Hoàn thiện nội dung kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 111 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình

4.2.4. Hoàn thiện nội dung kiểm soát

Hoàn thiện kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng, đối với tạm ứng chi bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng quy định thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng trong một phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Phải yêu cầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ này. Trường hợp không hoàn ứng được phải có đơn gia hạn thời gian hoàn ứng (tạm ứng kỳ thứ ba phải hoàn ứng dứt điểm kỳ thứ nhất).

Đối với tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị: Yêu cầu quy định trong hợp đồng nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng, hết thời hạn bảo lãnh mà chưa thu hồi được tạm ứng thì cần phải gia hạn bảo lãnh tạm ứng. Đồng thời, quy định tỷ lệ thu hồi tạm ứng tối thiểu qua mỗi lần thanh toán khi khối lượng thanh toán chưa đạt 80% giá trị hợp đồng theo công thức sau: Thực hiện kiểm soát cam kết chi trong điều kiện vận hành TABMIS, cam kết chi là việc các đơn vị cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký kết giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp.

Quản lý, kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính không chỉ đối với cơ quan tài chính, KBNN mà còn đối với cả đơn vị dự toán, dự án đầu tư; làm lành mạnh hóa và tăng cường công tác quản lý tài chính – ngân sách, đây là một nội dung rất mới đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam. Vì vậy, việc triển khai thực hiện kiểm soát cam kết chi là hết sức cần thiết trong điều kiện vận hành TABMIS.

Xây dựng và áp dụng phương thức kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, theo đó, nhà nước không can thiệp vào

việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm việc sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ chi. Như vậy, với phương thức cấp phát này thì các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức được thay bằng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”.

Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo “đầu vào” khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếu, lạc hậu. Quản lý ngân sách theo đầu ra chú trọng đến kết quả trong việc thực hiện hơn là việc chi như thế nào để thực hiện.

Kiểm soát các khoản chi NSNN theo mức độ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi NSNN. Khi đã xác định được mức độ rủi ro, cần có các cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi NSNN rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi NSNN ít rủi ro thì cần kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau.

Đối với tài liệu cơ sở của dự án: khi tạm ứng vốn xây lắp yêu cầu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng. Mở tài khoản kế toán áp dụng TABMIS, cần phải mã hóa tài khoản ghi chép trên chứng từ sao cho thuận lợi, vừa đơn giản dễ viết mà chủ đầu tư không phụ thuộc quá nhiều vào các loại mã hiệu do KBNN đặt ra.

Theo đó, KBNN cần hướng dẫn và thông báo thống nhất tài khoản chuẩn cho khách hàng giao dịch theo dạng: xxxx.x.xxxxxx (gồm 12 số, không kể dấu chấm) Gồm: 4 ký tự đầu là mã tài khoản tự nhiên, 1 ký tự tiếp theo mã cấp ngân sách (trường hợp tài khoản không theo dõi chi tiết mã cấp ngân sách để là 0), 7 ký tự còn lại là mã ĐVQHNS (mã dự án đối với chi đầu tư).

Khi chủ đầu tư mở tài khoản, KBNN chỉ thông báo cho khách hàng một tài khoản chính (là tài khoản chi đầu tư hoặc tài khoản chi sự nghiệp) dùng để ghi chép trên chứng từ rút vốn, khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán (thanh toán, tạm ứng hoặc thu hồi tạm ứng) cán bộ kế toán KBNN hạch toán và ghi chép vào ô “dành cho

KBNN ghi” đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh; đối với nguồn ứng trước cán bộ kiểm soát ghi ghi rõ nguồn vốn ứng trước cùng với niên độ kế hoạch, cán bộ kế toán nhận dạng nguồn vốn và ô tạm ứng hoặc thanh toán để ghi chép và hạch toán tài khoản. Sắp xếp lưu trữ hồ sơ chứng từ thanh toán, KBNN cần có văn bản hướng dẫn việc sắp xếp hồ sơ tài liệu trong lưu trữ, việc sắp xếp hồ sơ chứng từ theo nhóm hồ sơ pháp lý và nhóm chứng từ phát sinh (theo hạng mục, tiết mục và theo trình tự thời gian…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)