Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 108 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình

4.2.2. Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình

GNBV từ NSNN của KBNN huyện Si Ma Cai

Để kiểm soát chi kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gia quy định, kiến nghị cải tiến mô hình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi đầu tư của KBNN cụ thể như sau:

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Quy trình “một cửa” nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. Đó là, tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch chấp hành đúng chính sách, chế độ, phòng ngừa và ngăn chặn các hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách giao dịch; thực hiện công khai, minh bạch và phát huy dân chủ, giám sát của người dân, khách hàng với hoạt động của KBNN.

Để đáp ứng mục tiêu đó có thể quy định lại phương thức giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi đầu tư theo hướng: khách hàng đến giao dịch trực tiếp với một cán bộ Kho bạc, đó là cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và kiểm soát chi cho dự án. Cán bộ nghiệp vụ có trách nhiệm trực tiếp nhận hồ sơ, xử lý nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ trong nội bộ Kho bạc, trả kết quả cho khách. Mô hình này sẽ khắc phục được những bất cập nêu trên, khách đến giao dịch sẽ được biết ngay kết quả: hồ sơ đủ chưa, có hợp lệ, hợp pháp không, có đủ điều kiện giải ngân không? Thời gian giao dịch, số lần giao dịch, thời gian giải ngân sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Về phân cấp nhiệm vụ kiểm soát chi CTMTQG, thực hiện triệt để quy định kiểm soát chi đối với các dự án được đầu tư từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã) sẽ phân cấp theo nguyên tắc: Dự án do cấp nào quyết

định đầu tư thì KBNN cấp đó quản lý, kiểm soát; nguồn vốn của cấp nào tham gia vào dự án thì KBNN cấp đó thực hiện thanh toán, đồng thời tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo cảu KBNN tỉnh với KBNN huyện trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin và thực hiện kiểm soát chi cho dự án. Hoàn thiện cơ chế giao dịch “một cửa” theo hướng, một chủ đầu tư, ban quản lý dự án chỉ đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng, khách hàng đến giao dịch chỉ phải giao dịch với một cá bộ duy nhất của kho bạc, đó là cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân. Hoàn thiện cơ chế phân bổ kế hoạch vốn, từ thực tiễn hạn chế về cơ chế quản lý có thể kiến nghị việc thanh toán, kiểm soát chi vốn đầu tư không nên theo niên độ ngân sách mà theo tiến độ thực hiện dự án.

Dự kiến mô hình giao dịch một cửa sẽ được sửa đổi như sau:

Hình 4. 1. Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV từ NSNN huyện Si Ma Cai

(Nguồn: Theo nghiên cứu và đề xuất của tác giả) Ghi chú: chứng từ thanh toán cho cán bộ được phân công kiểm soát chi cho dự án kiểm tra hồ sơ, nhận hồ sơ, viết phiếu giao nhận hồ sơ và hẹn ngày trả hồ sơ; Sau đó toàn bộ quá trình luân chuyển chứng từ nội bộ trong hệ thống KBNN như sơ đồ trên sẽ do cán bộ được phân công kiểm soát chi cho dự án thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)