PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống
1.3.3. Quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường trong công
công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả
Quản lý thị trường (QLTT) là lực lượng được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong cả nước, có chức năng kiểm tra, kiểm soát trên thị trường nội địa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp.
Lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền SHTT; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nhiệm vụ gồm:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường.
- Thanh tra chuyên ngành. - Xử lý VPHC.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương
tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý VPHC.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng QLTT; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng QLTT với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý VPHC.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước.
Với chức năng, nhiệm vụ lực lượng QLTT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngày càng khẳng định vai trị của mình trong cơng tác đấu tranh chống bn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về SHTT, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi vi phạm khác được pháp luật quy định, nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của DN và người tiêu dùng, góp phần ổn định trật tự thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, lưu thơng hàng hố và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo quy định hiện hành của pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp chống sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm: Lực lượng QLTT (ngành Công Thương); lực lượng Cảnh sát kinh tế (ngành Công an); lực lượng Hải quan (ngành Tài chính); Thanh tra chun ngành Cơng Thương, Khoa học - Cơng nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế; Bộ đội biên phịng; Cảnh sát biển cũng có chức năng, thẩm quyền chống hàng giả.
Các lực lượng có thể chủ động tổ chức cơng tác đấu tranh chống hàng giả hoặc phối hợp liên ngành tổ chức thực hiện tùy theo tính chất, đặc thù vụ việc. Cơng tác phối hợp được thực hiện theo Kế hoạch, chương trình (thơng qua các đợt cao điểm
đấu tranh chống hàng giả hoặc tổ chức kiểm tra chống hàng giả theo chuyên đề, chủ điểm…) hoặc mang tính đột xuất, theo yêu cầu thực tế phát sinh của vụ việc.
Lực lượng QLTT là lực lượng chính, chủ cơng trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường nội địa; được tổ chức chuyên nghiệp, bám sát thị trường, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi vi phạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tại cấp tỉnh, theo quy định tại Nghị định 10/CP ngày 23/01/1995 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của QLTT và Nghị định 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP thì Chi cục QLTT là cơ quan trực thuộc Sở Công Thương giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước và kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại; đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thơng hàng hố theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh. Chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong số rất nhiều nhiệm vụ khác của Chi cục như chống hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa nhập lậu, vi phạm đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh… và các hành vi gian lận thương mại khác.
Bảng 1.1. So sánh số vụ xử lý hàng giả của Chi cục QLTT trên tổng số vụ xử lý hàng giả của các cơ quan chức năng trên toàn tỉnh
Nội dung Tổng số vụ kiểm tra, xử lý của Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre
Tổng số vụ kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh
Bến Tre Tỷ lệ (%) A B C D=B/C Năm 2015 90 120 75 Năm 2016 71 142 50 Năm 2017 54 71 76
(Nguồn: Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)
Từ số liệu bảng 1.1 nêu trên ta thấy lực lượng QLTT tỉnh Bến Tre là lực lượng chủ lực trong hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong các cơ quan ban ngành của tỉnh Bến Tre. Cụ thể, năm 2015 kiểm tra xử lý 70 vụ trong tổng số 120 vụ kiểm tra xử lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, chiếm 75%; năm 2016 kiểm tra xử lý 71 vụ trong tổng số 142 vụ kiểm tra xử lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, chiếm 50%; năm 2017 kiểm tra xử lý 54 vụ trong tổng số 71 vụ kiểm tra xử lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, chiếm 76%. Điều này cho thấy lực lượng QLTT là lực lượng tiên phong trong công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tuy nhiên xét về quy mơ thì đa phần các vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm còn nhỏ lẻ, tập trung ở các hộ kinh doanh với quy mô nhỏ.
* Nội dung chống sản xuất, buôn bán hàng giả của QLTT
Hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng là đối tượng thuộc Nhà nước điều chỉnh, quản lý. Nhà nước không thừa nhận hàng giả nhưng trên thực tế hàng giả vẫn tồn tại, do đó Nhà nước vẫn phải quản lý. Tuy nhiên, Nhà nước khơng quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thơng qua cơng tác đấu tranh phịng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường. Và vấn đề đặt ra là Nhà nước quản lý cơng tác phịng, chống hàng giả như thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa.
- Quản lý nhà nước về phịng, chống hàng giả là hoạt động thực thi pháp luật của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, quyền SHTT, sở hữu công nghiệp, về đăng ký kinh doanh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng hóa… được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với hàng hóa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, kinh phí cho cơng tác điều tra, xác minh, giám định, xử lý các vụ việc về hàng giả.
- Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả còn thể hiện ở sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng như: Công an, Hải quan, Thương mại, Khoa học cơng nghệ, Đo lường chất lượng, văn hóa, … thơng qua các phương tiện thông tin (báo, đài …) , tuyên truyền, công cụ thanh tra, kiểm tra, công tác phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hàng giả.
Chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong những hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - hoạt động quản lý sản xuất, bn bán hàng hóa trên thị trường của lực lượng QLTT.
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: Lực lượng QLTT, công chức QLTT.
Thứ hai, về đối tượng: Là hàng giả và các hoạt động sản xuất, buôn bán
hàng giả, các tổ chức cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thứ ba, về mục tiêu: Kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới triệt tiêu hàng
giả, sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thứ tư, về nội dung: Đối với Chi cục QLTT cấp tỉnh, trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, chống sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm:
1/ Tổ chức bộ máy chuyên hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn.
2/ Đánh giá, dự báo tình hình thị trường liên quan đến hoạt động sản xuất, bn bán hàng giả và tình hình sản xuất, bn bán hàng giả trên địa bàn.
3/ Lập kế hoạch, phương án kiểm tra, giám sát, thanh tra trong cơng tác quản lý, phịng chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn.
4/ Phân bổ lực lượng, bố trí nhân lực trong việc chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
5/ Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ công chức trong đơn vị.
6/ Bố trí, cung cấp, trang bị cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các Phòng, Đội QLTT và cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
7/ Tổ chức tuyên truyền chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
8/ Tổ chức công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả.