Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 27 - 31)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Lý luận về sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.3. Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.3.1. Phương thức sản xuất hàng giả

Sản xuất, buôn bán hàng giả thường được tiến hành lén lút là chủ yếu, nhưng cũng có lúc, có loại được sản xuất và tiêu thụ công khai, việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện; có loại quy trình sản xuất đơn giản nhưng cũng có loại quy trình sản xuất phức tạp, tinh xảo, địi hỏi quy trình cơng nghệ cao.

Hàng giả sản xuất trong nước hay nhập lậu từ nước ngoài đều có chung một mục tiêu đó là:

- Sản xuất những loại hàng hoá đang khan hiếm, thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, lãi suất cao.

- Sản xuất hàng hoá mang tên thương mại, địa chỉ sản xuất, nhãn hiệu... hoặc một trong các yếu tố trên của cơ sở sản xuất kinh doanh khác có thương hiệu nổi tiếng hoặc có chất lượng tốt hơn, thị trường tiêu thụ nhiều.

- Sản xuất theo đơn đặt hàng của các chủ tiêu thụ.

- Sản xuất hàng hoá lấy nhãn hiệu, hàng hoá cùng loại của những cơ sở sản xuất khác đã nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để tiêu thụ được hàng hố của mình sản xuất ra.

- Sản xuất hàng hố cùng loại, cùng cơng dụng nhái nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng - đây là tình trạng vi phạm xảy ra khá nhiều hiện nay. Việc làm giả nhãn hiệu của người khác rất tinh vi: Có khi nhái tồn bộ, có khi chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ, thêm, bớt một chút... làm cho người tiêu dùng không để ý, dễ nhầm lẫn với hàng thật.

- Sản xuất hàng hố có nhãn hàng hố nhưng khơng ghi tên thương mại, địa chỉ, chất lượng, thành phần cấu tạo... hoặc có ghi nhưng ghi không đầy đủ, không rõ ràng, ghi không đúng sự thật.

- Sử dụng lại bao bì, nhãn hiệu của hàng chính phẩm đánh tráo ruột là hàng giả, bao bì nhãn hiệu thật... (xi măng, dầu gội đầu..)

- Hàng hoá được sản xuất theo phương thức thủ cơng, khơng có trình độ chun mơn, kỹ thuật, khơng tn theo một quy trình sản xuất nhất định (ví dụ: đối với một số loại hàng hố như mỹ phẩm - phải có sổ theo dõi pha chế thuốc, kiểm tra chất lượng, hồ sơ số lô sản xuất... nhưng người sản xuất hàng giả khơng tn thủ quy trình sản xuất trên). Mặt khác người sản xuất mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo để sản xuất... Đây là một phương thức sản xuất hàng giả đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay mà có những mặt hàng giả gây nguy hiểm cho xã hội, cho sản xuất, cho sức khoẻ con người như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, hoá mỹ phẩm.

- Hàng cũ, hàng đã qua sử dụng được tân trang lại, được mông má, lên đời, đánh bóng như mới; hàng bị tráo đổi các linh kiện, phụ tùng chính hiệu... chất lượng khơng đảm bảo như hàng chính hiệu nhưng được đem tiêu thụ như hàng mới, hàng nguyên gốc.

- Tẩy xoá, sửa lại nhãn hàng đã quá hạn sử dụng, hàng chất lượng khơng đảm bảo an tồn thành hàng còn trong thời hạn sử dụng... để tiêu thụ. Phương thức này chủ yếu tiêu thụ hàng bao gói sẵn, đồ hộp như sữa hộp, thịt hộp, cá hộp, hoa quả hộp...

- Hàng giả được sản xuất với mẫu mã bên ngồi rất giống, thậm chí nhìn bên ngồi còn đẹp hơn hàng thật, nếu không để 2 sản phẩm thật - giả cạnh nhau, thì người tiêu dùng khơng phân biệt được.

Sản xuất luôn phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, trình độ hiểu biết, nhận thức của người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao hơn nhưng các đối tượng sản xuất và tiêu thụ hàng giả ngày càng tinh vi hơn, có loại hàng giả được sản xuất với công nghệ hiện đại nên rất khó phân biệt. Do đó, để có thể phân biệt hàng thật - hàng giả trước hết cần dựa vào sự so sánh, đánh giá của nhà sản xuất ra loại hàng bị làm giả.

Đặc biệt, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng DN nước ngồi sản xuất, xuất khẩu hàng hố giả thương hiệu, xuất xứ hàng Việt Nam. Đây là vấn đề rất mới trong cơng tác chống hàng giả trong tình hình hiện nay cần được quan tâm để ngày càng đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

1.2.3.2. Phương thức buôn bán hàng giả

Phương thức vận chuyển, giao nhận, mua bán hàng giả, xâm phạm SHTT cũng rất tinh vi, tùy từng chủng loại hàng hóa mà đối tượng vi phạm chọn phương thức vận chuyển phù hợp cả bằng đường không, đường bộ, đường thủy, chuyển fax nhanh...

- Hàng giả có giá trị lớn, quy trình cơng nghệ sản xuất phức tạp, thị trường tiêu thụ rộng, thì việc sản xuất và tiêu thụ rất tinh vi: Hàng giả rất giống hàng thật, thậm chí nhìn bề ngồi có khi đẹp hơn hàng thật nhưng chất lượng kém hơn hàng thật, hoặc giả về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, chỉ dẫn thương mại...).

Những loại hàng trên nhiều khi là hàng nhập khẩu, hàng cao cấp, người tiêu dùng không am hiểu nhiều về nhãn mác, xuất xứ, cấu tạo,... đó là một yếu tố dẫn đến loại hàng giả này nhiều khi được sản xuất và tiêu thụ công khai.

Sản xuất và buôn bán loại hàng ở dạng vi phạm này nhiều khi cơng khai như nhiều loại hàng hố khác. Những hành vi vi phạm này đã bị phát hiện, kiểm tra, xử lý, nhiều trường hợp bắt đầu từ khiếu nại, khiếu kiện của chính nhà sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đang bị làm giả.

- Các loại hàng giả khác, phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau: + Dùng nhiều hình thức, chiêu thức khuyến mại đánh vào tâm lý người mua để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: Giảm giá, mua hàng được tặng quà...

+ Giá bán hàng giả thường rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ mà tiêu thụ là phổ biến nhưng cũng có loại để tránh người tiêu dùng nghi ngờ thì hàng giả lại được bán với giá xấp xỉ hàng thật, thậm chí có loại người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua, vì giá rẻ.

+ Nhiều loại hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng đối với hàng giả, hàng nhái thì khơng phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu bảo hành giả mạo làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng sản xuất có bảo hành.

+ Lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai, quảng cáo quá sự thật về cơng dụng, chất lượng hàng hố, xuất xứ..., hàng chất lượng thấp nhưng quảng cáo và bán với giá như hàng có chất lượng cao.

+ Lợi dụng người tiêu dùng hiểu biết còn hạn chế về mặt hàng, về chất lượng, nhãn hiệu hàng hố... ở vùng sâu, vùng xa, vùng nơng thôn để đưa hàng giả đến tiêu thụ. Thậm chí có loại hàng, có trường hợp đưa cả hàng có cơng dụng khác hàng thật nhưng giới thiệu, quảng cáo công dụng như hàng thật, tráo trộn hàng giả lẫn vào hàng thật để tiêu thụ. Phương thức tiêu thụ này không những được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn mà ngay tại thành phố lớn, thị xã cũng có nhiều lọai hàng hố người tiêu dùng không am hiểu nhiều, thiếu hiểu biết về công dụng, cách sử dụng, chất lượng, xuất xứ... thì hàng giả cũng được đưa ra tiêu thụ (thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm...)

- Có một số mặt hàng giả, hình thức tiêu thụ đa dạng hơn như sắt thép giả, xi măng giả đưa vào các hộ kinh doanh bán lẻ tiêu thụ; đưa vào chính đại lý của nhà sản xuất ra hàng hố chính hiệu để tiêu thụ; các chủ thầu, chủ cơng trình lớn vì lợi

nhuận đã lợi dụng hoặc móc ngoặc, thơng đồng với cơ quan quản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)