Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Phát thanh trên Đài truyền
thanh 09 huyện, thành phố Lượt 750 20 10 (730) (10) Tổ chức hội nghị tuyên truyền
trực tiếp
CS
SXKD 375 325 430 (50) +105 Tổ chức hội nghị phân biệt
một số mặt hàng thường bị làm giả
Đợt 2 2 2 - - Tuyên truyền trực tiếp tại CS
SXKD Lượt 0 0 0 - -
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hình thức tuyên truyền phát thanh trên Đài truyền thanh giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 là 750 lượt phát thanh đến năm 2016 chỉ còn 20 lượt phát thanh, giảm 730 lượt (chiếm gần 2, 67% so với năm 2016), năm 2017 là 10 lượt, giảm 10 lượt (chiếm 50% so với năm 2016). Qua đó ta thấy Chi cục QLTT Bến Tre những năm trở lại đây chưa thật sự đề cao hình thức tuyên truyền phát thanh trên đài truyền thanh.
Về hình thức tuyên truyền tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp từ năm 2015 đến năm 2017 số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh (CS SXKD) có biến động nhưng nhìn chung sự chênh lệch khơng đáng kể. Cụ thể, năm 2015 là 375 cơ sở, năm 2016 là 325 cơ sở (giảm 50 cơ sở), đến năm 2017 là 430 cơ sở (tăng 105 cơ sở).
Về hình thức tuyên truyền tổ chức Hội nghị phân biệt một số mặt hàng thường bị làm giả được tổ chức 01 năm 02 lần. Thông thường mỗi đợt tuyên truyền Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre mời từ 100 đến 200 cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì hình thức tuyên truyền này chủ yếu là tập huấn cho cán bộ, cơng chức QLTT là chính, song song đó mời các CS SXKD các sản phẩm được tấp huấn đến dự nên số lượng cơ sở được mời đến tập huấn bị hạn chế, một phần là do kinh phí, một phần do quy mơ và tính chất của Hội nghị tuyên truyền.
Hình thức tuyên truyền trực tiếp tại CS SXKD là hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất nhưng hiện nay Chi cục QLTT chưa áp dụng hình thức này, một phần là do nhân sự không đảm bảo, và trình độ cán bộ, cơng chức không đồng điều trong việc tuyên truyền. Chủ yếu kết hợp trong q trình kiểm tra, kiểm sốt thị trường và xử lý VPHC.
2.2.5. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm 2.2.5.1. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả 2.2.5.1. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả
Cơng tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm về hàng giả của Chi cục QLTT Bến Tre được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật với yêu cầu là quá trình kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh bình thường của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh. Cụ thể:
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả của lực lượng QLTT
1/ Đối với các loại hàng giả thông thường không phải hàng giả về SHTT như: Giả về nhãn hàng hóa, giả chất lượng hàng hóa, tem nhãn bao bì giả thì lực lượng QLTT xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật hoặc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm hoặc tin báo của quần chúng nhân dân; trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại.
2/ Đối với loại hàng giả về SHTT thì lực lượng QLTT thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện theo nguyên tắc và quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm quy định tại Thông tư 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công
Nguồn tin báo hoặc qua
điều tra, trinh sát Đơn tố cáo của chủ thể quyền Tổ chức kiểm tra Hàng giả không phải SHTT Hàng giả về SHTT Trưng cầu giám định Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật Xác nhận bằng văn bản của chủ thể quyền
thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về SHTT của cơ quan QLTT, cụ thể như sau:
* Đối với trường hợp xâm phạm quyền: Hành vi xâm phạm quyền SHTT chỉ bị xử lý trong các trường hợp sau:
- Chủ thể quyền, hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền (sau đây gọi tắt là chủ thể quyền) yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 198 của Luật SHTT và khoản 4 Điều 21 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT;
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật SHTT đối với các nhóm hàng là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.
* Đối với trường hợp hàng hoá giả mạo: Hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hành vi sao chép lậu đối với các sản phẩm văn hóa - thơng tin (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo) bị xử lý trong các trường hợp:
- Đơn thư của chủ thể quyền tố cáo hành vi sản xuất, bn bán hàng hố giả mạo, yêu cầu xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật SHTT;
- Đơn thư của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi sản xuất, bn bán hàng hố giả mạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc cho xã hội tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 198 và điểm c, d khoản 1 Điều 211 của Luật SHTT;
Cơ quan QLTT có thể chủ động kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh hàng hố giả mạo SHTT mà khơng nhất thiết phải có yêu cầu của chủ thể quyền hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp nay là Điều 26 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu cơng nghiệp.
* Với trường hợp vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội:
Trường hợp cơ quan QLTT phát hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xă hội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 27 Điều 1, Luật SHTT sửa đổi năm 2009 (hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường), cơ quan QLTT xử lý hành vi VPHC theo các quy định hiện hành liên quan. Đối với hành vi xâm phạm quyền, cơ quan QLTT kiểm tra, xử lý vi phạm mà không cần thông báo trước cho chủ thể quyền. Trường hợp cần thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm, cơ quan QLTT có thể yêu cầu chủ thể quyền hoặc các cơ quan liên quan cung cấp.
* Đối với các trường hợp vi phạm xâm phạm quyền và giả mạo SHTT đã được xử lý:
Đối với trường hợp vi phạm đã được xử lý:
Vi phạm đã được xử lý là một hành vi xâm phạm quyền hoặc giả mạo SHTT cụ thể đối với một loại hàng hóa nào đó đã được cơ quan QLTT xử lý lần đầu; phán quyết của tòa án; và vi phạm đã được xử lý bởi cơ quan thực thi khác.
+ Đối với các trường hợp vi phạm xâm phạm quyền đã được xử lý, cơ quan QLTT các cấp nếu phát hiện vẫn vi phạm trên thị trường thì có quyền kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC theo quy định hiện hành.
+ Đối với trường hợp vi phạm đã được xử lý là hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo SHTT, cơ quan QLTT áp dụng quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP để xử lý (nay là nghị định 99/2013/NĐ-CP).
Tóm lại, đối với các vụ việc kiểm tra, xử lý hàng giả liên quan đến SHTT lực lượng QLTT thường chỉ tổ chức kiểm tra khi có đơn thư yêu cầu của chủ thể quyền SHTT hoặc kiểm tra đối với các loại hàng giả về SHTT đã từng kiểm tra, xử lý trước đó; việc chủ động tìm tịi, nghiên cứu và tiến hành kiểm tra, kiểm sốt về SHTT nhìn chung cịn ít thường đi theo lối mịn từ trước. Đặc biệt với điệu kiện về nguồn lực con người cũng như cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, sự phối hợp của
chủ thể quyền SHTT còn rất hạn chế nên trong những năm qua đối với công tác đấu tranh chống hàng giả vẫn cịn tình trạng dễ làm, khó bỏ nhằm hạn chế sai sót; chủng loại hàng giả đã kiểm tra, phát hiện và xử lý thường lặp đi lặp lại tập trung vào một số mặt hàng (mũ bảo hiểm, bột giặt Omo, mỳ chính Ajinomoto, phụ tùng Honda, đồng hồ Casio, các loại mỹ phẩm…), hàng giả mới phát hiện còn chưa nhiều.
2.2.5.2. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý VPHC về chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và xử lý VPHC là hoạt động có vai trị quan trọng trong việc duy trì kỉ cương pháp luật, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm hạn chế tác hại cũng như nâng cao tính răn đe đối với các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong những năm qua Chi cục QLTT Bến Tre đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, nắm bắt thông tin, chủ động phối hợp cơ quan ban ngành, DN và tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, bn bán hàng giả.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu chống hàng giả chưa giao số vụ cụ thể, khi có yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm hàng giả Chi cục chủ yếu giao cho bộ phận ưu tiên xử lý đó là Đội QLTT số 4. Các đơn vị trực thuộc Chi cục không giao chỉ tiêu cụ thể mà gắn liền vào chỉ tiêu về tổng số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể như sau: