Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở tỉnh LongAn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở tỉnh LongAn

Mười tháng năm 2017, lực lượng QLTT tỉnh Long An kiểm tra 1.324 vụ, xử lý 823 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 8,9 tỉ đồng (đạt 163% kế hoạch) [30].

Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

Với đặc thù tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, trong đấu tranh chống hàng giả, Chi cục QLTT tỉnh Long An xác định công tác đấu tranh chống hàng giả của Chi cục được gắn liền với công tác chống vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu trên khâu lưu thông trong đó trọng tâm là hàng hóa được vận chuyển từ biên giới vào nội địa. Hàng giả được vận chuyển, buôn bán trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào nhóm hàng giả nhập lậu, hàng giả nhập khẩu chính ngạch (thông qua khai báo hải quan gian lận, gian lận thương mại) và "hàng giả nhập khẩu giả hàng nội", công tác dự báo tình hình, tập huấn hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả được Chi cục QLTT tỉnh Long An quan tâm triển khai tốt để các Đội QLTT và mỗi công chức QLTT kịp thời cập nhật được thông tin xác định hàng giả, phát hiện và xử lý vi phạm.

Do đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài nên Chi cục xác định kiểm tra chống hàng giả trên khâu lưu thông có nguồn gốc từ Campuchia, Trung Quốc là khâu trọng yếu, quan trọng nhất trong triển khai chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục, đồng thời góp phần quan trọng ngăn chặn hàng giả nhập lậu vào thị trường nội địa. Do đó, Chi cục đã tổ chức việc triển khai đồng bộ và quyết liệt tới các Đội QLTT trên toàn tuyến ngăn chặn hàng giả nhập lậu vào địa bàn trên khâu lưu thông.

Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng giả được sản xuất trong nước. Do đó cách thức, biện pháp để tổ chức kiểm tra, xử lý với mỗi loại hình cũng có những đặc thù riêng để đảm bảo đạt

hiệu quả cao nhất. Trong những năm gần đây Chi cục QLTT Long An đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hàng giả qua đó đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thu giữ nhiều loại mặt hàng giả như: Mũ xe máy và các loại sen vòi inax giả, hàng nghìn sản phẩm phụ tùng xe máy giả, loa giả nhãn hiệu MICROLAB, Mỳ chính AJINOMOTO giả,…Qua công tác đấu tranh chống hành giả có đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, là nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát: Có thể nói,

trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì khâu trinh sát, nắm đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết định. Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm lớn của các đầu mối kinh doanh hàng giả, các cơ sở sản xuất hàng giả đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ cao trong trinh sát, thâm nhập để thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm làm căn cứ xử lý kết hợp với việc thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ của sản phẩm, hàng hoá.

Thứ hai, là công tác phối kết hợp với các DN có hàng hoá bị xâm phạm:

Trong công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của DN có hàng hoá bị xâm phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định. DN chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm với hàng giả; trong nhiều trường hợp, với đội ngũ cán bộ thị trường đông đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hoá của mình, DN chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng.

Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay, đặc biệt là hàng hoá nhập ngoại có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhưng cơ quan chức năng không đủ căn cứ để xử lý do không có sự tham gia của DN hoặc người đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Thứ ba, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi: Do những thay đổi

trong quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, không ít đơn vị đã có dấu hiệu “chùn tay” khi xử lý các vi phạm về xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu... Trong điều kiện chưa có cơ quan giám định

SHTT độc lập, cần thiết phải nâng cao trình độ của cán bộ thực thi trong việc đánh giá vi phạm. Có thể nghiên cứu mô hình thành lập một Hội đồng tư vấn nghiệp vụ gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục QLTT và một số đơn vị như Sở Khoa học Công nghệ, Công an... kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên môn của Cục SHTT để kết luận về vi phạm.

Thực tế hàng năm Chi cục QLTT tỉnh Long An đều phối hợp với các DN để tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn kỹ năng phân biệt hàng giả cho cán bộ thực thi, cách làm này đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ và là mô hình cần nhân rộng [40].

Bài học kinh nghiệm cho Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre:

- Xây dựng các chuyên đề theo mô hình tổ chức các buổi tọa đàm “Nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền và bảo vệ thương hiệu DN”.

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát, xác định trọng tâm chống hàng giả đối với hàng hóa trên khâu lưu thông, hàng giả chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

- Tăng cường quản lý địa bàn, nắm rõ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường. Đặc biệt các đối tượng chuyên sản xuất, buôn bán hàng giả. Đồng thời có biện pháp chống hàng giả đối với "hàng giả nhập khẩu giả hàng nội".

- Tăng cường mở rộng mạng lưới cộng tác viên cung cấp thông tin hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bến Tre và ngoài tỉnh.

- Tổ chức chống hàng giả theo chuyên đề, chủ điểm như: Về nhóm mặt hàng, ngành hàng; về địa bàn; về thời gian (ví dụ: Dịp Tết Nguyên đán chống hàng giả với các mặt hàng đồ dùng phục tết, an toàn thực phẩm,…..)….

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức QLTT. - Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả cho công chức QLTT.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, DN, cá Hiệp hội nghề.

- Tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan có chức năng kiểm tra xử lý sản xuất, buôn bán hàng giả và các cơ quan khác, các cấp chính quyền cơ sở, khu dân cư.

- Thường xuyên tuyên truyền đến cơ sở kinh doanh (CSKD), người tiêu dùng về công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; băng rôn, áp phích và định kỳ tổ chức Hội nghị phân biệt hàng thật, hàng giả, kết hợp trong công quá trình thực thi công vụ.

- Cho các DN, hộ kinh doanh cá thể ký cam kết không sản xuất buôn bán hàng giả.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN

LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE 2.1. Khái quát chung về Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre 2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Quản lý thị trường Ghi chú: : : Quan hệ chỉ huy; : Quan hệ phối hợp 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Chi cục QLTT đã xây dựng quy chế làm việc để cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh, bộ phận trong bộ máy tổ chức như sau:

CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ TỔNG HỢP

05 ĐỘI QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ BẾN TRE VÀ 01 ĐỘI CƠ ĐỘNG

1/ Chi cục trưởng: Chi cục trưởng là người đứng đầu cơ quan, đồng thời là Phó Giám đốc Sở Công thương, lãnh đạo toàn diện công việc của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND tỉnh; Cục QLTT, BCĐ 389 và Sở Công thương Bến Tre về toàn bộ hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre;

2/ Phó Chi cục trưởng: Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng điều hành công việc theo sự phân công và uỷ quyền của Chi cục trưởng; Phó Chi cục trưởng được nhân danh Chi cục trưởng khi giải quyết những công việc được Chi cục trưởng phân công và uỷ quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Chi cục trưởng và trước pháp luật; Các quyết định của từng Phó Chi cục trưởng phải báo cáo kịp thời cho Chi cục trưởng;

3/ Phòng Tổ chức - Hành chính: Phòng Tổ chức- Hành chính là phòng chuyên môn tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Chi cục về những nội dung công việc sau:

- Tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường chính quy, hiện đại; - Thực hiện chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức Quản lý thị trường;

- Giải quyết mọi chế độ chính sách cho cán bộ công chức kịp thời, đúng quy định;

- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý tài chính và tài sản của toàn Chi cục;

- Phối hợp với phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, thực hiện công tác kiểm tra hoạt động của các Đội QLTT theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;

- Quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo Chi cục, Phòng, Đội QLTT; sắp xếp cán bộ, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, nâng lương, chuyển ngạch, đào tạo, bồi dưỡng, xét khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền được phân cấp quản lý;

Xây dựng kế hoạch biên chế, hướng dẫn các phòng chuyên môn, các Đội QLTT nhận xét đánh giá công chức hàng năm tổng hợp thi đua khen thưởng trình hội đồng thi đua khen thưởng của Chi cục;

- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đúng quy định;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức toàn Chi cục thực hiện tốt quy chế công tác của ngành và các quy định đối với cán bộ, công chức thuộc Chi cục;

- Lập kế hoạch chỉ tiêu, mua sắm tài sản công, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị làm việc trình lãnh đạo Chi cục phê duyêt;

- Tổ chức tiếp đón khách khi đến làm việc với Chi cục;

- Quản lý việc cấp phát trang phục, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong cơ quan;

- Xây dựng nội quy cơ quan, tham gia thường trực hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của Chi cục;

- Kiểm tra, hướng dẫn các Đội mở sổ sách theo dõi nguồn tài chính, quản lý tài sản công; trang thiết bị, phương tiện làm việc;

- Quản lý lưu dữ tài liệu, quản lý và sử dụng con dấu của Chi cục đúng quy định;

Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ, công việc khác do lãnh đạo Chi cục giao hoặc yêu cầu thực hiện.

4/ Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp: Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp là phòng chuyên môn tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Chi cục về những nội dung công việc sau:

- Dự thảo quy chế phối hợp giữa các Phòng, Đội QLTT và các cơ quan chức năng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Xây dựng kế hoạch tập huấn hàng năm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức;

- Tham mưu cho lãnh đạo xử lý những vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền mà các Đội QLTT chuyển đến;

- Thống kê, tổng hợp báo cáo tình hình thị trường, kết quả công tác của toàn Chi cục để báo cáo tuần, tháng, quý, năm theo đúng quy định hoặc báo cáo đột xuất;

- Quản lý, theo dõi, kiểm tra cấp phát và sử dụng ấn chỉ QLTT;

- Là bộ phận tổng hợp giúp Thường trực Ban chỉ đạo 389/ĐP thực hiện những yêu cầu nhiệm vụ do Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Bến Tre giao cho;

- Lập chương trình, kế hoạch công tác, theo dõi hoạt động của các Đội QLTT trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;

- Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính;

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các Đội và công chức QLTT. - Thẩm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các Đội và công chức QLTT;

- Tiếp nhận hồ sơ các vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng Đội QLTT; nghiên cứu, thẩm định hồ sơ đề xuất Chi cục trưởng xử lý;

- Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện công tác kiểm tra hoạt động của các Đội QLTT theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;

Ngoài việc thực hiện một số nhiệm vụ công tác chuyên môn trên còn thực hiện những công việc khác khi lãnh đạo Chi cục yêu cầu.

5/ Các Đội QLTT:

- Phát hiện, kiểm tra hàng nhập lậu, hàng cấm, kiểm tra sản xuất, buôn bán hàng giả; kiểm tra việc chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại; phát hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của Chi cục QLTT;

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật thương mại theo thẩm quyền. Trong trường hợp vượt thẩm quyền của Đội thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý;

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn được phân công, để kiểm tra và xử lý các VPHC liên quan đến nhiều lĩnh vực; đối với các vụ việc không thuộc địa bàn phụ trách khi phối hợp với các cơ quan hữu quan để kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chi cục trưởng;

- Đề xuất với Chi cục để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp QLTT, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn; những bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật thương mại cần được sửa đổi, bổ sung;

- Tổng hợp tình hình thị trường trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

- Thực hiện quy chế công tác và chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn được phân công chịu trách nhiệm mọi vấn đề về tổ chức kiểm tra, quyết định xử lý VPHC theo quy định của

- Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức của Đội theo sự phân cấp quản lý; Quản lý tài chính, tài sản, phương tiện hoạt động, ấn chỉ, lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)