PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Lý luận về sản xuất, buôn bán hàng giả
1.2.2. Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Ngày nay, tham gia vào hoạt động sản xuất, bn bán hàng giả có đủ loại tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngồi nhưng phần đơng và phổ biến hơn cả là các DN ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể. Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần như mang tính chuyên nghiệp. Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất - giao nhận - vận chuyển - bn bán - tiêu thụ hàng giả; trong đó có những quan hệ móc nối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài để sản xuất hàng giả đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam hoặc thậm chí được sản xuất ở trong nước rồi đưa qua biên giới để sau đó tìm cách nhập trở lại vào nước ta với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt người tiêu dùng. Cụ thể:
- Đối với các DN trong nước: Sản xuất nhái mẫu mã, kiểu dáng cơng nghiệp, sử dụng thương hiệu hàng hố... của nước ngoài để tiêu thụ tại Việt nam và thậm chí đã có trường hợp xuất khẩu hàng vi phạm nhãn hiệu ra nước ngoài; sản xuất giả hàng của những DN Việt Nam có sản phẩm chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao: Rượu bia, nước giải khát, nước mắm...và nhập khẩu hàng hố có yếu tố vi phạm về sở hữu cơng nghiệp.
- Các loại hình DN, tư nhân Việt Nam liên kết với DN, tư nhân nước ngoài để sản xuất tại nước ngồi, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, bao bì giả nhãn và giả nhãn hiệu hàng hoá.
- Một số DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Việc sản xuất hàng giả của loại đối tượng này thường ở dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu...
- Hộ kinh danh cá thể sản xuất, tiêu thụ hàng giả: Đối tượng này sản xuất chủ yếu những mặt hàng tiêu dùng thông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng: Xà phòng, dầu gội đầu, muối I-ốt, bột canh...
- Khi nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhiều
loại hàng giả được sản xuất ở nước ngoài đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ, đồng thời xuất hiện DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sản xuất nhái theo mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu của các sản phẩm hàng hố nước ngồi gây tranh chấp, khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cơng ty nước ngồi sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam tiêu thụ: Chủ yếu là hàng cao cấp, có giá trị lớn như hàng điện tử, hàng may mặc cao cấp, các loại đồng hồ đeo tay đủ các nhãn mác, hàng mỹ phẩm cao cấp..., gắn nhãn hiệu hàng hố cùng loại của các hãng nước ngồi có thương hiệu nổi tiếng, như hàng điện tử, điện lạnh mang nhãn hiệu National, Sony... đồng hồ gắn nhãn hiệu Rado, Omega... nhưng thực chất hàng khơng phải do hãng có thương hiệu nổi tiếng đó sản xuất. Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến, loại hàng giả này đã và đang được bán công khai trên thị trường nước ta mà chủ yếu là hàng Trung Quốc. Những hàng giả trên xâm nhập thị trường Việt nam bằng các đường:
- Nhập lậu.
- Nhập khẩu tiểu ngạch.
- Thậm chí có thể cả nhập khẩu chính ngạch những hàng hố có yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp (vi phạm nhãn hiệu, xuất xứ, kiểu dáng cơng nghiệp) hoặc do chính sách nhập khẩu phân luồng (xanh, vàng, đỏ) của Hải Quan (theo mơ hình quản lý rủi ro) nên có một số loại hàng giả vào Việt Nam bằng con đường chính nghạch.