Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội huyện

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của huyện; - Cơ cấu kinh tế;

- Dân số và lao động;

- Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất canh tác bình quân đầu người, diện tích đất chưa sử dụng,...;

- Thu nhập bình quân của hộ; thu nhập bình quân đầu người;...

2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV

- Quản lý việc lập dự toán chi ngân sách:

+ Định mức chi: Là các con số thể hiện định mức chi cụ thể cho từng chương trình, hoạt động, dự án theo từng giai đoạn cụ thể;

+ Dự toán chi: Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dự toán chi ngân sách cho chương trình MTQG-GNBV, cơ cấu chi càng lớn thể hiện mức độ quan tâm, ưu tiên cho chương trình này như thế nào.

+ Mức độ biến động chỉ tiêu dự toán năm sau so với năm trước

Mức biến động số tiền

chi trả kỳ dự toán =

Tổng mức chi trả dự toán kỳ nghiên cứu -

Tổng mức chi trả dự toán kỳ trước Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng giảm về con số dự toán giữa các năm. + Cơ cấu dự toán chi chi tiết các khoản, mục trong Tổng số dự toán chi:

Cơ cấu % =

Số dự toán chi chi tiết các khoản, mục trong năm

x 100 % Tổng số dự toán chi cho từng

chương trình/dự án

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dự toán chi chi tiết các khoản, mục chiếm bao nhiêu % trong Tổng số dự toán chi cho từng chương trình/dự án.

Nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý chi, trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán hữu hiệu thì yêu cầu lập dự toán phải khai thác triệt để khả năng của địa phương, lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước quy định, tình hình cụ thể của địa phương.

- Dự toán chi:

+ Mức độ thực hiện thừa/thiếu so với dự toán chi

Thừa dự toán (Trường hợp số dự toán lớn

hơn thực tế chi)

= Số dự toán được giao

Thiếu dự toán (Trường hợp số dự toán nhỏ

hơn thực tế chi)

= Số chi trong năm - Số dự toán được giao đầu năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chi thừa/thiếu là bao nhiêu tiền.

+ % hoàn thành dự toán:

% hoàn thành dự toán = Số chi trong năm

x 100% Số dự toán được giao đầu năm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện sự chấp hành dự toán được giao đầu năm của Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

+ Cơ cấu thực hiện chi chi tiết khoản mục chi chương trình MTQG-GNBV trong Tổng số chi NS:

Cơ cấu % =

Số thực hiện chi chương trình

MTQG-GNBV trong năm x 100

% Tổng số thực hiện chi NS

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu thực hiện chi chi tiết các khoản, mục chiếm bao nhiêu % trong Tổng số thực hiện chi NS.

Dự toán chi ngân sách được xây dựng căn cứ vào các tiêu chí và định mức phân bổ NSNN do các cấp có thẩm quyền quyết định; các quy định pháp luật về chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án quan trọng, bảo đảm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.

- Kiểm soát chi:

+ Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn chương trình MTQG GNBV sau kiểm soát chi:

Tỷ lệ giải ngân sau kiểm soát chi là chỉ tiêu giúp đánh giá kết quả kiểm soát chi, đồng thời phân tích, đánh gái năng lực của chủ đầu tư trong việc triển khai chương trình MTQG GNBV, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các chính sách nhà nước. Đối với góc độ KBNN chỉ tiêu này giúp xác định các nội dung cần chú trọng để nâng cao chất lượng công tác KSC.

Tỷ lệ giải ngân

nguồn vốn

chương trình MTQG GNBV sau kiểm soát chi

=

Tổng số vốn được giải ngân cho chương trình MTQG GNBV

x 100% Tổng số dự toán cho chương trình

MTQG GNBV

+ Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia GNBV.

Trong công tác kiểm soát chi ngoài việc bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình thì cũng phải đảm bảo sự thông thoáng, rút ngắn thời gian, kiểm soát chi, do vậy KBNN phải có biện pháp bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị giao dịch kịp thời, theo đúng thời hạn quy định. Nếu tỷ lệ hồ sơ bị quá hạn cao, KBNN cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xử lý kiểm soát chi để tìm biện pháp khắc phục.

Tỷ lệ hồ sơ giải

quyết trước

hạn

=

Số hồ sơ giải quyết trước hạn

x 100 % Tổng số hồ sơ giải vốn chương

trình MTQG-GNBV

Tỷ lệ hồ sơ giải

quyết đúng hạn =

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn

x 100 % Tổng số hồ sơ giải vốn chương

trình MTQG-GNBV

Tỷ lệ hồ sơ giải

quyết quá hạn =

Số hồ sơ giải quyết quá hạn

x 100 % Tổng số hồ sơ giải vốn chương

trình MTQG-GNBV

- Tỷ lệ từ chối thanh toán qua công tác KSC:

Tiêu chí này thể hiện được mức đóng góp của KBNN trong việc thực hiện việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ của nhà nước. Đồng thời phản ánh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của chủ dự án trong việc sử dụng kinh phí NSNN.

Tuy nhiên tiêu chí này còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Sự đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, nhất quản của quy trình và các quy định liên quan như chế độ, tiêu chuẩn,

định mức chi của nhà nước, trình độ, năng lực của cán bộ kiểm saots chi; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực NSNN,.. vì vậy, khi xem xét, đánh giá kết quả của tiêu chí này cần xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng, không nên máy móc chỉ dựa vào kết quả từ chối thanh toán để đánh giá chất lượng cảu hoạt động KS của KBNN.

Tỷ lệ từ chối

thanh toán

qua công tác KSC

=

Tổng số tiền từ chối thanh toán

x 100% Tổng số hồ sơ giải vốn chương

trình MTQG-GNBV

Lãnh đạo KBNN xác định nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công các hoạt động của hệ thống KBNN. Do đó, lãnh đạo KBNN đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Hàng năm, KBNN luôn chú trọng công tác nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể đội ngũ công chức của Ngành. Đến nay, đội ngũ nhân sự KSC cơ bản đáp ứng yêu cần nhiệm vụ KBNN trên địa bàn đến năm 20256.

- Quyết toán chi NS:

+ Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình hình thực tế; + Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể trong công tác kế toán; + Hệ thống chứng từ kế toán tại đơn vị đầy đủ, đúng quy định; + Hệ thống báo cáo tài chính tại các đơn vị đầy đủ, đúng quy định; + Công tác quyết toán chi thực hiện theo đúng quy định;

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

QUA KHO BẠC HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên đơn vị: Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai - Địa chỉ: Thôn Phố Cũ, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Số điện thoại: 020.3796.115 Số fax: 020.3796.115

- Quá trình thành lập và phát triển: Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai được thành lập theo Quyết định số 157/2000/QĐ-BTC ngày 26/9/2000 của Bộ Tài chính và đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2000 theo Quyết định số 781/KB/QĐ/TCCB ngày 09/10/2000 của Tổng Giám đốc KBNN.

+ Cơ cấu tổ chức: Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai hiện nay hoạt động theo chế độ chuyên viên, Tổng số CBCC là 10 người. (Trong đó 9 cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên; 01 cán bộ có trình độ từ Cao đẳng trở xuống).

1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ *ơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3. 1. Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai

(Nguồn: Phòng tổng hợp hành chính, KBNN huyện Si Ma Cai) - Phân công nhiệm vụ trong Ban lãnh đạo

+ Ông: Trần Đoàn Nguyễn – Giám đốc

Phụ trách chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của cơ quan KBNN Si Ma Cai, Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Lào Cai, Huyện ủy, HĐND,

UBND huyện Si Ma Cai về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan.

Trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm soát chi; bảo vệ chính trị nội bộ; Công tác thi đua khen thưởng; công tác quản trị tài sản cơ quan, công tác tài vụ nội bộ; Trưởng ban quản lý kho tiền; công tác tiếp công dân, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, phụ trách công tác tin học.

Trực tiếp phụ trách ký duuyệt chứng từ kiểm soát chi đối với giao dịch viên: Ông: Đoàn Tuấn Vũ, Ông Phạm Quang Huy, bà: Nguyễn Thị Ngoan.

+ Ông: Đỗ Hải Châu- Phó giám đốc

Chịu trách nhiệm trước giám đốc KBNN Si Ma Cai các công việc phụ trách được giao, các công việc được ủy quyền của Giám đốc khi đi vắng và báo cáo lại Giám đốc kế quả công việc trong thời gian được ủy quyền.

Tham gia cùng với Giám đốc kiểm tra, nắm bắt tình hình tài chính, tài sản cơ quan, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu lại tố cáo.

Được ủy quyền phụ trách ký kiểm soát chi đối với chuyên viên kiểm soát chi: ông Nguyễn Anh Tuấn, bà La Thị Hoà, bà Nguyễn Nhật Linh.

- Phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, giao dịch viên và kế toán

+ Ông: Lâm Ngọc Thanh Vĩ – Kế toán trưởng (KTT)

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Si Ma Cai và Kế toán trưởng KBNN cấp trên về công tác kế toán, công tác kho quỹ, và kiểm soát thu, chi NSNN theo quy định của pháp luật, quy trình hướng dẫn của Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước cấp trên.

Thành viên Ban quản lý kho tiền.

Trực tiếp ký và kiểm soát chứng từ thu, chi;

Quản lý, Xét duyệt hồ sơ đăng ký mở và sử dụng tài khoản của tổ chức, đơn vị có giao dịch với Kho Bạc;

Chủ trì tổ chức quản lý, bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ giao dịch; Làm nhiệm vụ khác khi được phân công;

+ Bà: La Thị Hòa – Giao dịch viên, uỷ quyền KTT

Kế toán Tài vụ nội bộ cơ quan, công tác quản trị. Thực hiện chấm công. Kế toán thu NSNN, hoàn trả các khoản thu NSNN

Kế toán chi chuyển giao ngân sách (không bao gồm chi chuyển giao NS xã) Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Thực hiện chế độ báo cáo công tác kế toán theo quy định hiện hành.

Làm nhiệm vụ khác khi được phân công. + Ông: Đoàn Tuấn vũ – Giao dịch viên

Chịu trách nhiệm Kiểm soát chi các đơn vị theo danh sách đính kèm. Thực hiện nhập kịp thời số liệu kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia vào chương trình tổng hợp báo cáo đầu tư (THBC-ĐTKB)

Thực hiện công tác quản trị, quản lý tài sản, công cụ dụng cụ và phân công công tác trực bảo vệ cơ quan

Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công kiểm soát chi.

Làm nhiệm vụ khác khi được phân công. + Ông: Phạm Quang Huy- Giao dịch viên

Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Nhập kịp thời số liệu kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia vào chương trình tổng hợp báo cáo đầu tư (THBC-ĐTKB).

Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công thuộc kiểm soát chi.

Thực hiện công tác báo cáo tuần và đột xuất công tác kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo quy định.

Phụ trách công tác quản lý tin học.

Quản lý con dấu “KHO BẠC NHÀ NƯỚC”. Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.

+ Bà: Nguyễn Nhật Linh- Giao dịch viên (Nghỉ chế độ thai sản từ 01/5/2018) Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công kiểm soát chi.

+ Ông: Nguyễn Anh Tuấn – Giao dịch viên

Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Nhập kịp thời số liệu kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia vào chương trình tổng hợp báo cáo đầu tư (THBC-ĐTKB).

Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự toán NS các cấp trên địa bàn.

Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công thuộc kiểm soát chi.

Làm nhiệm vụ khác khi được phân công. + Bà: Nguyễn Thị Ngoan – Giao dịch viên

Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Quản lý con dấu KẾ TOÁN.

Kế toán lệnh chi tiền.

Kế toán Thanh toán liên kho bạc.

Kế toán Thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT). Hạch toán chuyển số thu hộ trên tài khoản bảo hiểm xã hội. Hạch toán chi trả nợ gốc, lãi vay công trái, trái phiếu

Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.

Thực hiện Quản lý, đóng và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ giao dịch. + Ông: Nguyễn Công Đoàn – Thủ kho, thủ quỹ

Thành viên Ban quản lý kho tiền.

Thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ nhiệm vụ của công tác kho quỹ. Tham gia công tác lưu trữ thuộc lĩnh vực được phân công.

Làm nhiệm vụ khác khi được phân công; + Ông : Mai Đức Đào – Nhân viên bảo vệ

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn tiền, tài sản của cơ quan, duy trì trực bảo vệ theo lịch được phân công. Có trách nhiệm giữ, sử dụng và bảo quản công cụ hỗ trợ được giao theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp quản lý, quản lý hệ thống điện, máy phát điện cơ quan, hệ thống phòng cháy, chữa cháy của cơ quan, hệ thống camera an ninh cơ quan đảm bảo an toàn.

Kiêm nhiệm các nhiệm vụ: hành chính cơ quan; chăm sóc cây xanh cơ quan; Lập lịch trực cơ quan, thực hiện chấm công công tác bảo vệ cơ quan.

Phối hợp với ông Nguyễn Hồng Chuyên trong thực hiện nhiệm vụ. Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.

+ Ông: Nguyễn Hồng Chuyên- Nhân viên bảo vệ, lái xe

Cán bộ bảo vệ kiêm lái xe, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn tiền, tài sản của cơ quan, duy trì trực bảo vệ theo lịch được phân công; Thực hiện nhiệm vụ lái xe, quản lý và bảo quản xe ô tô chuyên dùng của cơ quan.

Kiêm nhiệm các nhiệm vụ: Văn thư; Lưu trữ; hành chính cơ quan; chăm sóc cây xanh cơ quan;

Phụ Trách công tác tự vệ cơ quan.

Chịu trách nhiệm đề xuất kiến nghị lãnh đạo nhằm đảm bảo cho xe ô tô hoạt động tốt, an toàn, bàn giao nhiệm vụ lái xe cho Ông Mai Đức Đào khi đi vắng.

Phối hợp với ông Mai Đức Đào trong thực hiện nhiệm vụ. Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.

Ngoài phân công cụ thể như trên, tuỳ theo tình hình thực tế, cán bộ công chức thực hiện phối hợp trong công việc và thực hiện nhiệm vụ theo sự điều động, phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)