Nhóm giải pháp về chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 88 - 94)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác chống sản xuất, bn bán hàng giả tại Ch

3.2.1. Nhóm giải pháp về chủ trương

3.2.1.1. Cơ cấu lại các Đội QLTT, bố trí lại nhân lực, nâng cao chất lượng công chức được tuyển dụng đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Thứ nhất, cơ cấu lại các Đội QLTT:

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Chi cục QLTT đang có sự mất cân đối giữa Đội QLTT cơ động và Đội QLTT phụ trách địa bàn trong khi số lượng công chức rất hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động, gây ra chồng chéo, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng số lượng Đội QLTT cơ động từ 01 Đội lên 02 Đội, gồm Đội QLTT cơ động chống buôn lậu trên khâu lưu thông và Đội QLTT cơ động chống hàng giả (Đội QLTT số 04 hiện nay).

- Chuyển đổi mơ hình Đội QLTT liên huyện ( 01 Đội quản lý 02 huyện) thành 01 Đội quản lý địa bàn 01 huyện.

Thứ hai, bố trí lại nhân lực:

- Giảm số lượng công chức hiện đang công tác tại bộ phận gián tiếp. Tùy theo yêu cầu chức năng nhiệm vụ mỗi Phịng có từ 2 đến 3 cơng chức.

- Tăng số lượng công chức tại các Đội QLTT tùy thuộc vào Chính sách của Chính phủ và biên chế cơng chức tại Chi cục.

- Ưu tiên bố trí cơng chức đào tạo chuyên ngành Luật tại Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ, Đội QLTT cơ động chống hàng giả, Đội QLTT phụ trách địa bàn thành phố Bến Tre. Tiến tới phấn đấu mỗi Đội có ít nhất 01 cơng chức đào tạo chuyên ngành Luật.

- Từng bước giảm tiến tới thanh lý hợp đồng toàn bộ số nhân viên hợp đồng để tuyển dụng công chức đáp ứng yêu cầu thông qua thi tuyển công chức QLTT.

Thứ ba, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức:

Căn cứ vào thực trạng nhân lực hiện tại có thể thấy rằng đội ngũ cơng chức của Chi cục QLTT Bến Tre được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh

đó, để có đội ngũ cơng chức có chun mơn phù hợp với cơng tác QLTT nói chung và cơng tác đấu tranh chống hàng giả nói riêng thì Chi cục cần bổ sung, hồn thiện hệ thống các tiêu chuẩn đối với công chức QLTT theo hướng ưu tiên những ứng viên trẻ, có lịng nhiệt huyết, được đào tạo chính quy với các về kiến thức pháp luật, kinh tế và những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin ... làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, tuyển chọn cơng chức. Nội dung thi tuyển ngồi các tiêu chí chung theo quy định cần có các kiến thức về xã hội, giao tiếp và hiểu biết cơ bản về hoạt động của QLTT. Thông qua công tác tuyển dụng từng bước xây dựng đội ngũ kế cận và hình thành đội ngũ cơng chức có năng lực, trình độ chun sâu theo từng lĩnh vực để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

Thứ tư, quan tâm và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức:

Giáo dục chính trị, tư tưởng: Công tác đấu tranh chống hàng giả thường

xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, các đối tượng vi phạm sẵn sàng dùng đủ mọi thủ đoạn để mua chuộc cán bộ thực thi, che dấu hành vi vi phạm của mình. Trên phạm vi tồn quốc, khơng ít cán bộ, cơng chức đã bị xử lý thậm chí truy tố về các hành vi vi phạm liên quan đến nhận hối lộ, cố ý làm trái.... Do đó, trong q trình cơng tác phải thường xun quan tâm đến cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị. Thường xuyên quán triệt các quy định của Bộ Công Thương về những điều công chức QLTT không được làm; xây dựng nội dung họp Chi bộ đảng gắn với chuyên môn, rèn luyện, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị của cơng chức QLTT; có biện pháp khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Các trường hợp có dấu hiệu vi phạm Quy chế cơng tác, quy định pháp luật cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay thơng qua các hình thức như ln chuyển công tác, tạm thu hồi Thẻ Kiểm tra thị trường trong quá trình xác minh để nâng cao hiệu quả răn đe, giáo dục.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức từ 2-3 đợt tấp huấn nâng cao chuyên

môn, nghiệp vụ về hàng giả cho công chức, nhân viên QLTT vào các thời điểm Quý I, II, III, không nên tổ chức vào dịp cuối năm là thời điểm cao độ về hoạt động kiểm tra kiểm soát. Nội dung tập huấn xây dựng theo theo từng chuyên đề hàng giả như:

+ Kỹ năng nhận biết hàng giả; các quy định của pháp luật về hàng giả; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống hàng giả của các tập thể, cá nhân trong và ngồi đơn vị; quy trình nghiệp vụ kiểm tra và nghiệp vụ điều tra trinh sát trong lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả; quản lý, sử dụng và ghi chép ấn chỉ QLTT; các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường trong nước, trong tỉnh….

+ Hình thức tổ chức thực hiện kết hợp giữa tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các cơ quan chun mơn có liên quan như Cục QLTT, Cục SHTT, Sở Khoa học - Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,... các DN có các sản phẩm bị làm giả, các Hiệp hội nghề.

+ Kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn được giải quyết theo hướng sử dụng linh hoạt các nguồn kinh phí được phép sử dụng từ ngân sách hàng năm có mục chi cho cơng tác đào tạo, tấp huấn hoặc nguồn tài trợ của các DN đặc biệt là các DN có sản phẩm bị làm giả.

- Định kỳ 6 tháng tổ chức kiểm tra sát hạch trình độ của cơng chức, người lao động trong Chi cục. Nội dung kiểm tra, sát hạch dựa trên vị trí cơng tác, u cầu của chức danh. Cụ thể:

+ Đối với Đội trưởng Đội QLTT: Trọng tâm kiểm tra sát hạch các kiến thức quản lý chung, quy trình nghiệp vụ chung của QLTT….

+ Đối với Phó Đội trưởng: Trọng tâm kiểm tra sát hạch các kiến thức liên quan đến tác nghiệp cụ thể, thực thi công vụ của QLTT, khả năng tổ chức, quản lý Đoàn kiểm tra, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống phát sinh…

+ Đối với KSV thị trường, KSV trung cấp: Các kỹ năng về soạn thảo văn bản, thiết lập ấn chỉ, quy trình xử lý, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống phát sinh, các quy định của pháp luật về hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả…

+ Đối với nhân viên hợp đồng lao động: Tùy theo tính chất cơng việc được

giao, nội dung kiểm tra sát hạch chủ yếu tập trung vào kỹ năng trinh sát, xác minh thông tin, các dấu hiệu nhận biết hàng giả…

- Thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, hội thảo về hàng giả, học tập trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn. Cán bộ được cử đi học tập phải có ý thức học tập nghiêm túc, có kiến thức nền tảng tốt về hàng giả và sẽ trở thành hạt nhân trong các chương trình đào tạo tập huấn nội bộ cũng như trong triển khai hoạt động chuyên môn tại các Đội QLTT. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơng chức, người lao động có nhu cầu tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn theo các trình chương trình đạo tạo Đại học, sau Đại học…

3.2.1.2. Tăng cường sự phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, Hiệp hội và DN trong phịng, chống sản xuất và bn bán hàng giả.

Thứ nhất, tăng cuờng, nâng cao hiệu quả phối hợp với các DN nhất là các

DN có hàng hố bị làm giả, cụ thể:

- Nâng cao ý thức, năng lực tự bảo vệ của các DN trong tỉnh trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thực hiện các hoạt động pháp lý để chống bị làm giả thông qua tổ chức đối thoại, Hội thảo, trao đổi với các DN, các chủ sở hữu quyền để giới thiệu các hoạt động của các cơ quan chức năng; trao đổi về các vấn đề liên quan đến cơng tác đấu tranh chống hàng giả, những khó khăn, vuớng mắc đã gặp phải cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp và các đề xuất, kiến nghị của các DN, các chủ sở hữu quyền.

- Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với các DN, đại diện chủ sở hữu đã có q trình phối hợp nhiều năm với Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre như Công ty AJINOMOTO Việt Nam, Công ty UNILEVER Việt Nam, Công ty cổ phần Bình Tây, Văn phịng Luật sư Phạm và Liên danh, Công ty Honda Việt Nam... Chủ động mở rộng kênh quan hệ, phối hợp với các DN, các chủ sở quyền có hàng hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng nhóm các mặt hàng có nguy cơ bị làm giả cao như mỹ phẩm, đồ điện, điện tử, đồ may mặc, thực phẩm ...

Từ thực tiễn của công tác chống hàng giả trong những năm qua cho thấy việc duy trì và khơng ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các DN, các tổ chức cá nhân SXKD là một trong những biện pháp hiệu quả, tích cực nhất để nâng cao hiệu

Thứ hai, duy trì và làm tốt cơng tác phối hợp với các cấp chính quyền, các

cơ quan chức năng trong và ngồi tỉnh. Thơng qua phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Hải quan, Khoa học - Công nghệ, Chi cục QLTT các tỉnh... giúp tăng cường sức mạnh trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngay từ khâu dự báo, đánh giá tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả đến tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý vi phạm. Các cấp chính quyền địa phương chính là cấp cơ sở, gần dân, gần DN và là cánh tay nối dài, là kênh thông tin phản ánh, là lực lượng hỗ trợ cho QLTT trong tổ chức đấu tranh chống hàng giả tại địa phương.

Thứ ba, mở rộng và tăng cường mối quan hệ với các tổ chức xã hội, tổ chức

phi chính phủ như Hội, Hiệp hội, như Hiệp Hội chống hàng giả Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hiệp Hội chống hàng giả của các DN có vốn đầu tư nước ngồi, ... Đây là các tổ chức có kênh kết nối trực tiếp với nhiều chương trình, dự án về chống hàng giả; tổ chức nhiều chương trình Hội nghị, Hội thảo về hàng giả; trực tiếp thay mặt các DN để phối hợp với các cơ quan chức năng về chống hàng giả cũng như có kênh thơng tin quan trọng về tình hình, diễn biến của tình trạng sản xuất, bn bán hàng giả đang diễn ra trên thị trường.

3.2.1.3. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất và thực hiện cải cách hành chính cơng.

Thứ nhất, bổ sung, hồn thiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, điều kiện làm

việc là yếu tố mang tính bổ trợ, hậu cần phục vụ công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả; là cơ sở để triển khai các hoạt động chuyên môn. Cơ sở vật chất nghèo nàn, khơng đáp ứng u cầu thực tế thì khơng thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn. Trước thực trạng cơ sở vật chất của Chi cục vừa thiếu thốn, vừa xuống cấp cần từng bước bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc để đáp ứng yêu cầu công tác và tạo tâm lý ổn định cho cán bộ công chức. Trước mắt có lộ trình để xây dựng trụ sở làm việc cho các Đội QLTT hiện đang phải thuê trụ sở. Việc xây dựng trụ sở làm việc đảm bảo mơ hình có khu vực kiểm tra hàng hóa (xe ơ tơ tải lớn có thể ra vào được); khu vực kho bảo quản hàng hóa, phịng làm việc, phịng nghỉ, phịng ăn tập thể cho cán bộ cơng chức dảm bảo đáp ứng yêu cầu công vụ do đặc thù công việc của QLTT thường xuyên phải làm đêm,

làm ngồi giờ. Tại trụ sở Văn phịng Chi cục tạm thời sử dụng trụ sở củ, sau đó xây mới sau khi giải phóng xong mặt bằng và bổ sung hệ thống nhà kho, phòng truyền thống, phòng trưng bày hàng giả… Trang cấp, bổ sung phương tiện phục vụ công tác thay thế các xe đã hỏng, quá cũ; ưu tiên sử dụng các loại xe bán tải để kết hợp vận chuyển hàng hóa bị thu giữ.

Việc bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất phải được xây dựng dưới dạng Chương trình, Đề án được UBND tỉnh phê duyệt và có lộ trình cụ thể để làm căn cứ đề nghị các cấp, các ngành liên quan phối hợp giải quyết.

Thứ hai, thực hiện cải cách hành chính cơng: Để làm tốt cơng tác đấu tranh

chống hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre phải từng bước thực hiện cải cách hành chính cơng, trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung thứ 3 về cải cách hành chính cơng trong Nghị quyết trung ương 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng… và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phịng, chống tham nhũng lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cải cách hành chính đối với Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre là công việc hết sức mới mẻ, diễn ra trong điều kiện kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước nói chung, cơ sở lý luận về QLTT nói riêng. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần triển khai trọng tâm một số nhiệm vụ sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy các Phòng, Đội QLTT theo hướng tăng Đội QLTT cơ động, tăng Đội QLTT địa bàn; giảm nhân lực ở bộ phận gián tiếp, tăng nhân lực trực tiếp làm công tác kiểm tra thông qua việc điều chuyển, luân chuyển cán bộ và sáp nhập đảm bảo tinh giản biên chế theo Nghị quyết số: 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Tăng cuờng hiệu lực và hiệu quả công tác hậu kiểm, kiểm tra nội bộ; nâng cao tính răn đe và phòng ngừa; kịp thời phát hiện, khắc phục và xử lý sai phạm.

- Chuẩn hóa các quy trình nội bộ như báo cáo, đào tạo, tập huấn, tuyển dụng, kiểm tra…., khắc phục tình trạng khơng chính quy, khơng hợp lý như hiện nay. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể, trách nhiệm của người đứng đầu như Trưởng Đoàn kiểm tra, Đội trưởng, Trưởng phòng, Chi cục trưởng…

- Từng bước nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai công việc.

Trong thực hiện cải cách hành chính cơng, nhân tố con nguời phải đuợc coi trọng và đóng vai trị có tính quyết định nhất, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính nói chung, chống hàng giả nói riêng./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)