PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát chung về Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre
2.1.5. Thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả tại tỉnh Bến Tre
Hàng giả lưu thơng trên địa bàn tỉnh có nguồn gốc từ hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng giả được sản xuất trong nước (sản xuất trong tỉnh hoặc từ các tỉnh khác chuyển về/qua Bến Tre tiêu thụ). Tùy theo nguồn gốc của hàng giả mà các đối tượng vi phạm lại có những phương thức, thủ đoạn thực hiện riêng.
Trong số các hiện tượng hàng giả đã phát hiện ở thị trường có thể chia ra thành: - Hàng nội giả hàng ngoại.
- Hàng nội giả hàng nội. - Hàng ngoại giả hàng ngoại. - Hàng ngoại giả hàng nội.
2.1.5.1. Phương thức và thủ đoạn nhập khẩu, tiêu thụ hàng giả tại tỉnh Bến Tre đối với hàng giả là hàng nhập khẩu
- Hàng giả là hàng nhập lậu: Đây là loại hình khá phổ biến và thường là các loại hàng tiêu dùng với số lượng không lớn. Tuy nhiên việc xử lý các đối tượng này khi hàng hoá đã vận chuyển sâu vào trong nội địa thường gặp nhiều khó khăn do trong một vụ việc số lượng hàng giả mỗi loại không nhiều nhưng lại thuộc nhiều chủng loại, nhãn hiệu khác nhau. Các mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, dầu gội đầu, đồ điện tử, mỹ phẩm, bột giặt, rượu,…
- Hàng giả được nhập khẩu theo đường chính ngạch: Do quy định về phân luồng trong kiểm tra hải quan nên các đối tượng vi phạm đã lợi dụng để nhập khẩu hàng hoá vi phạm và thường tập trung vào các lô hàng thuộc “luồng xanh” – thông quan theo khai báo.
Các loại hàng giả là hàng hóa nhập khẩu bị pháp hiện, xử lý trên địa bàn tỉnh Bến Tre thuộc 2 trường hợp:
- Đối tượng vi phạm vận chuyển hàng giả qua địa bàn tỉnh để giao bán trong tỉnh hoặc để đi đến các tỉnh khác.
- Hàng giả được bày bán tại cửa hàng, điểm kinh doanh hoặc lưu giữ bảo quản…. tại nhà kho, bến bãi tập kết…
2.1.5.2. Phương thức và thủ đoạn sản xuất, tiêu thụ hàng giả tại tỉnh Bến Tre đối với hàng giả sản xuất trong nước, trong tỉnh.
Ngoài những mặt hàng giả nhập khẩu, một số loại hàng hoá hiện đang được làm giả khá nhiều trong nước như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, rượu ngoại và một số mặt hàng tiêu dùng khác. Các loại hàng giả có thể sản xuất với quy mơ cơng nghiệp hoặc sản xuất dưới dạng thủ công, thô sơ.
Hoạt động sản xuất hàng giả với quy mô công nghiệp thường tập trung vào nhóm hàng giả về chất lượng (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…) hoặc giả mạo về SHTT (mang nhãn hiệu tương tự khó phân biệt với nhãn hiệu đã được bảo hộ), thường được tập trung ở địa bàn trung tâm như thành phố Bến Tre, các thị trấn ….
Ngồi ra, hầu hết các loại hàng giả cịn lại được sản xuất trong nước, trong tỉnh đều tập trung vào nhóm các mặt hàng có phương thức sản xuất đơn giản, thủ công, thô sơ, đối tượng vi phạm thường thuê nhà ở những nơi hẻo lánh, khu vực mới phát triển đô thị vừa để ở vừa sản xuất hàng giả, và chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi đổi địa điểm khác nhằm tránh bị người dân khu vực xung quanh phát hiện, trường hợp bị lực lượng chức năng phát hiệu đối tượng sẵn sàng bỏ lại tang vật, phương tiện rồi bỏ trốn. Cụ thể:
- Thu gom bao bì thật của hàng hóa đã qua sử dụng rồi đóng ruột giả kém chất lượng đưa ra lưu thơng trên thị trường. Ví dụ: Xi măng, dầu nhớt xe máy, giấy, phân bón …
- Đặt hàng làm bao bì giả rồi thực hiện sang chiết, đóng gói bằng sản phẩm cùng loại có giá thành hạ, chất lượng kém hơn hàng thật đưa ra lưu thông trên thị trường. Ví dụ: Bột ngọt Ajinomoto, Giấy An An, …
- Đặt hàng, mua linh kiện về lắp ráp rồi gắn nhãn giả. Ví dụ: Đặt hàng linh kiện các loại quạt, ấm đun nước siêu tốc, bình nước nóng… sau đó lắp ráp, gắn nhãn giả sản phẩm cùng loại của PANASONIC, SAMSUNG,….
- Sản xuất giả tồn bộ. Ví dụ: Sản phẩm rượu chuối hột Phú Lễ, nước uống đóng chai AQUAFINA, xe đạp điện ASAMA, …
Các phương thức, thủ đoạn tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau:
- Đối với hàng hóa dễ phát hiện là hàng giả, đối tượng đánh vào tâm lý và túi tiền của người tiêu dùng, như hàng hố xâm phạm quyền về kiểu dáng cơng nghiệp, giả mạo nhãn hiệu... giá cả thấp chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá hàng thật.
- Đối với hàng hố khó phát hiện là hàng giả thường giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng mà người tiêu dùng ưa chuộng. Để đánh lừa người tiêu dùng thì giá bán tương đương với giá hàng thật, thường được bày bán ở một vài chỗ trung tâm của thành phố Bến Tre, các thị trấn.
- Một số đối tượng từ tỉnh ngoài và trong tỉnh thường xuyên sử dụng xe ô tô vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng đã được thay đổi về bao bì nhãn mác của hàng chính hiệu để bán hàng theo kiểu chớp nhoáng đánh lừa người tiêu dùng.
Bảng 2.4. So sánh số vụ sản xuất hàng giả/tổng số vụ xử lý hàng giả Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số vụ 27 90 90 72 54 Số vụ sản xuất 03 06 05 05 04 So sánh (%) 11,11 6,67 5,56 6,94 7,40
(Nguồn:Báo cáo Tổng kết Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre từ năm 2013 đến 2017)
Trong số các vụ việc bị kiểm tra, xử lý, số vụ việc sản xuất hàng giả chiếm tỷ lệ rất thấp, một phần nguyên nhân được lý giải do số lượng hàng giả được sản xuất trong tỉnh không lớn, chủ yếu có nguồn gốc nhập khẩu hoặc sản xuất từ các địa phương khác tiêu thụ trong tỉnh, một phần có thể do hiệu quả công tác điều tra, trinh sát, quản lý địa bàn chưa sâu sát nên chưa phát hiện được nhiều vụ việc sản xuất hàng giả trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, năm 2013 số vụ sản xuất là 03 vụ trong tổng số 27 vụ, chiếm 11,11%; năm 2014 số vụ sản xuất là 06 vụ trong tổng số 90 vụ, chiếm 6,67%; năm 20115 số vụ sản xuất là 05 vụ trong tổng số 90 vụ, chiếm 5,56%; năm 2016 số vụ sản xuất là 05 vụ trong tổng số 72 vụ, chiếm 6,94%; năm 2017 số vụ sản xuất là 04 vụ trong tổng số 54 vụ, chiếm 7,40%.