Phương pháp tính điểm thi đua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 100 - 122)

Kết quả xử lý: Xét về vụ việc Kết quả xử lý: Xét tổng thu phạt và trị giá hàng hóa vi phạm

Điểm thi đua:

Tính theo vụ việc Tổng điểm thi đua

A B<C D/2 (A*D)/2

A B≥C D A*D

Trong đó, A: Là số vụ hàng giả được giao khốn/năm; B: Là tổng tiền phạt VPHC và trị giá hàng hóa tịch thu thực tế/vụ; C: Là nguỡng quy định tổng tiền phạt VPHC và trị giá hàng hóa tịch thu/vụ; D: Là điểm tối đa/vụ.

Như vậy nếu một đơn vị xử lý đạt 100% số vụ được giao nhưng tổng mức tiền phạt và giá trị hàng hóa tịch thu/vụ khơng qua ngưỡng thì chỉ đạt 50% số điểm tối đa. Do đó để đạt điểm tối đa các Đội QLTT phải có sự đầu tư tìm tịi, tăng cường trinh sát để có thể phát hiện, xử lý những vụ việc vi phạm ở mức độ lớn hơn hoặc phải đạt về số vụ xử lý lớn gấp 2 lần số vụ đuợc phân bổ.

Thứ ba, quy trình kiểm tra chặt chẽ, đúng pháp luật: Quá trình kiểm tra thực

hiện đúng quy định pháp luật từ quy trình kiểm tra, thiết lập hồ sơ vụ việc, giám

định đến áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và xử phạt VPHC. Việc thiết lập hồ sơ vụ việc, ghi chép ấn chỉ phải được giao cho cơng chức QLTT có đủ năng lực, trình độ phát luật cũng như kiến thức về hàng giả. Hồ sơ phải được lưu giữ, bảo quản an toàn đúng quy định.

Q trình kiểm tra phải có thái độ đúng mực, tôn trọng đối tượng được kiểm tra; đối với các nội dung mà đối tượng kiểm tra chưa hiểu, chưa nắm rõ cần phải giải thích, hướng dẫn đầy đủ, tránh tư tưởng cậy quyền.

Quá trình kiểm tra, xử lý vụ việc về hàng giả thường xuyên liên quan đến quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để xác minh, làm rõ nên cần làm tốt công tác tư tưởng với đối tượng được kiểm tra, tránh gây ức chế hoặc phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí manh động gây khó khăn cho hoạt động chun mơn. Bên cạnh đó, tang vật vi phạm bị tạm giữ phải có dấu hiệu rõ ràng cấu thành vi phạm hàng giả; tránh trường hợp sau xác minh hàng hóa khơng vi phạm phải trả lại hàng hóa làm thiệt hại đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, uy tín của DN, dễ xảy ra khiếu kiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan kiểm tra.

Đối với những vụ việc mới, các mặt hàng mới sau khi tổ chức kiểm tra, xử lý cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn lực lượng. Chú trọng việc phối hợp nội bộ trong kiểm tra, xử lý đặc biệt là mối quan hệ giữa Đội QLTT và Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ.

Thứ tư, tăng cường công tác hậu kiểm:

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, phúc tra hoạt động cơng vụ nói chung, trong kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả nói riêng để chấn chỉnh, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Thường xuyên thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, phúc tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động công vụ của công chức QLTT và các Đội QLTT; kết hợp việc giám sát, kiểm tra, phúc tra hoạt động công vụ theo pháp luật và quy chế công tác với việc hướng dẫn tại chỗ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp ứng xử, giao tiếp khi thực thi công vụ, nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát thị trường và thiết lập hồ sơ vụ việc kiểm tra tại từng đơn vị.

- Thông qua hậu kiểm và kết quả công tác của công chức QLTT, các Đội QLTT kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện; đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân khơng hồn thành nhiệm vụ được giao hoặc có vi phạm.

3.2.2.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả.

Một trong những khâu quan trọng hàng đầu trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả là thông tin về hàng giả, thông tin về dấu hiệu vi phạm. Chỉ khi nắm bắt được thơng tin về hàng giả trên thị trường mới có cơ sở để đự báo, đánh giá cũng như phân bổ chỉ tiêu, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm. Do đó, đây là một khâu hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả. Trên cơ sở nền tảng của Sổ tay phân biệt hàng thật - hàng giả đã có, xây dựng phần mềm hoặc bộ cơ sở dữ liệu mở phục vụ tra cứu thông tin nội bộ về hàng giả kết hợp với tổ chức lưu, trưng bày mẫu hàng hóa đối chứng. Cơ sở dữ liệu về hàng giả bao gồm:

- Hệ thống thông tin về hàng giả:

+ Thông tin về SHTT đối với các loại hàng hóa;

+ Thông tin về các loại hàng giả đã bị phát hiện và xử lý trên thị trường (trong vào ngoài tỉnh);

+ Cách nhận biết và phân biệt hàng giả, hàng thật;

+ Thông tin về các DN sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị làm giả;

+Thơng tin về các tổ chức, cá nhân đã từng bị xử lý vì có hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả;…

- Hệ thống các các quy định của pháp luật về hàng giả: + Các văn bản quy định về lĩnh vực hàng giả, SHTT; + Các văn bản quy định chế tài xử phạt về hàng giả;

+ Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và UBND tỉnh Bến Tre về kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả.

* Yêu cầu:

- Cơ sở dữ liệu thông tin về hàng giả phải được xây dựng trên hệ thống máy tính và phần mềm, được cập nhật một cách thường xuyên, liên tục để tiện cho việc tra cứu.

- Mẫu vật sưu tầm phải mang tính đại diện và phù hợp với thực tế trên thị trường. Mẫu hàng hóa: Bao gồm mẫu hàng giả và mẫu hàng thật đối chứng. Mẫu phải có nguồn gốc hợp pháp (qua kiểm tra thu giữ, qua kênh cung cấp chính thống của DN) đảm bảo phản ánh đúng tình trạng thật - giả.

- Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả phải được cập nhật thường xuyên và đảm bảo tính hiệu lực của văn bản.

Để cơ sở dữ liệu về hàng giả phong phú và đảm bảo các yêu cầu thì Chi cục cần tăng cường và không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với lực lượng QLTT các tỉnh, các DN có sản phẩm hàng hóa bị làm giả để trao đổi và thu thập thông tin làm cơ sở phong phú phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Giao Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ là đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì và cập nhật dữ liệu. Dữ liệu sau khi được tổng hợp được sử dụng cho các mục đích:

- Làm cơ sở để tổ chức các chương trình tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là với các loại hàng hóa, thơng tin mới được bổ sung, cập nhật để đảm báo bám sát thực tiễn trên thị trường.

- Cung cấp cho các Đội QLTT để làm cơ sở tổ chức trinh sát, phát hiện vi phạm làm căn cứ tổ chức kiểm tra, xử lý.

- Cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức tuyên truyền và xây dựng nội dung các chương trình tuyên truyền của Chi cục QLTT.

- Tổ chức các gian hàng trưng bày "Hàng thật - Hàng giả" tại các chương trình Hội chợ, triển lãm hoặc tại các Trung tâm thương mại, điểm tập trung mua bán hàng hóa.

- Làm tư liệu báo cáo, cung cấp cho các tổ chức cá nhân có liên quan.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một cuộc chiến lâu dài cam go và không kém phần khốc liệt; hàng giả là sản phẩm tất yếu của mọi nền kinh tế ở mọi quốc gia và càng có mảnh đất mầu mỡ để phát triển trong nền kinh tế hàng hóa, là “điểm đen” mà chúng ta phải chấp nhận khi tham gia và sân chơi chung, khi thực hiện mở cửa kinh tế trong nước. Cuộc chiến của đồng tiền và vì đồng tiền; cuộc chiến này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai trong xã hội và có thể khiến bất cứ ai trở thành nạn nhân của việc sử dụng hàng giả. Ngoài những mất mát về kinh tế, nạn nhân của hàng giả có thể nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nịi.

Trong nhiều năm qua, Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hạn chế được nhiều hành vi phạm pháp luật trong sản xuất, bn bán hàng giả, góp phần thiết thực vào việc phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính cũng như người tiêu dùng.

Tuy vậy, kết quả công tác đấu tranh chống hàng giả trên tồn quốc nói chung, Bến Tre nói riêng vẫn chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn diễn ra phức tạp và chưa được ngăn chặn kịp thời. Do đó địi hỏi mỗi công chức, nhân viên trong Chi cục phải khơng ngừng tự hồn thiện mình, tổ chức xây dựng và phát triển lực lượng QLTT trong sạch, vững mạnh theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà cần có sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội.

Với những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, thơng qua phương pháp tiếp cận có hệ thống, luận văn “Giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre” đã giải quyết được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre qua một số kết luận sau:

- Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả tại địa bàn tỉnh Bến Tre đã và đang có diễn biến phức tạp. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với mẫu mã đa dạng, phong phú; thủ đoạn ngày một tinh vi hơn. Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là việc làm hết sức cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên nhất là trong giai đoạn xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

- Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác QLTT nói chung và cơng tác đấu tranh chống hàng giả nói riêng tại Chi cục QLTT Bến Tre, hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ do số lượng hạn chế với trình độ chun mơn khơng đồng đều, do đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC QLTT là một vấn đề cấp thiết.

- Cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chống hàng giả cho CBCC QLTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp về chống hàng giả cho công chức QLTT do vậy cần được triển khai một cách bài bản hơn và cần có sự kiểm tra đánh giá sau đào tạo.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả cần quan tâm đổi mới, hoàn thiện về nội dung và hình thức cũng như triển khai thực hiện thường xuyên hơn.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả tuy đạt được những kết quả nhất định song vẫn cịn tồn tại tình trạng dễ làm, khó bỏ, triển khai theo lối mịn ít tìm tịi, sáng tạo nên hiệu quả đạt được chưa cao cần được tăng cường hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn.

- Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre trong thời gian tới cần triển khai làm tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng cơng tác đánh giá, dự báo tình hình;

Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu và chỉ đạo điều hành; Thứ ba, cơ cấu lại các Đội QLTT, bố trí lại nhân lực, nâng cao chất lượng

công chức được tuyển dụng đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Thứ tư, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền; Thứ năm, tăng cường sự phối hợp của các DN, CSKD;

Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả;

Thứ bảy, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và xử lý

vi phạm;

Thứ tám, bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất; thực hiện cải cách hành chính cơng.

Với kết quả nghiên cứu này, tác giả hy vọng đóng góp một phần ý kiến vào việc nghiên cứu về lĩnh vực đang rất được xã hội quan tâm hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống hàng giả của Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre qua đó góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh./.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành trung ương

- Đề nghị xem xét sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hàng giả, SHTT cho phù hợp với tình hình thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm. Ví dụ: Quy định rõ ràng hơn nữa hành vi giả về chất lượng (giá trị sử dụng, cơng dụng) và hình thức xử lý hình sự một cách riêng biệt (hiện tại Bộ Luật hình sự quy định chung tội sản xuất, buôn bán hàng giả)

- Đề nghị ban hành quy định về tránh nhiệm của DN trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm tra, xử lý VPHC trong hoạt động thương mại nói chung và các hành vi về sản xuất, bn bán hàng giả nói riêng. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý đối với những DN có hành vi trốn tránh, khơng tham gia phối hợp với cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, góp phần lành mạnh hoá thị trường.

- Đề nghị tăng cường trang bị cho lực lượng đấu tranh chống hàng giả những thiết bị máy móc để kiểm định nhanh hàng giả: Máy đo nhanh chỉ số octan của xăng dầu, thiết vị đo nhanh độ đạm (N) của nước mắm, thiết bị đo hoặc hoá chất nhỏ vào thực phẩm để kiểm tra nhanh các chất phụ gia bảo quản, cung cấp cơ sở dữ liệu và

thông tin cần thiết về hàng thật, hàng đã đăng ký chất lượng, hàng đăng ký SHTT để lực lượng QLTT cập nhật các thông tin cần thiết về xử lý vi phạm như: Tên tổ chức, cá nhân vi phạm, nội dung vi phạm và chế tài xử lý đã áp dụng; các mẫu hàng đã vi phạm (được máy Scaner quét hình ảnh) đưa vào mạng để hình thành phòng trưng bày về hàng thật - hàng giả làm đối chứng phục vụ cho việc tra cứu nhanh và xử lý nhanh các vi phạm về hàng giả.

2.2. Đối với UBND tỉnh Bến Tre

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung tăng cường nguồn kinh phí, phương tiện phục vụ cho cơng tác đấu tranh chống hàng giả bao gồm: Các chi phí mua tin, chi phí điều tra, trinh sát, chi phí thực thi cơng vụ trong việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là kinh phí tiêu huỷ hàng hóa giả.... Dành các khoản thu về chống hàng giả, gồm: Tiền thu về xử phạt VPHC, bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bến tre (Trang 100 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)