Chương trình MTQG-GNBV tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 70 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho

3.2.1. Chương trình MTQG-GNBV tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai giai đoạn

a. Về số lượng dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG-GNBV

1

Vay dự án chăn nuôi bò 83 hộ, kinh phí 6.675 triệu đồng; Vay dự án nuôi trâu 74 hộ, kinh phí 3.700 triệu đồng; Vay dự án Ngựa bạch 8 hộ, kinh phí 800 triệu đồng; Vay dự án nuôi lợn 30 hộ, kinh phí 2.432 triệu đồng; Vay dự án gà địa phương 22 hộ, kinh phí 2.000 triệu đồng; Vay thực hiện dự án cây dược liệu 01 hộ, kinh phí 100 triệu đồng; Vay thực hiện dự án cây ăn quả ôn đới 152 hộ, kinh phí 11.395 triệu đồng.

Bảng 3. 2. Thống kê số dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018

Tiêu chí ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số dự án Dự án 57 68 40

Số vốn thanh toán chương trình

MTQG GNBV qua KBNN đồng 16.126.792.009 15.390.410.857 13.700.545.300 Tổng chi CTMTQG và các mục tiêu khác đồng 43.139.259.009 49.255.280.382 40.861.484.480 Tỷ lệ vốn thanh toán về CTMTQGGNBV và So với tổng chi các chương trình mục tiêu % 37,38 31,25 33,53

(Nguồn: UBND huyện Si Ma Cai)

Bảng 3. 3. Phân tích số dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018

Tiêu chí ĐVT So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tốc độ phát triển bình quân (+/-)% (+/-)% lần Số dự án Dự án 11 19,30 -28 -41,18 0,89 Tổng số vốn thanh toán chương trình MTQG GNBV quan KBNN đồng -736.381.152 -4,57 -1.689.865.557 -10,98 0,92 Tổng chi CTMTQG và các mục tiêu khác đồng 6.116.021.373 14,18 -8.393.795.902 -17,04 0,99

(Nguồn: UBND huyện Si Ma Cai)

Như vậy, cả quy mô và số lượng dự án nguồn vốn CTMTQG-GNBV giảm không đều giữa các năm, điều nay cho thấy cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành nhằm phát triển chương trình MTQT-GNBV trên địa bàn huyện Si Ma Cai theo đúng mục tiêu chung của chương trình MTQG.

b. Nguồn vốn huy động cho chương trình MTQG GNBV

Bảng 3. 4. Bảng đánh giá nguồn vốn huy động chương trình MTQT-GNBV tại huyện Si Ma Cai năm 2016-2018

ĐVT Năm 2016 (Trđ) Năm 2017 (Trđ) Năm 2018 (Trđ) So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 (+/-)D % (+/-)D % Nguồn vốn từ NSNN -Trong đó từ CTMTQG-GNBV 125.230 142.030 98.451 16.800 13,42 -43.579 -30,68

(Nguồn: UBND huyện Si Ma Cai)

c. Kết quả thực hiện chương trình MTQG-GNBV

Thực hiện Quyết định số 2115/QĐ-TTg, ngày 07/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc ban hành tiêu chí huyện nghèo áp dụng cho giai đoạn 2017- 2020; UBND huyện Si Ma Cai báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại huyện nghèo đến hết năm 2018, đối với huyện Si Ma Cai như sau:

Thang điểm nhóm I (Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai

đoạn 2016-2020): Đạt 10 điểm.

- Tổng số hộ trên địa bàn huyện: 7.234 hộ (theo kết quả điều tra đói nghèo tháng 10/2018).

- Số hộ nghèo 1.661 hộ chiếm 22,96%. - Số hộ cận nghèo 1.126 hộ chiếm 15,6%. - Tổng tỷ lệ nghèo và cận nghèo là 38,56%.

Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (tổng tỷ lệ hộ

nghèo và cận nghèo dưới 50% hoặc tỷ lệ hộ nghèo dưới 40%), huyện đạt 10 điểm.

Thang điểm nhóm II: Đạt 20 điểm.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện:

Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 25,2 triệu đồng/người/năm. Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (trên 20 triệu

đồng/người/năm), huyện đạt 05 điểm.

Tỷ lệ số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trong tổng số xã trên địa bàn huyện:

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách thôn dặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện có 12/13 xã, thuộc diện đặc biệt khó khăn (gồm: Lử Thẩn, Lùng Sui, Cán Cấu, Sán Chải, Cán Hồ, Quan Thần Sán, Nàn Sán, Bản Mế, Mản Thẩn, Sín Chéng, Thào Chư Phìn, Nàn Sín) chiếm 92,3%.

Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (trên 80% số

xã trong huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn), huyện đạt 15 điểm.

Thang điểm nhóm III: Đạt 20 điểm.

Huyện thuộc khu vực miền núi, vùng cao: Huyện Si Ma Cai có 13/13 xã thuộc xã miền núi, vùng cao (tất cả 13/13 xã đều có độ cao trên 600m so với mực

nước biển); Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá thì Si

Ma Cai là huyện vùng cao và đạt 10 điểm.

Tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân cư:

Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2019: + Tổng số hộ trên địa bàn huyện 7.743 hộ.

+ Tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện 6.690 hộ chiếm 86,4% so với tổng số hộ trên địa bàn.

Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (trên 80%) thì huyện đạt 10 điểm.

Tổng điểm các nhóm (I+II+III): 50 điểm

Đánh giá kết quả: Căn cứ vào khoản a, điểm 2, điều 2 của Quyết định số 2115/QĐ-TTg ngày 07/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, huyện thoát nghèo phải có số điểm dưới 40 điểm trên tổng số 100 điểm; huyện Si Ma Cai có số điểm theo đánh giá hết năm 2018 là 50 điểm > 40 điểm, vì vậy huyện chưa thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2017-2020.

Kết quả, hiệu quả đạt được so với mục tiêu đề ra, khẳng định những chính sách hiệu quả, phù hợp:

Sau 10 năm thực hiện các chính sách Nghị quyết 30a của Chính phủ mặc dù gặp không ít khó khăn như thời tiết bất lợi, giá cả hàng hóa tăng cao...; song với chủ trương

đúng đắn, sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện, với sự quyết tâm nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, đồng thời bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã phát triển mạnh, diện mạo nông thôn miền núi thay đổi rõ nét, các lĩnh vực đều đạt và vượt so với mục tiêu của huyện đề ra, đến nay đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu Nghị quyết huyện đề ra có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Các chính sách của Nghị quyết 30ª khi đi vào triển khai thực hiện bước đầu đã được những kết quả to lớn, tác động mạnh đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 8,25% /năm, sản lượng lương thực, thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu khác đều có chuyển biến tích cực đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

+ Về cơ sở hạ tầng: Đầu tư và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhiều tuyến đường giao thông đạt tiêu chuẩn, xây dựng mới các trạm y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân thôn bản, đầu tư xây dựng nhà ở giáo viên + nhà ở bán trú học sinh phục vụ nhu cầu dạy và học của học sinh, giáo viên toàn huyện, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, công trình cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội nhân dân toàn huyện được cải thiện đáng kể.

+ Về sản xuất: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác đang chuyển dịch theo hướng hàng hóa; năng suất, sản lượng đều đạt và vượt so với kế hoạch giao, năm sau cao hơn năm trước; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác năm 2009 là 14 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 28,4 triệu đồng, năm 2018 đạt 35 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân tăng gần 16% năm (theo giá thực tế). Việc áp dụng khoa học, công nghệ, đưa các loại giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh thực hiện thâm canh tăng vụ... đã trồng thử nghiệm và nhân rộng thành công một số mô hình sản xuất có hiệu quả, giá trị kinh tế cao như mô hình trồng lúa giống mới; ngô giống mới; đậu tương giống mới; hỗ trợ giống ngô tăng vụ hè thu cho nhân dân, hỗ trợ giống cá thả ruộng đã mở ra cho nông dân hướng đi mới, trong phát triển kinh tế trên cánh đồng mà trước đây chỉ đơn thuần trồng 1 vụ lúa trong năm; hỗ trợ trồng đao riềng hướng cho nhân dân sản xuất hàng hóa cung cấp ra thị trường...

+ Về chăn nuôi: Đã có bước phát triển tích cực, đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm đã có tiếng trên thị trường như: vịt Sín Chéng, gà đen, lợn địa phương, trâu, bò đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Đến năm 2018, đàn đại gia súc toàn huyện đạt 42.117 con, tăng trưởng đàn đạt 19,51%, đạt 97,53% so với MTNQ huyện đề ra; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuổng năm 2018 đạt là 2.140 tấn tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%.

Ngành chăn nuôi của huyện đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo và có các chính sách khuyến khích phát triển, chăn nuôi đang có chuyển biến tích cực theo phương thức quảng canh mang tính chất phục vụ sức kéo là chính và lấy sản phẩm phụ phục vụ cho trồng trọt sang chăn nuôi bán chăn thả có trồng cây thức ăn chăn nuôi tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ hộ gia đình.

+ Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng: Có nhiều chuyển biến tích cực, không còn hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy, số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng giảm qua từng năm; Đã tiến hành trồng 3.300 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ (năm 2016: 300 ha; năm 2017: 350 ha; năm 2018: 330), góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện đến hết năm 2018 đạt 37,5 %.

Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

- Vẫn còn nhiều chính sách đặc thù chưa được triển khai thực hiện, cụ thể như: + Về chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, bao gồm: Lĩnh vực xây dựng quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến năm 2015, định hướng đến 2020; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh; chính sách thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ...

+ Về chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, gồm: Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách đào tạo theo hệ thống cử tuyển...chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

+ Về chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở thôn, bản xã, và huyện, bao gồm: Các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện còn gặp khó khăn do địa bàn xa và khó khăn nên nhà đầu tư ít quan tâm. Thực hiện quy hoạch các điểm dân cư ở

nơi có điều kiện và những nơi thường xuyên xẩy ra thiên tai; công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình đã được đầu tư ở cấp xã và dưới xã... nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Một số qui định, cơ chế chính sách đặc thù theo tinh thần của Nghị quyết 30a chưa được ban hành như: Chính sách ưu đãi về y tế; chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi...

- Theo Nghị quyết số 30a, mục tiêu đến năm 2018: Các huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%, các tiêu chí này khó thực hiện được.

- Là huyện vùng cao biên giới, xa tỉnh lỵ, có xuất phát điểm thấp nên còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và đời sống nhân dân. Hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra sạt lở và xói mòn kèm theo gió lốc đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản của nhà nước và nhân dân. Thời tiết khắc nhiệt dẫn đến việc phát triển nông nghiệp còn chưa cao, vẫn còn dịch bệnh trong chăn nuôi, diện tích cây trồng ngô lúa khô hạn và thiếu nước cho nhân dân canh tác.

- Trình độ đội ngũ cán bộ xã và thôn bản còn hạn chế, nên việc lãnh đạo thực hiện các nhóm chính sách thực hiện Nghị quyết 30a còn gặp nhiều khó khăn. Cơ bản các xã đã có cán bộ tăng cường 30a theo chính sách thu hút trí thức trẻ công tác tại xã, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Trong những năm gần đây tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.

- Nhiều hộ nông dân chưa thực sự nỗ lực trong sản xuất, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước. Một số hộ gia đình được vay vốn song lại thiếu kiến thức, không có kinh nghiệm làm ăn nên việc sử dụng đồng vốn không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)