PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4. Một số kinh nghiệm của các địa phương trong nước về công tác chống sản xuất,
doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả; phối hợp với người các Hiệp hội nghề, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và người tiêu dùng; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan.
10/ Tham mưu, kiến nghị, đề xuất với các cấp, các cơ quan có liên quan ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản, chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan đến hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng giả và hoạt động của lực lượng QLTT. Chỉ đạo định hướng hoặc chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn để các Đội QLTT triển khai hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thứ năm, về biện pháp thực hiện: Thơng qua các biện pháp hành chính, kinh
tế và tuyên truyền, giáo dục. Tùy theo đặc thù từng vụ việc mà có thể thực hiện một hoặc kết hợp nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.4. Một số kinh nghiệm của các địa phương trong nước về công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả. xuất, buôn bán hàng giả.
1.4.1 Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian gần đây, lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự biến động về cung cầu và giá cả, các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả đã dùng nhiều thủ đoạn gian lận để đưa ra thị trường các mặt hàng giả, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm hại nhiều mặt cho người dân, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, môi trường, môi sinh và làm thất thu ngân sách nhà nước, hàng giả được sản xuất tại địa bàn tỉnh không nhiều, mà chủ yếu từ các địa phương lân cận và nước ngồi đưa vào tiêu thụ dưới nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, có sự phân cơng và tổ chức khá chặt chẽ. Lực lượng QLTT thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra và xử lý nhiều mặt hàng giả chủ yếu như: Bột ngọt giả nhãn hiệu AJINOMOTO, sữa giả nhãn hiệu ENSURE, rượu giả nhãn hiệu Vodka Hà Nội, nước mắm giả nhãn hiệu Nam Ngư... Hàng vật tư nơng nghiệp, phân bón giả nhãn hiệu, hóa mỹ phẩm, bột giặt OMO, phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu HONDA…
Các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, gây biến động thị
- Bên cạnh việc tăng cường kiểm sốt hàng giả lưu thơng trên thị trường, Chi cục QLTT thành phố thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh, ngăn chặn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt hàng thật hàng giả; tổ chức triển lãm hàng thật hàng giả tại các Hội chợ thương mại...
- Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành, phải bổ sung chế tài đủ mạnh và có các biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa mới mang lại hiệu quả cao và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp, ngành với lực lượng QLTT trong công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả;
- Sự phối hợp với các hiệp hội, DN trong việc đấu tranh chống hàng giả, đặc biệt là vai trò của các DN.
Chi cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh là Chi cục QLTT có kết quả kiểm tra xử lý hàng giả cao nhất trên toàn quốc xét cả trên số vụ kiểm tra, xử lý, trị giá hàng giả bị tịch thu, tiêu hủy và vụ việc mang tính điển hình tồn quốc. Năm 2017 (tính từ 21/12/2016 đến 20/12/2017), Chi cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành và tham gia liên ngành với tổng số 21.415 vụ (tăng trên 59% so với năm 2016), trong đó có 7.892 vụ vi phạm.
Riêng về kiểm tra chuyên ngành Chi cục QLTT thành phố đã thực hiện 6.191 vụ, tăng trên 8% so với năm 2016, trong đó có 5.654 vụ vi phạm. Hiện Chi cục đã xử lý 5.158 vụ, thu nộp ngân sách 118.840 triệu đồng bao gồm tiền phạt hành chính, tiền bán hàng tịch thu và tiền thu lợi bất hợp pháp; đã tiêu hủy hàng giả, hàng cấm, hàng không đủ điều kiện lưu thông với tổng trị giá gần 112 tỷ đồng (tăng trên 237% so với năm 2016; Trị giá hàng tịch thu chờ bán hơn 49 tỷ đồng.
Ngồi ra, cịn 97 quyết định xử phạt hành chính cịn tồn với phần tiền phạt chưa thi hành là trên 5.26 tỉ đồng. Đặc biệt, chi cục đang đôn đốc thi hành 1 trường hợp nộp lại số tiền thu lợi bất chính với số tiền là 60 tỷ đồng.
Trong năm 2017, Chi cục QLTT cũng đã chuyển sang cơ quan điều tra 17 vụ bao gồm 5 vụ vận chuyển thuốc lá lậu, 3 vụ sản xuất kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, 1 vụ kinh doanh hàng giả mạo nguồn gốc xuất xứ và 7 vụ hàng nhập lậu, trị giá khoảng gần 27 tỷ đồng [31].
Trong khi đó, năm 2017, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra 164.355 vụ (giảm 2.746 vụ, tương ứng giảm 2% so với năm 2016); phát hiện, xử lý 103.146 vụ vi phạm (giảm 1.661 vụ, tương ứng giảm 2 % so với năm 2016); với tổng số thu nộp ngân sách 511,75 tỷ đồng (giảm 37,15 tỷ đồng, tương ứng giảm 7 % so với năm 2016); giá trị hàng tịch thu 215,089 tỷ đồng (giảm 165,811 tỷ đồng, tương ứng giảm 44 % so với năm 2016); ước trị giá hàng tiêu hủy 206,4 tỷ đồng (tăng 43,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 22 % so với năm 2016).
Một số Chi cục QLTT đạt kết quả cao về số thu nộp ngân sách nhà nước như: Thành phố (TP). Hồ Chí Minh (118,8 tỷ đồng); Hà Nội (56,1 tỷ đồng); Lạng Sơn (24,2 tỷ đồng); Đà Nẵng (18,1 tỷ đồng); Thanh Hóa (17,1 tỷ đồng); Cần Thơ (15,1 tỷ đồng); Bắc Ninh (13,1 tỷ đồng); An Giang (11,5 tỷ đồng); Đồng Nai (11,3 tỷ đồng); Bắc Giang (11,1 tỷ đồng); Bình Dương (10 tỷ đồng) ....[41]
Trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các DN và đại diện chủ thể quyền, đây là kênh thông tin quan trọng phát hiện hàng giả trên thị trường cũng như giúp quá trình xác minh hàng giả, phục vụ quá trình kiểm tra, xử lý được thực hiện nhanh, chính xác. Cơng tác chống hàng giả được triển khai theo chuyên đề, chủ điểm kết hợp với công tác tuyên truyền, ký cam kết đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả. Cơng tác xã hội hóa đấu tranh chống hàng giả cũng được vận dụng linh hoạt thông qua sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, khu dân cư. Một trong những bài học điển hình của Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh là tổ chức các buổi tọa đàm “Nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu DN”, thông qua tuyên truyền, vận động ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả kết hợp với hậu kiểm. Bên cạnh đó, thơng qua xã hội hóa và phối hợp tốt với các DN, nhiều DN đã hỗ trợ, trích thưởng kinh phí cho hoạt động chống hàng giả của Chi cục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả [35].
1.4.2. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở tỉnh Long An.
Mười tháng năm 2017, lực lượng QLTT tỉnh Long An kiểm tra 1.324 vụ, xử lý 823 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 8,9 tỉ đồng (đạt 163% kế hoạch) [30].
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đơng, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Với đặc thù tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, trong đấu tranh chống hàng giả, Chi cục QLTT tỉnh Long An xác định công tác đấu tranh chống hàng giả của Chi cục được gắn liền với công tác chống vận chuyển, bn bán hàng hóa nhập lậu trên khâu lưu thơng trong đó trọng tâm là hàng hóa được vận chuyển từ biên giới vào nội địa. Hàng giả được vận chuyển, buôn bán trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào nhóm hàng giả nhập lậu, hàng giả nhập khẩu chính ngạch (thông qua khai báo hải quan gian lận, gian lận thương mại) và "hàng giả nhập khẩu giả hàng nội", cơng tác dự báo tình hình, tập huấn hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả được Chi cục QLTT tỉnh Long An quan tâm triển khai tốt để các Đội QLTT và mỗi công chức QLTT kịp thời cập nhật được thông tin xác định hàng giả, phát hiện và xử lý vi phạm.
Do đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài nên Chi cục xác định kiểm tra chống hàng giả trên khâu lưu thơng có nguồn gốc từ Campuchia, Trung Quốc là khâu trọng yếu, quan trọng nhất trong triển khai chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục, đồng thời góp phần quan trọng ngăn chặn hàng giả nhập lậu vào thị trường nội địa. Do đó, Chi cục đã tổ chức việc triển khai đồng bộ và quyết liệt tới các Đội QLTT trên toàn tuyến ngăn chặn hàng giả nhập lậu vào địa bàn trên khâu lưu thông.
Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hố nhập khẩu hoặc hàng giả được sản xuất trong nước. Do đó cách thức, biện pháp để tổ chức kiểm tra, xử lý với mỗi loại hình cũng có những đặc thù riêng để đảm bảo đạt
hiệu quả cao nhất. Trong những năm gần đây Chi cục QLTT Long An đã đẩy mạnh cơng tác đấu tranh chống hàng giả qua đó đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thu giữ nhiều loại mặt hàng giả như: Mũ xe máy và các loại sen vòi inax giả, hàng nghìn sản phẩm phụ tùng xe máy giả, loa giả nhãn hiệu MICROLAB, Mỳ chính AJINOMOTO giả,…Qua cơng tác đấu tranh chống hành giả có đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, là nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát: Có thể nói,
trong cơng tác đấu tranh chống sản xuất, bn bán hàng giả thì khâu trinh sát, nắm đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trị hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết định. Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm lớn của các đầu mối kinh doanh hàng giả, các cơ sở sản xuất hàng giả địi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ cao trong trinh sát, thâm nhập để thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm làm căn cứ xử lý kết hợp với việc thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ của sản phẩm, hàng hố.
Thứ hai, là cơng tác phối kết hợp với các DN có hàng hố bị xâm phạm:
Trong công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của DN có hàng hố bị xâm phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định. DN chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm với hàng giả; trong nhiều trường hợp, với đội ngũ cán bộ thị trường đơng đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hố của mình, DN chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng.
Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay, đặc biệt là hàng hố nhập ngoại có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhưng cơ quan chức năng không đủ căn cứ để xử lý do khơng có sự tham gia của DN hoặc người đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Thứ ba, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi: Do những thay đổi
trong quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật về sở hữu cơng nghiệp, khơng ít đơn vị đã có dấu hiệu “chùn tay” khi xử lý các vi phạm về xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu..... Trong điều kiện chưa có cơ quan giám định
SHTT độc lập, cần thiết phải nâng cao trình độ của cán bộ thực thi trong việc đánh giá vi phạm. Có thể nghiên cứu mơ hình thành lập một Hội đồng tư vấn nghiệp vụ gồm các cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ của Chi cục QLTT và một số đơn vị như Sở Khoa học Công nghệ, Công an..... kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên môn của Cục SHTT để kết luận về vi phạm.
Thực tế hàng năm Chi cục QLTT tỉnh Long An đều phối hợp với các DN để tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn kỹ năng phân biệt hàng giả cho cán bộ thực thi, cách làm này đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ và là mơ hình cần nhân rộng [40].
Bài học kinh nghiệm cho Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre:
- Xây dựng các chuyên đề theo mơ hình tổ chức các buổi tọa đàm “Nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền và bảo vệ thương hiệu DN”.
- Tăng cường kiểm tra kiểm soát, xác định trọng tâm chống hàng giả đối với hàng hóa trên khâu lưu thơng, hàng giả chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Tăng cường quản lý địa bàn, nắm rõ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường. Đặc biệt các đối tượng chuyên sản xuất, bn bán hàng giả. Đồng thời có biện pháp chống hàng giả đối với "hàng giả nhập khẩu giả hàng nội".
- Tăng cường mở rộng mạng lưới cộng tác viên cung cấp thông tin hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bến Tre và ngoài tỉnh.
- Tổ chức chống hàng giả theo chuyên đề, chủ điểm như: Về nhóm mặt hàng, ngành hàng; về địa bàn; về thời gian (ví dụ: Dịp Tết Nguyên đán chống hàng giả với các mặt hàng đồ dùng phục tết, an toàn thực phẩm,…..)….
- Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức QLTT. - Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả cho công chức QLTT.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, DN, cá Hiệp hội nghề.
- Tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan có chức năng kiểm tra xử lý sản xuất, buôn bán hàng giả và các cơ quan khác, các cấp chính quyền cơ sở, khu dân cư.
- Thường xuyên tuyên truyền đến cơ sở kinh doanh (CSKD), người tiêu dùng về công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; băng rơn, áp phích và định kỳ tổ chức Hội nghị phân biệt hàng thật, hàng giả, kết hợp trong cơng q trình thực thi cơng vụ.
- Cho các DN, hộ kinh doanh cá thể ký cam kết không sản xuất buôn bán hàng giả.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN
LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE 2.1. Khái quát chung về Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre 2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Quản lý thị trường Ghi chú: : : Quan hệ chỉ huy; : Quan hệ phối hợp 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Chi cục QLTT đã xây dựng quy chế làm việc để cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh, bộ phận trong bộ máy tổ chức như sau:
CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG NGHIỆP VỤ TỔNG HỢP
05 ĐỘI QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ BẾN TRE VÀ 01 ĐỘI CƠ ĐỘNG