Nhóm giải pháp về nghiệp vụ, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 94 - 104)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác chống sản xuất, bn bán hàng giả tại Ch

3.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ, quản lý

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, dự báo tình hình sản xuất, bn bán hàng giả.

Công tác đánh giá, dự báo tình hình đóng một vai trị hết sức quan trọng trong trong quản lý, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách nói chung, trong tổ chức cơng tác đấu tranh chống hàng giả nói riêng. Việc dự báo tình hình chính xác sẽ giúp công tác tham mưu kịp thời, sát thực tiễn và mang tính chủ động cao, kịp thời ứng phó, ngăn chặn vi phạm; công tác xây dựng kế hoạch bám sát thực tế, khơng xảy ra các tình huống bất ngờ khiến cơ quan quản lý bị động; công tác phân bổ chỉ tiêu bám sát tình hình thực tế và mang tính định hướng cao; cơng tác tun truyền sẽ đi trước một bước; việc bố trí các nguồn lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu và phát huy hiệu quả…

Cơng tác đánh giá, dự báo tình hình sản xuất, bn bán hàng giả cần được thực hiện trên cơ sở nắm bắt, tổng hợp, phân tích thơng tin một cách khoa học, kịp thời và bám sát thực tiễn. Trong đó, tập trung vào một số kênh thơng tin quan trọng:

- Thông tin phản ánh từ các DN, người tiêu dùng, các cơ quan thông tin đại chúng về tình trạng hàng giả trên thị trường.

- Qua hoạt động trinh sát, nắm địa bàn, điều tra cơ bản của công chức QLTT. - Qua hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của các Đội QLTT trực thuộc và các lực lượng chức năng khác trong, ngồi tỉnh.

- Diễn biến cung cầu hàng hóa trên thị trường; tâm lý, thị hiếu tiêu dùng và biến động của giá các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư đầu vào, biến động của tỷ giá; giá thành sản phẩm…

- Chỉ đạo của các cơ quan cấp trên.

- Quan hệ quốc tế; chính sách biên mậu của Việt Nam với Trung Quốc và các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp với Việt Nam.

Ví dụ: Nhận định cho rằng khi Nhà nước chính thức bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, nhu cầu mua mũ sẽ tăng cao, thị trường sẽ có biến động phức tạp về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu. Khi đó, cơng tác QLTT có thể “đón đầu” ngay thơng qua các biện pháp như: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng. Nếu công tác dự báo chính xác và việc triển khai các biện pháp QLTT mũ bảo hiểm được triển khai đồng bộ, kịp thời chắc chắn thị trường mũ bảo hiểm sẽ không xảy ra biến động lớn.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu và chỉ đạo điều hành.

- Tham mưu cho trung ương và tỉnh ban hành các quy định bám sát với đặc thù của tỉnh trong đấu tranh chống hàng giả. Đặc biệt là các quy định liên quan đến công tác phối hợp liên ngành; chế độ kinh phí hỗ trợ các lực lượng chức năng, kinh phí phục vụ tiêu hủy, giám định.

- Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc BCĐ 389 tỉnh thường xuyên cập nhật, theo dõi các quy định mới được ban hành liên quan đến hàng giả để kịp thời cung cấp cho các cơ quan chức năng; nghiên cứu, đánh giá từ thực tế công tác đấu tranh chống hàng giả trên địa bàn tỉnh đế kiến nghị các cơ quan trung ương sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Thí điểm xây dựng mơ hình “Đường dây nóng về chống hàng giả” ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã, thành phố đặt tại Thường trực BCĐ 389 tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời giao rõ trách nhiệm xử lý tin của đường dây nóng. Đồng thời nghiên cứu xây dựng quy chế xử lý thơng tin qua đường dây nóng để phát huy tác dụng của đường dây nóng này.

- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích DN, người dân cung cấp thông tin về các dấu hiệu hàng thật hàng giả; tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác phịng ngừa và chống hàng sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Thường xuyên tổng kết thực tiễn, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lực lượng QLTT và công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, kịp thời phát hiện những bất cập, thiếu sót để đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung.

3.2.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Mặc dù công tác tuyên truyền liên quan đến hàng giả, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả của Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định, được các cấp chính quyền, DN và ngừời tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, công tác tun truyền cịn có những hạn chế nhất định cả về nội dung, hình thức cũng như số lượng các chương trình đã được thực hiện. Do đó, trong thời gian tới cần triển khai làm tốt một số công việc sau:

Thứ nhất, về mục tiêu: Công tác tuyên truyền phải được thực hiện trên cơ sở

thỏa mãn các mục tiêu:

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh;

- Nâng cao nhận thức của nhân dân trong lựa chọn hàng hóa đồng thời tham gia tích cực vào việc đấu tranh tố giác, không tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Giúp các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền các địa phương nhận thức đúng đắn vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác chống hàng giả. Tránh tư tưởng cho rằng chống hàng giả là trách nhiệm của riêng lực lượng QLTT.

Thứ hai, về nội dung: Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với đối

tượng tuyên truyền cũng như mục tiêu đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả: - Truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các văn bản quy định của pháp luật về hàng giả, các chế tài xử phạt đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả;

- Tác hại của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả đến nền kinh tế đặc biệt là sức khỏe và đời sống của nhân dân;

- Công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp, vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, trật tự xã hội, an ninh kinh tế...;

- Cung cấp thơng tin, tiêu chí hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả để để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn hàng hóa;

- Vận động người dân tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền như: - Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại, tính nguy hại của hàng giả từ đó xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nước chống nạn hàng giả. Hướng dẫn các biện pháp để tự bảo vệ thông qua đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, tên gọi xuất xứ, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá - dịch vụ… hoặc biện pháp kỹ thuật như dán tem hàng hoá, tem chống hàng giả; thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng về sản phẩm chính hiệu của mình, mạng lưới phân phối tiêu thụ... Cung cấp thông tin phân biệt hàng giả để người kinh doanh lựa chọn kênh phân phối hợp pháp, không vô ý mua phải hàng giả để kinh doanh.

- Đối với người tiêu dùng: Cung cấp các thông tin cần thiết để nhận biết và lựa chọn được hàng thật. Chủ động tố giác các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả đến cơ quan chức năng.

Thứ ba, về hình thức: Đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền:

- Lồng ghép tuyên truyền với hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của QLTT. - Triển khai thực hiện các chuyên mục như “Thị trường với cuộc sống”, “Người tiêu dùng thơng thái”, nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức thể hiện để tăng tính hấp dẫn người nghe, người xem.

- Tổ chức phối hợp giữa cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể xã hội trong tỉnh như Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... tuyên truyền vận động nhân dân khơng dùng hàng giả. Tạo thói quen cho người tiêu dùng lựa chọn hàng thật như là một nét văn hóa khi mua sắm. Thơng qua tổ chức dân cư khu phố, hướng dẫn người tiêu dùng và các DN có cam kết về khơng sản xuất, tiêu thụ hàng giả hoặc có hành vi tiếp tay cho sản xuất, bn bán hàng giả.

- Thí điểm tổ chức chương trình truyền hình thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả trên Đài Truyền hình tỉnh. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, vi phạm SHTT, hàng kém chất lượng trong các DN, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia. Từ đó xây dựng được ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân, DN, của các cơ quan đoàn thể tạo dư luận lên án mạnh mẽ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Thiết lập kho lưu trữ (dưới dạng số hóa hoặc văn bản) để trao đổi thơng tin về hàng giả, nơi cung cấp hàng giả, xâm phạm SHTT, hàng kém chất lượng trên để mọi người biết và tránh mua phải hàng giả và các cơ quan chức năng có thơng tin để kiểm tra và xử lý.

- Kết hợp giữa tổ chức triển lãm "Hàng thật - Hàng giả" với việc xây dựng mơ hình tủ trưng bày hàng thật - hàng giả đối chứng tại các chợ, Trung tâm thương mại hoặc điểm thường xuyên tập trung đông người để tăng khả năng, cơ hội được tiếp cận thông tin của người tiêu dùng.

- Tăng cường hình thức tuyên truyền qua phát tờ rơi tập trung tại các trung tâm thương mại, các khu đô thị, địa điểm tập kết hàng hóa. Tại khu vực nơng thơn, biên giới biển nên kết hợp nhiều hình thức tuyên truyển, phổ biến pháp luật trong cùng một chương trình, một đợt nhằm phổ biến sâu rộng cũng như đỡ tốn kinh phí và thời gian cho cơ quan và người được tuyên truyền vì đa phần người dân nơng thơn thu nhập thấp và trình độ dân trí chưa cao.

3.2.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trinh sát, quản lý địa bàn; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm và hậu kiểm; đổi mới phương thức phân bổ chỉ tiêu xử lý sản xuất và buôn bán hàng giả.

Trước thực trạng các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng diễn biến phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và sự lành mạnh của thị trường. Để cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm trong thời gian tới đạt kết quả cao cần triển khai làm tốt một số nội dung từ trinh sát, quản lý địa bàn đến phân bổ chỉ tiêu làm cơ sở để tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác hậu kiểm.

Thứ nhất, làm tốt công tác trinh sát, quản lý địa bàn: Tăng cường công tác

quản lý địa bàn, thống kê và nắm bắt thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Thường xuyên cập nhật thông tin về những thay đổi liên quan đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý như: Các cơ sở mới tham gia kinh doanh; các cơ sở có sự thay đổi nội dung, mặt hàng kinh doanh, địa điểm kinh doanh…. Kịp thời phát hiện những vi phạm để tổ chức kiểm tra. Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, điều tra trinh sát về các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả; đi đôi với việc tạo dựng nhân mối các cơ sở cung cấp thơng tin. Qua đó, nắm bắt kịp thời hoạt động của các đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng vi phạm để làm căn cứ đưa ra các biện pháp, giải pháp thích hợp, hiệu quả trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Kết quả công tác trinh sát, quản lý địa bàn không chỉ là tiền đề nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra, xử lý vi phạm mà cịn là kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác dự báo, đánh giá tình hình thị trường liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả.

Thứ hai, đổi mới phương thức phân bổ chỉ tiêu xử lý cho các đơn vị:

- Thực hiện việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về hàng giả cho các đơn vị thông qua số vụ xử lý vi phạm theo hướng tăng số vụ giao chỉ tiêu để tạo "áp lực" cho các Đội QLTT. Việc tăng chỉ tiêu giao được thực hiện từng bước trên cơ sở làm tốt công tác dự báo, đánh giá tình hình thị trường trên từng địa bàn để có phương án sát với thực tế.

- Xem xét bổ sung tiêu chí về quy mơ vụ việc theo khung hình phạt và trị giá tang vật vi phạm.

- Phân bổ chỉ tiêu số vụ xử lý vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả hàng năm cho Đội QLTT số 4 – Đội cơ động chuyên chống hàng giả và các Đội QLTT địa bàn trong tỉnh.

- Sửa đổi và hoàn thiện các chỉ tiêu chấm điểm thi đua trong đó tập trung sửa tiêu chí chấm điểm thi đua về hàng giả. Cụ thể: Tùy theo từng vụ việc mà có các mức điểm thi đua khác nhau, tuy nhiên số điểm không nên chênh nhau quá lớn nhằm tiếp tục khuyến khích sự nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu trong hoạt động điều tra, trinh sát, kiểm tra và xử lý về hàng giả của các đơn vị và mỗi cơng chức QLTT. Có thể tham khảo tại ví dụ sau:

Ví dụ: Khốn chỉ tiêu xử lý cho một đơn vị như sau:

Bảng 3.1: Phương pháp tính điểm thi đua

Kết quả xử lý: Xét về vụ việc Kết quả xử lý: Xét tổng thu phạt và trị giá hàng hóa vi phạm

Điểm thi đua:

Tính theo vụ việc Tổng điểm thi đua

A B<C D/2 (A*D)/2

A B≥C D A*D

Trong đó, A: Là số vụ hàng giả được giao khoán/năm; B: Là tổng tiền phạt VPHC và trị giá hàng hóa tịch thu thực tế/vụ; C: Là nguỡng quy định tổng tiền phạt VPHC và trị giá hàng hóa tịch thu/vụ; D: Là điểm tối đa/vụ.

Như vậy nếu một đơn vị xử lý đạt 100% số vụ được giao nhưng tổng mức tiền phạt và giá trị hàng hóa tịch thu/vụ khơng qua ngưỡng thì chỉ đạt 50% số điểm tối đa. Do đó để đạt điểm tối đa các Đội QLTT phải có sự đầu tư tìm tịi, tăng cường trinh sát để có thể phát hiện, xử lý những vụ việc vi phạm ở mức độ lớn hơn hoặc phải đạt về số vụ xử lý lớn gấp 2 lần số vụ đuợc phân bổ.

Thứ ba, quy trình kiểm tra chặt chẽ, đúng pháp luật: Quá trình kiểm tra thực

hiện đúng quy định pháp luật từ quy trình kiểm tra, thiết lập hồ sơ vụ việc, giám

định đến áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và xử phạt VPHC. Việc thiết lập hồ sơ vụ việc, ghi chép ấn chỉ phải được giao cho cơng chức QLTT có đủ năng lực, trình độ phát luật cũng như kiến thức về hàng giả. Hồ sơ phải được lưu giữ, bảo quản an tồn đúng quy định.

Q trình kiểm tra phải có thái độ đúng mực, tơn trọng đối tượng được kiểm tra; đối với các nội dung mà đối tượng kiểm tra chưa hiểu, chưa nắm rõ cần phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)