Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 82)

5. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm đã thu được

nhiều kết quả khả quan, đáng ghi nhận. Nhiều vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả

bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật, thu giữ một khối lượng lớn hàng hoá vi phạm để tiêu huỷ, ngăn chặn kịp thời những sản phẩm kém chất lượng đó tới tay người tiêu dùng.

Thứ hai, bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến khá sâu sắc, cơ bản cả trong

nhận thức và hành động của toàn xã hội trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia công

tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả được triển khai thường xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, thiết thực; nâng cao trách nhiệm của các DN sản xuất kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng và trong chống hàng giả.

Thứ tư, công tác phối hợp đuợc quan tâm triển khai cả về bề rộng và chiều

sâu, làm cơ sở để phát hiện và xử lý nhiều mặt hàng vi phạm mới, nhiều thủ đoạn vi phạm mới.

Thứ năm, công tác dự báo tình hình, tham mưu ban hành văn bản, chính

sách được quan tâm, nâng cao chất lượng với tiêu chí chính xác, kịp thời, hiệu quả góp phần quan trọng phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm sớm.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại

2.4.2.1. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại chủ quan

- Công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều bất cập (về quy định pháp luật, chính sách chưa đủ và đồng bộ, chưa hoàn thiện; trình độ nghiệp vụ trong công tác kiểm tra còn hạn chế, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ...)

- Nguồn lực (biên chế) của lực lượng QLTT Bến Tre hiện nay rất mỏng, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, nhất là chưa có bộ phận chuyên chống hàng giả; trình độ cán bộ công chức không đồng đều, chưa được đào tạo bài bản và chuyên môn sâu về chống hàng giả mà hầu hết là tự học tập kinh nghiệm thông qua tập huấn và kinh nghiệm công tác.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động chống hàng giả của

các cơ quan thực thi còn thiếu, một số Đội QLTT trên các huyện hiện nay vẫn phải đi thuê.

- Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đề án sẽ chỉ đơn thuần là những văn bản giấy tờ, khẩu hiệu nếu không được thực hiện nghiêm minh, phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.

- Công tác tuyên truyền thu hút người tiêu dùng cùng tham gia vào cuộc đấu tranh này chưa tốt, nếu nhận thức đúng đắn về hàng giả về hàng giả của người tiêu dùng sẽ khiến cho hàng giả không còn "đất sống" trên thị trường.

- Việc phối hợp của của các cơ quan ban ngành và với DN còn rất hạn chế; phần lớn các DN chưa quan tâm đến công tác chống hàng giả và chủ động bảo vệ sản phẩm của mình.

2.4.2.2. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại khách quan

- Sản xuất, buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao là lực hấp dẫn mạnh đối với những kẻ làm hàng giả.

- Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam còn ưa chuộng hàng ngoại và hàng có nhãn hiệu nổi tiếng, trong khi không đủ trình độ, khả năng phân biệt hàng nội - hàng ngoại, hàng thật - hàng giả đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hàng giả mang nhãn mác ngoại được nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. - Một nhân tố được coi là quan trọng là hàng giả với giá cả rất rẻ đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng rẻ. Đặc biệt, là người dân sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp và thiếu thông tin hàng hóa.

- Với trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại, việc sản xuất hàng giả được thực hiện rất nhanh nhạy với những lô hàng lớn và cũng được ngụy trang bằng công nghệ hiện đại, tinh xảo để dễ đánh lừa người tiêu dùng.

- Do các nước, vùng lãnh thổ quanh ta như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... có nền kinh tế hàng hoá phát triển hơn, tạo nên sức ép lớn về hàng hoá đối với thị trường Việt Nam; có nhiều tổ chức quốc tế, DN, cá nhân nước ngoài chuyên làm hàng giả, hàng kém chất lượng để đưa vào nước ta.

- Chống hàng giả nói chung và chống hàng giả có nguồn gốc nhập khẩu lưu thông trên thị trường nói riêng là công việc khó khăn, phức tạp trong khi năng lực, trình độ nghiệp vụ, thông tin và điều kiện vật chất để thực hiện công tác này của các lực lượng có chức năng chống hàng giả chưa đáp ứng yêu cầu.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI

CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE

3.1. Quan điểm và phương hướng, nhiệm vụ của công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới. sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới.

3.1.1. Quan điểm

Với diễn biến của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả theo chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường, thúc đẩy đầu tư, tạo niềm tin và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, người tiêu dùng và DN chân chính, góp phẩn thúc đẩy phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thì trong thời gian tới công tác đấu tranh chống hàng giả cần được sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cả về nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện. Trong đó cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng của Đội ngũ cán bộ QLTT Bến Tre về mọi mặt theo hướng ngày càng chính quy, hiện đại và hội nhập để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Mặt khác phải triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; từng bước xã hội hóa công tác đấu tranh chống hàng giả, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm và xây dựng chiến lược lâu dài đối với công tác chống hàng giả.

3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ.

Với những quan điểm nêu trên, trong thời gian tới cần tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tăng cường công tác tham mưu cho UBND, BCĐ 389 tỉnh, trong việc chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác phối hợp và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh theo Quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 48/QĐ- UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh Bến Tre về

“Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Đồng thời, làm tốt hơn nữa công tác dự báo tình hình thị trường, kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm phát sinh để có phương án ứng phó, nhất là những phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng buôn bán hàng giả để tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đẩy mạnh và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng nhằm nâng cao sự hiểu biết của họ về hàng giả và tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội đối với công tác đấu tranh chống hàng giả, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin, phát hiện hàng giả để tránh nhầm lẫn, kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng khi phát hiện hoặc mua phải hàng giả, không tiêu thụ hàng giả, không bao che hoặc tiếp tay cho sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các DN, các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong công tác tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhất là việc thực thi quyền SHTT đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá trên thị trường; đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vận chuyển, tàng trữ, sản xuất, buôn bán hàng giả; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, phát triển lực lượng theo hướng chính quy, hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ. Trong đó chú trọng vào công tác trẻ hóa đội ngũ và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực hàng giả cho cán bộ, công chức.

- Không ngừng đổi mới và trang bị bổ sung về thiết bị, công cụ dụng cụ và nguồn kinh phí, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đấu tranh chống hàng giả.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre. tại Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre.

3.2.1. Nhóm giải pháp về chủ trương.

3.2.1.1. Cơ cấu lại các Đội QLTT, bố trí lại nhân lực, nâng cao chất lượng công chức được tuyển dụng đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Thứ nhất, cơ cấu lại các Đội QLTT:

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Chi cục QLTT đang có sự mất cân đối giữa Đội QLTT cơ động và Đội QLTT phụ trách địa bàn trong khi số lượng công chức rất hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động, gây ra chồng chéo, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng số lượng Đội QLTT cơ động từ 01 Đội lên 02 Đội, gồm Đội QLTT cơ động chống buôn lậu trên khâu lưu thông và Đội QLTT cơ động chống hàng giả (Đội QLTT số 04 hiện nay).

- Chuyển đổi mô hình Đội QLTT liên huyện ( 01 Đội quản lý 02 huyện) thành 01 Đội quản lý địa bàn 01 huyện.

Thứ hai, bố trí lại nhân lực:

- Giảm số lượng công chức hiện đang công tác tại bộ phận gián tiếp. Tùy theo yêu cầu chức năng nhiệm vụ mỗi Phòng có từ 2 đến 3 công chức.

- Tăng số lượng công chức tại các Đội QLTT tùy thuộc vào Chính sách của Chính phủ và biên chế công chức tại Chi cục.

- Ưu tiên bố trí công chức đào tạo chuyên ngành Luật tại Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ, Đội QLTT cơ động chống hàng giả, Đội QLTT phụ trách địa bàn thành phố Bến Tre. Tiến tới phấn đấu mỗi Đội có ít nhất 01 công chức đào tạo chuyên ngành Luật.

- Từng bước giảm tiến tới thanh lý hợp đồng toàn bộ số nhân viên hợp đồng để tuyển dụng công chức đáp ứng yêu cầu thông qua thi tuyển công chức QLTT.

Thứ ba, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức:

Căn cứ vào thực trạng nhân lực hiện tại có thể thấy rằng đội ngũ công chức của Chi cục QLTT Bến Tre được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh

đó, để có đội ngũ công chức có chuyên môn phù hợp với công tác QLTT nói chung và công tác đấu tranh chống hàng giả nói riêng thì Chi cục cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn đối với công chức QLTT theo hướng ưu tiên những ứng viên trẻ, có lòng nhiệt huyết, được đào tạo chính quy với các về kiến thức pháp luật, kinh tế và những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin ... làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, tuyển chọn công chức. Nội dung thi tuyển ngoài các tiêu chí chung theo quy định cần có các kiến thức về xã hội, giao tiếp và hiểu biết cơ bản về hoạt động của QLTT. Thông qua công tác tuyển dụng từng bước xây dựng đội ngũ kế cận và hình thành đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chuyên sâu theo từng lĩnh vực để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

Thứ tư, quan tâm và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức:

Giáo dục chính trị, tư tưởng: Công tác đấu tranh chống hàng giả thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, các đối tượng vi phạm sẵn sàng dùng đủ mọi thủ đoạn để mua chuộc cán bộ thực thi, che dấu hành vi vi phạm của mình. Trên phạm vi toàn quốc, không ít cán bộ, công chức đã bị xử lý thậm chí truy tố về các hành vi vi phạm liên quan đến nhận hối lộ, cố ý làm trái.... Do đó, trong quá trình công tác phải thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị. Thường xuyên quán triệt các quy định của Bộ Công Thương về những điều công chức QLTT không được làm; xây dựng nội dung họp Chi bộ đảng gắn với chuyên môn, rèn luyện, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị của công chức QLTT; có biện pháp khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Các trường hợp có dấu hiệu vi phạm Quy chế công tác, quy định pháp luật cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay thông qua các hình thức như luân chuyển công tác, tạm thu hồi Thẻ Kiểm tra thị trường trong quá trình xác minh để nâng cao hiệu quả răn đe, giáo dục.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức từ 2-3 đợt tấp huấn nâng cao chuyên

môn, nghiệp vụ về hàng giả cho công chức, nhân viên QLTT vào các thời điểm Quý I, II, III, không nên tổ chức vào dịp cuối năm là thời điểm cao độ về hoạt động kiểm tra kiểm soát. Nội dung tập huấn xây dựng theo theo từng chuyên đề hàng giả như:

+ Kỹ năng nhận biết hàng giả; các quy định của pháp luật về hàng giả; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống hàng giả của các tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị; quy trình nghiệp vụ kiểm tra và nghiệp vụ điều tra trinh sát trong lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả; quản lý, sử dụng và ghi chép ấn chỉ QLTT; các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường trong nước, trong tỉnh….

+ Hình thức tổ chức thực hiện kết hợp giữa tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các cơ quan chuyên môn có liên quan như Cục QLTT, Cục SHTT, Sở Khoa học - Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,... các DN có các sản phẩm bị làm giả, các Hiệp hội nghề.

+ Kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn được giải quyết theo hướng sử dụng linh hoạt các nguồn kinh phí được phép sử dụng từ ngân sách hàng năm có mục chi cho công tác đào tạo, tấp huấn hoặc nguồn tài trợ của các DN đặc biệt là các DN có sản phẩm bị làm giả.

- Định kỳ 6 tháng tổ chức kiểm tra sát hạch trình độ của công chức, người lao động trong Chi cục. Nội dung kiểm tra, sát hạch dựa trên vị trí công tác, yêu cầu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)