Mở rộng và đa dạng hóa cách ình thức tuyểnsin h, liên kết đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 90 - 93)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Mở rộng và đa dạng hóa cách ình thức tuyểnsin h, liên kết đào tạo, bồi dưỡng

Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện thị trường lao động cần và hội nhập quốc

tế. Vì vậy việcTrung tâm thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng

nhu cầu nhân lực có tìnhđộ cao cho địa phương là hết sức cần thiết.

Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp,

với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng

dụng, thực hành.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa các loại hìnhđào tạo theo

nhu cầu của người học và xã hội đó là mục tiêu và hướng đi cơ bản của đơn vị trong điều kiện hiện nay.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho địa phương, đòi hỏi phải thường

xuyên cập nhật những ngành nghề mà nhu cầu người học cũng như xã hội đang cần như trước năm 2010 nhu cầu của địa phương rất cần nguồn lao động có trìnhđộ về

kinh tế, kỹ thuật thì nay hầu như các ngành nghề liên quan đến luật học. Bên cạnh đó cần thay đổi phương thức đào tạo linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của người học, đó là chuyển từ học các ngày trong tuần sang học vào các ngày thứ bảy

và chủ nhật đối với các loại hình đào tạo, riêng nhóm ngành sư phạm thì đào tạo vào các đợt nghỉ hè trong năm học.

Trong điều kiện nguồn tuyển sinh hệ không chính quy đã bảo hòa, nhu cầu người học thu hẹp dần, để đạt được chỉtiêu tuyển sinh hàng năm, Ban giám đốc chỉ đạo toàn thể đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ bằng cách đa dạng hóa các loại hìnhđào

tạo phù hợp điều kiện địa phương và nhu cầu người học, cụ thể:

- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược

phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, sự cần thiết

phải nâng cao chất lượng đào tạo đại học cũng như đa dạng hóa các ngành đào tạo ở Trung tâm GDTX trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và cơ cấu trình độ lao động trong từng ngành, từng khu vực và từng địa phương.

- Bám sát các chương trình kinh tế xã hội trọng tâm của tỉnh, bằng nhiều hình thức, biện pháp để khảo sát, nắm bắt thực trạng, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh; chủ động làm việc với các cơ quan, ban

ngành, phòng GD&ĐT, trường học ở các huyện, thành phố về nhu cầu đào tạo

nguồn nhân lực hiện nay, từ đó chọn các ngành nghề có nhu cầu cao, lập kế hoạch

triển khai tuyển sinh kịp thời và có hiệu quả.

- Các loại hình đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình là hệ đào tạo

không chính quy và với phương thức đào tạo này những năm qua ở trung tâm đã

đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trìnhđộ cho cán bộ viên chức nhà nước và nhân dân trong các thành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ

theo yêu cầu của giai đoạn mới. Hầu hết các cán bộ của tỉnh Quảng Bình được đào tạo,bồi dưỡngtạiTrung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình sau khi tốt nghiệp đã phát huy tốt năng lực trong các lĩnh vực công tác, nhiều học viên tốt nghiệp ra trường nay đã

trưởng thành, giữ những cương vị quan trọng ở các sở ban ngành và các huyện trong

tỉnh; nhiều người đãđược tiếp tục đào tạo sau đại học. Đểthực hiện đượcgiải pháptrên thì:

- Cán bộ quản lý và giáo viên trong đơn vị phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo để đáp ứng yêu cầu cho người học và nhu cầu nhân lực của tỉnh Quảng Bình.

- Trung tâm cần có chiến lược phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên nâng cao trìnhđộ chuyên môn trên chuẩn để phù hợp trong quá trình thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo.

- Trung tâm cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phương tiện, thiết bị dạy học để phù hợp và linh hoạt trong quá trình thựchiện đào tạo.

Thứ nhất, Đạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, thu hút ngày càng rộng

rãi các đối tượng học tập để vừa đáp ứng nhu cầu học tập vừa tăng nguồn thu cho

Trung tâm như:

- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị nhất là các phòng chức năng chuyên môn tại các huyện, thị như (phòng nội vụ, phòng giáo dục…) nhằm tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu của người học trên

cơ sở đó tạo ra nhiều ngành nghề đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc cho công chức,

viên chức; bồi dưỡng kỹ năng quản lý doanh nghiệp, kỹ năng ứngsử tình huống, kỹ năng sống, kỹ năng giaotiếp,...

- Xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại phù hợp

vớinhu cầu bổsung kiến thức kĩ năng củamọi đối tượng cá nhân nói chung và phù hợp đáp ứng nhu cầu đặt hàng của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể,

hiệp hội,… trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay và trong những giai đoạntới.

Thứ hai, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo:

- Tăng cường liên kết với các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tiếp tục mở các lớp đào tạo dài hạn vừa làm vừa học, liên thông, bồi dưỡng,

nâng chuẩn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và giáo viên trong các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của tỉnh Quảng Bình.

- Mở rộng cáchình thứcliên kết đào tạo, liên kếtvới nhiều trường, nhiều cơ sở đào tạo và trung tâm, viện nghiên cứu có uy tín trên toàn quốc để tạo niềm tin, thu hút học viên tới học tập nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân mình.

Thứ ba, mở rộng quy mô tuyển sinh: Quy mô đào tạo được mở rộng cũng đồng nghĩa với nguồn lực tài chính được khai thác tối ưu, điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật về tính tất yếu của mối quan hệ giữa tài chính với giáo dục. Song

phát triển qui mô phải dựa trên nền tảng của việc dự báo về phát triển nguồn nhân

lực, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trung tâm cần phải làm tốt công tác điều tra, khảo sát dựa trên số liệu thông kê về dân số, lao động, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cũng như nhu cầu sử dụng

nguồn nhân lực của các cấp, các ngành trong các thành phần kinh tế,... Trên cơ sở

quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã được Tỉnh phê duyệt. Trung tâm cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho những năm trước

mắt và cả lâu dài phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các cơ quan,

doanh nghiệp và người lao động.

Thứ tư, tích cực huy động các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia đóng góp để tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đồng

thời tăng nguồn thu của Trungtâm

Các doanh nghiệp là người sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo, nên phải có

trách nhiệm đóng góp cho công tác đào tạo. Tuy nhiên, việc các cơ sở đào tạo yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng góp kinh phí đào tạo rất khó. Vì vậy, ngoài việc các cơ sở đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo lao động theo đơn đặt

hàng của doanh nghiệp, thì Nhà nước phải có cơ chế chính sách phù hợp. Ví dụ: Có

chính sách cho phép các doanh nghiệp nếu đầu tư cho đào tạo lao động và hoạt động tài trợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo công thì

được tính trừ vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng bình (Trang 90 - 93)