tuyển sinh 43 86,0
Tăng đầu tư từ NSNN 7 14,0
Tăng học phí
Tăng lệ phí và các khoản đóng góp khác
Huy động từ sự hỗ trợ của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Khác (Ghi cụ thể)
Cộng 50 100
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả, 2017
Như vậy, tăng quy mô đào tạo là hướng quan trọng nhất, có khả năng thực
hiện được để tăng nguồn tài chính của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình trong những năm tới. Duy trì ổn định qui mô đào tạo, bồi dưỡng, mở rộng các loại hình
đàotạo; tăng cườngliên kết đàotạo, định hướngphát triểndạynghề.
3.1.2.2. Điều chỉnhcác khoảnchi và hoàn thiệncông tác quản lý chi tài chính Từ bảng 3.2. cho thấy, trong cơ cấu chi tiêu hiện nay, chi cho con người còn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm. Vì thế những năm tới cần cải thiện cơ
cấu chi tiêu theo hướng tăng chi cho con người. Đại ý kiến khảo sát (83,3%) đồng ý
với định hướng điều chỉnh như thế.
Bảng 3.2. Lựa chọn ưu tiên cho chi tiêu củaTrung tâm GDTX tỉnh Quảng
Bình những năm tới
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Tăng chi cho con người 37 74,0
Tăng chi cho xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị 13 26,0
Tăng khác (ghi cụ thể)
Cộng 50 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sátcủa tác giả, năm 2017
Để tăng nguồn thu và điều chỉnh, hoàn thiện cơ cấu chi tài chính theo định hướng trên, Trung tâm cần tích cực khai thác nguồn thu, khuyến khích tiết kiệm chi,
nâng cao nhận thức về quản lý tài chính, cải tiến lề lối, tư duy quản lý kinh tế, từng bước thực hiện cơ chế khoán về tài chính đối với các bộ phận, bước đầu thực hiện
khoán vật tư, văn phòng phẩm, định mức tiêu hao điện, giảm các khoản chi không
hiệu quả... Các biện pháp này phải bám sát các quy định của Nhà nước, phát huy được tối đa các điều kiện, ưu đãi của Nhà nước, đồng thời không được trái với quy định của pháp luật. Hơn nữa, khi thực hiện phải đem lại hiệu quả thiết thực cho các
đơn vị, tránh đề xuất các giải pháp chung chung, không có tính khả thi hoặc không đem lại lợiích thiết thực.
- Từng bước nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính theo hướng thích ứng với mô hình quản lý mới. Nâng cao năng lực quản lý tài chính của Trung tâm
GDTX tỉnhQuảng Bình trong thời gian tới, ngoài ý nghĩa là một hoạt động thường
xuyên, liên tục, phải phù hợp vớimô hình và vị thế mới trong quá trình cải cách tài chính chung của Nhà nước. Để phù hợp với định hướng phát triển sẽ phải có những cơ chế, những phương pháp quản lý tài chính phù hợp với lĩnh vực hoạt động, phù hợp với đặc thù của đơn vị. Tuy nhiên, trong điềukiện trướcmắt,Trung tâm GDTX tỉnhQuảng Bình, một mặt, vẫn phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước,
mặt khác, cần chủ động kiến nghị Nhà nước (UBND tỉnh Quảng Bình, các Sở ban
Quảng Bình. Ngay cả khi cơ chế tài chính của Nhà nước chưa thay đổi, vẫn phải
chủ động chuẩn bị những năng lực cần thiết về con người, về nhận thức, phương án… đểkhiđượcphép thíđiểmcó thểthựchiện tốtnộidung cảitổ.