Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua

3.3.1. Kết quả đạt được

- Về quy trình kiểm soát chi:

+ Quy trình kiểm soát chi đã được xây dựng một cách chi tiết, công tác kiểm soát chi đã được thực hiện một cách nề nếp và phù hợp với trình độ nhân sự hiện có; + Khách hàng (nhà đầu tư,...) đã quen thuộc với môi trường làm việc bằng cách giao dịch trực tiếp đối với cán bộ kiểm soát chi của KBNN, nên việc giao dịch cũng tương đối thuận tiện.

+ Cơ chế giao dịch một cửa tăng tính công khai, minh bạch trong công tác xử lý hồ sơ, có nhiều khâu, nhiều người cùng tham gia xử lý và giam sát việc tuân thủ quy trình, thể hiện sự nghêm túc tìm tòi,m nghiên cứu đổi mới quy trình làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm, đúng hẹn trong tiếp nhận hồ sơ.

- Về phương pháp kiểm soát chi:

Phương pháp KSC được ứng dụng là những phương pháp cơ bản và cần thiết đã phát huy được tác dụng khi tiến hành các hoạt động kiểm soát thanh toán vốn các chương trình MTQG-GNBV, nhờ đó mà tìm ra được gian lận, sai sót thực tế. Trong quá trình triển khai hoạt động KSV, cán bộ KSC KBNN huyện đã vận dụng linh hoạt các phương pháp trong từng bước kiểm soát khách nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Về công tác lập và tiếp nhận dự toán:

+ Lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia gắn với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã.

+ Quá trình lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người dân hưởng lợi và cộng đồng.

+ Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã đã làm rõ khả năng huy động nguồn vốn thực hiện chương trình là nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN được cấp có thẩm quyền thông báo dự kiến; cơ chế thực hiện; đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện từng nội dung, hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã.

- Về công tác thực hiện kiểm soát chi:

Công tác kiểm soát chi hoạt động khá hiệu quả, trong quá trình hoạt động có sự phối hợp giữa các phòng ban và tổ chức nhằm tìm ra những kẽ hở sai phạm, nhờ đó đã phát hiện ra một số các sai phạm từ phía chủ đầu tư.

KBNN huyện đã quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát: Chủ đầu tư, đơn vị dự toán được mở tài khoản cấp phát thanh toán qua KBNN nơi thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư.

KBNN đã hoàn thành tốt công tác tạm ứng đối với chủ đầu tư, và đơn vị sử dụng ngân sách, cụ thể:

+ Đối với tạm ứng của hợp đồng trong hoạt động xây dựng thay vì trước đây được phép tạm ứng hết 80% giá trị hợp đồng thì nay việc tạm ứng được thực hiện theo quy định của hợp đồng, không vượt quá 50% giá trị hợp đồng và trong cùng một thời điểm thì tổng số dư tạm ứng của các hợp đồng trong cùng một thời điểm thì tổng số dư tạm ứng của các hợp đồng trong một năm đó không được vượt quá 30% kế hoạch vốn năm bố trí cho dự án đó, ngoài ra còn phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng.

+ Đối với tạm ứng các hợp đồng trong chi thường xuyên: Mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngấn ách nhà nước và nhà cung câp hàng hoa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư:

Công tác quyết toán vốn đầu tư được thực hiện theo đúng quy định hiện hành và được tiến hành chặt chẽ có tác dụng tăng cường kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ chính sách tài chính phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)