Công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh

2.2.4. Công tác tuyên truyền

Chi cục QLTT Bến Tre xác định công tác tuyên truyền luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt đối với công tác đấu tranh chống sản xuất và bn bán hàng giả thì cơng tác tun truyền có vai trị quan trọng trong việc tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và người kinh doanh cũng như giúp ngăn ngừa và hạn chế những hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả.

Dựa trên quan điểm đó, trong những năm qua Chi cục QLTT Bến Tre đã chỉ đạo các Phòng; Đội QLTT các huyện, thành phố, hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình huyện, thành phố, tỉnh, Báo Đồng Khởi và một số Báo, tạp chí, thơng tấn Trung ương tại địa phương thực hiện các phóng sự, đưa tin các bài tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; phối hợp với các tổ chức, đồn thể chính trị xã hội tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại trong đó có các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả đến các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như vận động họ tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm và không tiếp tay tiêu thụ hàng giả góp phần tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước, ổn định thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Công tác tuyên truyền về hàng giả đã được lực lượng QLTT Bến Tre triển khai với nhiều nội dung, hình thức cụ thể như sau:

- Tuyên truyền gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ quan báo các cấp thơng qua việc xây dựng các chun đề, phóng sự, đưa các tin bài với các nội dung tuyên truyền, đặc biệt là hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, kết quả công tác kiểm tra xử lý về hàng giả với các vụ việc điển hình, hướng dẫn cách nhận biết hàng thật - hàng giả và những tác hại của hàng giả đối với xã hội.

- Tuyên truyền trực tiếp:

+ Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thương mại, công nghiệp, đặc biệt sản sản xuất, kinh doanh hàng giả; một số loại hàng thật - hàng giả; buộc các DN, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh ký cam kết không sản xuất, buôn bán hàng giả.

Tuy nhiên, đây là một hình thức tuyên truyền khá tốn kém về chi phí như: Chi phí tổ chức trang trí hội nghị, chi phí in băng rơn, khẩu hiệu, tờ rơi...cùng với đó là việc sưu tầm mẫu vật hàng giả - hàng thật (do quan tâm đến công tác sưu tầm mẫu vật và chưa xây dựng được phòng trưng bày hàng giả) nên mỗi lần tổ chức Chi cục lại phải đi mượn thêm mẫu vật tại các DN dẫn đến tốn kém chi phí mà đơi khi khơng chủ động được về số lượng mẫu vật. Bên cạnh đó, sự cộng tác, phối hợp của các DN nhất là các DN có hàng hóa, dịch vụ bị làm giả đối với cơ quan QLTT trong công tác tuyên truyền vẫn còn rất hạn chế; nhiều DN còn thờ ơ trước tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường nên chưa có sự quan tâm đúng mức.

+ Phổ biến trực tiếp các quy định của pháp luật về hàng giả cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Bảng 2.5 Công tác tuyên truyền pháp luật về hàng giả của Chi cục QLTT Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016

Phát thanh trên Đài truyền

thanh 09 huyện, thành phố Lượt 750 20 10 (730) (10) Tổ chức hội nghị tuyên truyền

trực tiếp

CS

SXKD 375 325 430 (50) +105 Tổ chức hội nghị phân biệt

một số mặt hàng thường bị làm giả

Đợt 2 2 2 - - Tuyên truyền trực tiếp tại CS

SXKD Lượt 0 0 0 - -

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hình thức tuyên truyền phát thanh trên Đài truyền thanh giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 là 750 lượt phát thanh đến năm 2016 chỉ còn 20 lượt phát thanh, giảm 730 lượt (chiếm gần 2, 67% so với năm 2016), năm 2017 là 10 lượt, giảm 10 lượt (chiếm 50% so với năm 2016). Qua đó ta thấy Chi cục QLTT Bến Tre những năm trở lại đây chưa thật sự đề cao hình thức tuyên truyền phát thanh trên đài truyền thanh.

Về hình thức tuyên truyền tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp từ năm 2015 đến năm 2017 số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh (CS SXKD) có biến động nhưng nhìn chung sự chênh lệch khơng đáng kể. Cụ thể, năm 2015 là 375 cơ sở, năm 2016 là 325 cơ sở (giảm 50 cơ sở), đến năm 2017 là 430 cơ sở (tăng 105 cơ sở).

Về hình thức tuyên truyền tổ chức Hội nghị phân biệt một số mặt hàng thường bị làm giả được tổ chức 01 năm 02 lần. Thông thường mỗi đợt tuyên truyền Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre mời từ 100 đến 200 cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì hình thức tuyên truyền này chủ yếu là tập huấn cho cán bộ, cơng chức QLTT là chính, song song đó mời các CS SXKD các sản phẩm được tấp huấn đến dự nên số lượng cơ sở được mời đến tập huấn bị hạn chế, một phần là do kinh phí, một phần do quy mơ và tính chất của Hội nghị tuyên truyền.

Hình thức tuyên truyền trực tiếp tại CS SXKD là hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất nhưng hiện nay Chi cục QLTT chưa áp dụng hình thức này, một phần là do nhân sự không đảm bảo, và trình độ cán bộ, cơng chức không đồng điều trong việc tuyên truyền. Chủ yếu kết hợp trong q trình kiểm tra, kiểm sốt thị trường và xử lý VPHC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)