Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 60 - 62)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh

2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả

Trong những năm qua Chi cục QLTT Bến Tre đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ cơng chức học tập, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị. Đồng thời Chi cục phối hợp với Cục QLTT - Bộ Cơng thương, các DN, Tập đồn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hàng giả cho cán bộ, cơng chức thơng qua mốt số hình thức chủ yếu sau:

- Tổ chức Hội nghị về hàng giả: Phối hợp một số DN có sản phẩm đang bị làm giả trên thị trường tổ chức Hội nghị tập huấn các quy định của pháp luật về hàng giả và các nhận biết hàng giả cho cán bộ, cơng chức QLTT. Đây là hình thức do Chi cục chủ động trong khâu tổ chức nên tập trung được phần lớn công chức tham gia. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và sự phối hợp của các DN cịn hạn chế nên hình thức tun truyền này tổ chức khơng được thường xuyên.

- Cử công chức, KSV viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, Hội thảo về hàng giả do Cục QLTT, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hoặc đi trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả tại các tỉnh có hoạt động thương mại phát triển, các tỉnh giáp biên giới nơi có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động mạnh. Ðây là hình thức đào tạo mà Chi cục không chủ động phải phụ thuộc vào đơn vị tổ chức nên thường số lượng cử đi học tập có hạn (thường là cử đại diện) và những kiến thức mới được tiếp nhận phục thuộc nhiều vào khả năng tiếp thu cá nhân của người được cử đi học. Tuy nhiên hình thức Hội nghị, Hội thảo hoặc tọa đàm (số lượng học viên đông, học viên chủ yếu ngồi nghe giảng, ít ghi chép, sự thảo luận và trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ cũng thường rất hạn chế) nên việc tiếp thu được kiến thức không sâu, khơng nhiều và chóng qn nhất là học viên cao tuổi. Bên cạnh đó, việc cử cán bộ đi học tập, nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm thường chỉ tập trung vào một số công chức khá về chuyên môn nghiệp vụ, số lượng cử đi học không được nhiều, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền đạt lại kiến thức mới từ người được cử đi học với người khơng được cử học cũng ít được chú trọng.

- Tự đào tạo thơng qua hình thức kèm cặp: Trong quá trình kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm, những KSV có giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ tốt kèm cặp, hướng dẫn cho những KSV, nhân viên ít kinh nghiệm hoặc yếu nghiệp vụ nhất là người mới vào ngành. Đây là hình thức đào tạo dễ thực hiện nên được Chi cục áp dụng thường xun, tuy nhiên việc đào tạo đơi khi mang tính kinh nghiệm, lối mịn truyền từ người này sang người khác mà thiếu sự cập nhật hoặc hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người được đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)