5. Kết cấu của luận văn
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN trong
chương trình MTQG-GNBV
1.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại một số địa phương trong nước phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Nông
Lê Thị Thu Hà - Đại học Hồng Đức (2019), hiện nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Đắk Nông đang quản lý Quỹ Ngân sách nhà nước (NSNN) của các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Tỉnh, ngân sách của 8 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 7 huyện và thị xã Gia Nghĩa) và ngân sách của 71 xã, phường, thị trấn trong toàn Tỉnh.
Giai đoạn 2014 - 2018, công tác chi thường xuyên ở tỉnh Đắk Nông đạt 1.131.037 triệu đồng, tăng 34,51% (tỷ lệ tăng bình quân là 6,9%/năm. Những năm qua (2014-2018), tổng số chi thường xuyên NSNN ở tỉnh Đăk Nông năm sau đều tăng cao hơn so với năm trước. Số chi NSNN tăng chủ yếu là do điều chỉnh mức lương cơ sở, chế độ tiền lương tăng thêm và nâng lương thường xuyên cho cán bộ, công chức trong các đơn vị. Điều này cho thấy, tỉnh Đắk Nông đã cơ bản thực hiện nghiêm túc chính sách về tinh giảm biên chế trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp; thực hiện tốt việc thắt chặt chi tiêu công, đặc biệt là chi thường xuyên theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhằm giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
Các dự án cho Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) tỉnh Đăk Nông đều do địa phương quản lý. Nguồn chi có xu hướng giảm dần về giá trị. Năm 2018, tổng chi là 27.192 triệu đồng giảm 55,7% so với 2017, thấp nhất trong 5 năm do năm 2018 không còn các khoản chi ngân sách để thực hiện một số CTMTQG như: Chương trình việc làm và dạy nghề; Chương trình nước sạch môi trường; Chương trình văn hóa; Chương trình phòng chống tội phạm…
Trong công tác kiểm soát chi, KBNN Đắk Nông luôn chủ động nghiên cứu vận dụng cơ chế, chính sách và báo cáo cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, ngân hàng để tổ chức thực hiện tốt việc thanh toán, chi trả; Các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định trước khi xuất Quỹ NSNN thanh toán theo đề nghị của các đơn vị sử dụng NSNN; Đôn đốc thu hồi các khoản chi tạm ứng cho các đơn vị sử dụng NSNN, giảm thiểu số dư tạm ứng chi thường xuyên góp phần làm lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN. Thông qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Đắk Nông đã thanh toán các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, từ năm 2012, KBNN Đắk Nông triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động, trong đó có quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức đánh giá nội bộ hàng năm đã có thể định lượng, đo lường được số lượng và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đến từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể để có biện pháp khắc phục, cải tiến cho phù hợp.
Kết quả đánh giá nội bộ cho thấy, số lượng hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên hàng năm đều tăng, nhưng tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá thời hạn quy định giảm dần. Trung bình tỷ lệ hồ sơ giải ngân trước thời hạn, đúng thời hạn của 5 năm (2014 - 2018) đạt tỷ lệ tương đối cao (99,04%), điều đó cho thấy việc giải quyết thủ tục hành chính đã được KBNN Đắk Nông rất quan tâm thực hiện, lãnh đạo kiểm soát được công việc và trách nhiệm công vụ của công chức, thời gian giải quyết hồ sơ kiểm soát chi nhanh hơn, giảm bớt chi phí về thời gian, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi trả, thanh toán các khoản chi từ NSNN.
Thông qua kiểm soát chi, KBNN Đắk Nông đã góp phần tích cực vào công tác quản lý tiền mặt, phương tiện thanh toán thông qua việc hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đúng quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KNNN, nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
KBNN Đắk Nông tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán kịp thời, chính xác theo đúng mục lục ngân sách quy định, qua đó giúp cho công tác tổng hợp số liệu
báo cáo, phân tích hoạt động thu, chi NSNN trên địa bàn Tỉnh luôn đảm bảo tính trung thực, giúp cho cấp ủy và chính quyền địa phương quản lý và điều hành hiệu quả quỹ NSNN.
Công tác thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN tại đơn vị luôn được lãnh đạo quan tâm, coi trọng và thường xuyên đôn đốc, theo dõi để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót.
Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ đối với các hành vi phạm của các đơn vị sử dụng NSNN được phát hiện qua hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN tại đơn vị trong thời gian qua cũng đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Trong thời gian từ năm 2017 đến hết năm 2018 đã ban hành 365 quyết định xử phạt đối với 208 đơn vị sử dụng NSNN (phạt cảnh cáo 175 trường hợp; phạt tiền 181 trường hợp với tổng số tiền là 183.850.000 đồng).
Trong các trường hợp vị phạm, chủ yếu là vi phạm về thực hiện cam kết chi do nộp cam kết chi đến KBNN quá thời hạn (quy định tại Điều 50, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP); có một số trường hợp vi phạm về thời hạn thanh toán tạm ứng (quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 51, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP); chỉ có 02 trường hợp có hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi NSNN. Việc thực hiện xử phạt của KBNN đã góp phần răn đe, chấn chỉnh những hành vi vi phạm; nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về chi tiêu công của các đơn vị sử dụng NSNN, từ đó hiệu quả quản lý chi NSNN được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Đắk Nông vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế sau:
Một là, kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị chưa chuyên nghiệp, đầu mối
còn bị phân tán ở 2 bộ phận trong cùng 1 đơn vị nên chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi đến giao dịch thanh toán với kho bạc (tại KBNN tỉnh là Phòng Kế toán nhà nước và Phòng Kiểm soát chi NSNN; tại KBNN huyện là Tổ Kế toán và Tổ Tổng hợp - Hành chính).
Hai là, việc công khai các quy trình, thủ tục hành chính chưa kịp thời, đầy đủ;
chưa được ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ khách hàng trong việc tra cứu thủ tục hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi thường xuyên còn rất hạn chế.
Ba là, công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm soát chi
thường xuyên còn chưa thật hợp lý; trình độ chuyên môn của một số cán bộ kiểm soát chi chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
Bốn là, vẫn còn một số sai sót có liên quan đến công tác kiểm soát chi thường
xuyên được phát hiện qua hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra tại đơn vị (những lỗi thường gặp là: Lưu thiếu hồ sơ chứng từ theo quy định; nội dung của hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ các yếu tố…).
Năm là, có một số khoản chi thường xuyên đã được KBNN Đắk Nông kiểm
soát chi, nhưng thực tế vẫn chưa đúng với chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN và kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của đơn vị.
1.2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
Theo Mạnh Thắng (2014), những năm qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước (NSNN) trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Đơn vị coi đây là yếu tố quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính Nhà nước. Đặc biệt, là công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội...
Theo báo cáo từ KBNN tỉnh, dự toán NSNN năm 2014 của tỉnh chi cho XDCB tập trung, CTMTQG là 2.029 tỷ đồng. Tuy nhiên đến ngày 30/11/2014 mới giải ngân 1.259 tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch (thấp hơn 3,37% so với cùng kỳ năm 2013). Theo ông Phạm Bá Quân, Phó Giám đốc KBNN tỉnh thì các khoản chi ngân sách thực hiện thời gian qua đảm bảo đúng cơ chế, chính sách Nhà nước. Song những năm gần đây, tỷ lệ giải ngân trên địa bàn tỉnh ta đạt thấp, chưa đáp ứng yêu cầu kế hoạch, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội địa phương. Tồn đọng vốn do không thể hoặc chậm giải ngân trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội là nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí vốn NSNN và làm giảm chất lượng các công trình đầu tư. Lý giải về việc vài năm gần đây công tác giải ngân trên địa bàn tỉnh thường không đạt mục tiêu, kế hoạch, ông Quân cho rằng: Việc am hiểu về cơ chế quản lý đầu tư XDCB của một số chủ đầu tư còn hạn chế, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; văn bản chế độ, hướng dẫn trong quản lý đầu tư XDCB thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện; một số chủ đầu tư hay mắc lỗi trong khâu thực hiện, hoàn tất hồ sơ: sai số học, đơn giá, sai mục lục ngân sách...
Với mục tiêu chi NSNN trên địa bàn vừa đảm bảo đúng cơ chế, chính sách Nhà nước quy định vừa đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra, thời gian qua, KBNN tỉnh triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi. Theo đó, hoàn thiện công tác tổ chức kiểm soát chi luôn được quan tâm, chú trọng. Yếu tố mấu chốt thực hiện nội dung này là đơn vị không ngừng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động phòng Kiểm soát chi NSNN. Những người được lựa chọn công tác tại phòng là những cá nhân có trình độ chuyên môn chuyên sâu, nắm chắc chủ trương của Đảng, quy định, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác chi, kiểm soát chi; 100% cán bộ, công chức trong phòng có trình độ đại học, trên đại học. Cùng với đó, KBNN tỉnh phân cấp rõ nhiệm vụ kiểm soát chi XDCB, CTMTQG cho từng cấp, bộ phận; thực hiện triệt để quy định kiểm soát chi đối với các dự án được đầu tư từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã). Đơn vị phân cấp theo nguyên tắc: dự án do cấp nào quyết định đầu tư thì KBNN cấp đó quản lý, kiểm soát; nguồn vốn của cấp nào tham gia vào dự án thì KBNN cấp đó thực hiện thanh toán. Đồng thời, KBNN tỉnh tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo KBNN huyện trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin và thực hiện kiểm soát chi cho dự án. Cơ chế giao dịch “một cửa” được hoàn thiện theo hướng 1 chủ đầu tư, ban quản lý dự án đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng; khách hàng đến giao dịch chỉ cần giao dịch với một cán bộ duy nhất của kho bạc - cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân.
Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi, đặc biệt là công tác tạm ứng, thu hồi tạm ứng đối với tạm ứng chi bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng luôn được KBNN tỉnh quan tâm, chú trọng. Ở nội dung này, KBNN tỉnh luôn chủ động phối hợp cùng chủ đầu tư quy định thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng trong một phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng; yêu cầu nhà thầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau. Đối với tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị, đơn vị yêu cầu trong hợp đồng nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng, hết thời hạn bảo lãnh mà chưa thu hồi được tạm ứng thì cần phải gia hạn bảo lãnh tạm ứng... Khi có kế hoạch phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị triển khai ngay thông báo kế hoạch cho các KBNN cơ sở, đồng thời nhanh chóng lập kế hoạch nhu cầu thanh toán cho các dự án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ dự án có biện pháp đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB kéo dài. Qua đó, kịp thời phát hiện và thu hồi cho ngân sách kinh phí đầu tư không hiệu quả. Năm 2014, KBNN tỉnh chi tạm ứng 284,701 tỷ đồng, tính đến ngày 30/11/2014, số dư còn lại là 151,165 tỷ đồng. Theo Phó Giám đốc KBNN tỉnh Phạm Bá Quân thì số dư ứng này không nhiều và trong tầm kiểm soát.
Nâng cao chất lượng kiểm soát chi, KBNN tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, kiểm soát, đảm bảo các điều kiện, quy định trong thực hiện chi NSNN qua KBNN. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, nâng cao chất lượng kiểm soát chi. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trẻ hóa cán bộ công chức có năng lực, trình độ chất lượng cao; tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác kiểm soát chi, ngoài chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị không ngừng nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ, công chức đối với khách hàng. Bình quân mỗi năm đơn vị tổ chức từ 3 - 5 lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát chi và công tác thanh toán nội bộ tập trung cho từ 100 - 120 cán bộ, công chức. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi và đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động kiểm soát chi NSNN, tháng 10 vừa qua, KBNN tỉnh công khai bộ thủ tục hành chính tới các đối tượng giao dịch; triển khai hiệu quả công tác thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương mại trên địa bàn...
Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN, thời gian qua, hoạt động kiểm soát vốn đầu tư XDCB, CTMTQG đã thu được một số kết quả tích cực, hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư XDCB, CTMTQG trên địa bàn tỉnh tăng lên rõ rệt; hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn được kiểm soát tốt hơn đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV
Thứ nhất, tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực
hiện mô hình kiểm soát chi "một cửa", tạo thuận lợi hơn nữa cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN qua KBNN. Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên; Thực hiện sát hạch, đánh giá năng lực cán bộ kiểm soát chi; Đồng thời, thực hiện khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần cho những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc có sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, quy trình kiểm soát, thanh toán.
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường
xuyên NSNN. Cụ thể: Hoàn thiện các chương trình tin học ứng dụng kiểm soát chi; Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý; Tăng cường đào tạo