Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 99 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Do quy trình kiểm soát chi còn bộc lộ những điểm yếu: Phải tiến hành qua nhiều bước sẽ gây khó khăn về mặt thời gian và khó quy trách nhiệm khi có sai sót (vì chưa có quy định rõ ràng đối với nội dung này), ngoài ra khi một khâu nào đó khuyết sẽ bị ngừng trệ quá trình thanh toán gây ảnh hưởng đến thời gian thanh toán cũng như KSC.

Phương pháp kiểm soát chi: đều là những phương pháp truyền thống, mang

tính chất thủ công cao, đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm soát phải rà soát tỉ mỉ nhiều loại chứng từ khách nhau khiến hoạt động KSC phải tiến hành quá nhiều bước và mất nhiều thời gian đối chiếu, so sánh và kiểm soát chứng từ.

Do thiếu hụt về số lượng cán bộ KSC so với quy định, trong khi khối lượng công việc khá nhiều, ngày càng tăng, bên cạnh đó thì nhiều cán bộ công chức năng lực còn hạn chế, chưa kịp thời nắm bắt được những cơ chế, chính sách mới liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn chương trinh MTQG GNBV, nên trong quá trình tác nghiệp vẫn còn nhiều sai sót, đặc biệt lúng túng trong xử lý các tình huống cũng như thắc mắc của khách hàng.

Công tác ứng dụng CNTT và các phẩn mềm trong công tác kiểm soát chi còn hạn chế do số lượng trang thiết bị máy móc còn thiếu, hoạt động không ổn định, dẫn đến chưa hỗ trợ tốt cho công tác theo dõi, báo cáo và phân tích số liệu.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đạt thấp là do trình tự, hồ sơ, thủ tục lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản rất đa dạng, phức tạp liên

quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; các văn bản pháp lý như: luật, nghị định, thông tư hướng dẫn lĩnh vực này không ổn định, thường xuyên thay đổi, các đơn vị cập nhật không kịp thời, lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện; công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án lớn lĩnh vực giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học… gặp nhiều khó khăn, nên giải ngân chậm, làm tồn đọng vốn đầu tư hàng năm rất nhiều

Bên cạnh đó, tâm lý khách hàng vẫn giữ thói quen giao dịch với cán bộ KSC để trực tiếp trao đổi, giải thích, hướng dẫn cho nên KBNN đã thông báo, tuyên truyền sâu rộng tới khách hàng nhưng kết quả giao dịch qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn hạn chế.

Bên cạnh một số chủ đầu tư có đội ngũ giỏi về chuyên môn, có trách nhiệm cao thì cũng có một số ít chủ đầu tư dự án chưa quan tâm đến công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, dẫn đến trình độ và sự hiểu biết của cán bộ được giao nhiệm vụ vể các quy định liên quan như công tác lựa chọn nhà thầu, triển khai dự án, thủ tục tạm ứng, thanh toán,... còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều sai soát ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Nguyên nhân cho việc giải ngân vốn chậm:

Hàng năm, căn cứ nguồn vốn Trung ương cấp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo vốn để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đề xuất phương án phân bổ cho các huyện. Sau đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ra quyết định phân bổ nguồn vốn cho các huyện.

Sau khi các huyện được phân bổ nguồn vốn, sẽ tiến hành lập các dự án chi tiết theo quy định tại Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 9-10-2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, phải tiến hành theo 4 bước là tuyên truyền, phổ biến dự án; tổ chức họp lấy ý kiến về nội dung dự án và lập danh sách đối tượng tham gia dự án; xây dựng dự án; phê duyệt dự án.

Trong quá trình thực hiện 4 bước nói trên, các địa phương phải trình giá các loại cây, con giống, vật tư, thiết bị, máy móc cần thiết... gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định để làm căn cứ xây dựng dự toán chi tiết cho từng dự án. Sau khi các huyện hoàn chỉnh quy trình lập dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nội dung chi tiết cho từng dự án để trình UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh thẩm định; trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành quyết định danh mục từng dự án cho các huyện để triển khai thực hiện.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG QUA KHO BẠC HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)