PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống
1.3.2. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống sản xuất, buôn
buôn bán hàng giả
Các quan điểm, chủ trương của Đảng về sản xuất và buôn bán hàng giả trong cơ chế kinh tế thị trường đã được Nhà nước ta từng bước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật và tổ chức các lực lượng triển khai thực hiện trong những năm qua.
Ngày 27/10/1999 Thủ tướng đã ra Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, nội dung của Chỉ thị có chỗ nêu rõ "các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ việc nghiêm trọng phải kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung"... Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ thị và giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ, ngành, UBND địa phương cũng như mọi DN và người dân trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả....
Như vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã ln nhìn nhận và có quan điểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có các hoạt động sản xuất, bn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực này là một nhiệm
vụ quan trọng và lâu dài và chủ trương đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và bn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng cũng như lợi ích của các nhà DN hoạt động đúng pháp luật.
* Chính sách hiện hành:
1) Các văn bản luật: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, ....Cụ thể:
a) Bộ luật Dân sự năm 2015:
b) Bộ luật hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số: 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018:
c) Luật thương mại năm 2005:
d) Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật Số: 36/2009/QH12 ngày ngày 19 tháng 06 năm 2009 của Quốc Hội.
đ) Luật cạnh tranh năm 2004:
e) Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2011: f) Luật Doanh nghiệp 2005.
2) Các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT bao gồm:
- Nghị định số: 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt đơng thương mại, sản xuất mua bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số: 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ.
- Nghị định số: 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số: 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Và hệ thống các Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành; các văn bản pháp quy khác. Đây thực sự là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh chống hàng giả, đồng thời góp phần từng bước hồn thiện hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học cơng nghệ,... phát triển bảo đảm tính lành mạnh và có định hướng của Nhà nước.
Như vậy trong mỗi lĩnh vực về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ các chế định pháp lý tương ứng liên quan, mang tính hệ thống pháp lý từ cao xuống thấp, được quy định và hướng dẫn tương đối chi tiết, đầy đủ và cụ thể, các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, phần lớn đã được điều chỉnh thích hợp trong các văn bản pháp luật hiện hành.