5. Kết cấu của luận văn
4.1. Định hướng và mục tiêu kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-
GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
4.1.1. Định hướng
KBNN đa dạng hóa các phương thức thu nộp NSNN phù hợp với sự phát triển công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng để giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí cho người nộp NSNN; đồng thời, tổ chức phối hợp với các trung tâm hành chính công, các cơ quan quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đặc biệt là cơ quan công an) để trao đổi/cung cấp thông tin về số thu phí, lệ phí, thu phạm vi phạm hành chính theo mã giao dịch (mã ID) của từng khoản thu. Từ đó, tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan xử lý hồ sơ, giấy tờ cho người dân theo thời gian thực nộp NSNN, giúp các cơ quan, đơn vị đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu, trao đổi dữ liệu giữa cơ quan, đơn vị.
Về lâu dài, để việc kết nối trao đổi, đối chiếu thông tin, dữ liệu thu NSNN được thuận lợi và phù hợp với thông lệ chung cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các phương thức thanh toán điện tử trong thời gian tới (như nộp NSNN qua mobile banking…), KBNN sẽ nghiên cứu cải cách mô hình trao đổi thông tin thu NSNN hiện nay theo hướng: Các cơ quan thu (thuế, hải quan, cơ quan ra quyết định xử phạt) xây dựng cơ sở dữ liệu về khoản thu (trong đó xác định rõ mã ID của từng khoản); các NHTM thực hiện thu theo mã ID và chuyển tiền về KBNN; KBNN căn cứ mã ID để hạch toán thu và phản hồi thông tin về số đã thu cho các cơ quan liên quan để đáp ứng các yêu cầu quản lý và xử lý hồ sơ tại các cơ quan, đơn vị đó.
Đối với công tác kiểm soát chi NSNN, trước mắt KBNN tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và tổ chức phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đến hết 2020, 100% các đơn vị sử dụng NSNN tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 với kho bạc.
KBNN hiện đại hóa phương thức thanh toán đối với một số khoản chi NSNN như: Mở rộng phương thức chi tiêu NSNN qua thẻ tín dụng phù hợp với sự phát triển hạ tầng thanh toán của hệ thống ngân hàng; triển khai các chương trình thanh toán tự động theo lô đối với những khoản chi NSNN có tính ổn định cao (lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội)…
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với những nội dung chi hoặc địa bàn có thể sử dụng phương thức này, đồng thời từng bước giảm dẫn hạn mức được phép chi tiền mặt tại trụ sở KBNN, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.
Mở rộng phương thức thanh toán trước, kiểm soát sau (kể cả cho chi thường xuyên và chi đầu tư), đặc biệt là đối với các khoản chi có hợp đồng giữa đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Về lâu dài, KBNN sẽ nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết chi phù hợp với việc triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số.
Đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số, gắn với việc tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành KBNN và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN; nghiên cứu hoàn thiện và triển khai cơ chế kiểm soát chi NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ chế kiểm soát các khoản chi từ nguồn vốn nước ngoài.
Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý mua sắm công có kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số để gắn kết tất cả các khâu từ phân bổ ngân sách, ký kết hợp đồng điện tử, quản lý cam kết chi, thực hiện thanh toán và quyết toán, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN.
Về thể chế, chính sách: các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.
Cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực có phong cách giao tiếp, văn minh, lịch sự.
Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin, đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính 3 thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu và nhanh chóng.
Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý, chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
4.1.2. Mục tiêu kiểm soát chi
Để nâng cao hiệu quả của công tác KSC chương trình MTQG-GNBV trong giai đoạn 2016-2020, KBNN huyện Si Ma Cai, Lào đề xuất các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nỗ lực tăng tỷ lệ giải ngân của chương trình MTQG-GNBV lên đến 98% trong giai đoạn còn lại 2019-2020.
- Tăng tổng tỷ lệ hồ sơ trước hạn và đúng hạn lên 100%, không còn hồ sơ giải quyết quá hạn hay hồ sơ tồn đọng không giải quyết.
- Tích cực cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến công tác KSC chương trình MTQG-GNBV, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phấn đấu giảm 30% thời gian thanh toán NANN cho các hồ sơ thuộc chương trình MTQG-GNBV tại các xã thuộc huyện năn 2020.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thay đổi bổ sung của pháp luật liên quan đến hoạt động KSC tại KBNN huyện Si Ma Cai cho đội ngũ CBVC tổi thiểu mỗi năm 1 lần.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng các phần mềm kiểm soát chi đang sử dụng tại KBNN tối thiểu mỗi năm 1 lần.