Nội dung kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 76 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho

3.2.2. Nội dung kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho

Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

3.2.2.1. Quy trình kiểm soát chi

KBNN huyện Si Ma Cai thực hiện kiểm soát chi vốn chương trình MTQG- GNBV theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn chương trình MTQG căn cứ trên

quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 của KBNN. Giai đoạn này, KBNN huyện Si Ma Cai ohaan công nhiện vụ cụ thể: Phòng kiểm soát chi thực hiện kiểm soát thanh toán vốn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới như sau:

Hình 3. 1. Quy trình kiểm soát chi vốn chương trình MTQG-GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

(Nguồn: KBNN huyện Si Ma Cai) Giải thích quy trình:

(1) Đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ (tạm ứng, thanh toán) vốn tới KBNN qua cán bộ kiểm soát thanh toán vốn CTMTQG-GNBV theo quy định hiện hành.

Cán bộ kiểm soát chi nhận hồ sơ, tài liệu và thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, sự logic về thời gian các văn bản, tài liệu, số lượng, loại hồ sơ và thực hiện giao nhận tài liệu với khách hàng giao dịch thông qua Phiếu giao nhận tài liệu. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiến hành lập phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc, đồng thời báo cáo lãnh đạo KBNN để tổng hợp, theo dõi.

(2) Căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán của chủ dự án, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng, thanh toán phù hợp với các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, dự toán năm, cán bộ kiểm soát xác định số vốn chấp nhận tạm ứng, thanh toán, tên tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư/ Giấy rút dự toán, đồng thời lập Tờ trình lãnh đạo.

Do đặc thù của công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG-GNBV nên việc triển khai quy trình giao nhận một cửa vẫn chưa triển khai đúng được theo tinh thần chỉ đạo vì chưa tách bạch được giữa người giao nhận hồ sơ và người xử lý chứng từ.

Kết quả đánh giá của khách hàng về quy trình kiểm soát chi vốn chương trình MTQG-GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai cho thấy:

Bảng 3. 5Kết quả đánh giá của khách hàng về quy trình kiểm soát chi vốn chương trình MTQG-GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

STT NỘI DUNG Trung Bình ý kiến Kết quả đánh giá

1 Quy trình tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn

giản, dễ thực hiện 3,53 Hài lòng

2 Thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn

giản, dễ thực hiện 3,43 Hài lòng

3 KBNN có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về những

quy trình, thủ tục 3,55 Hài lòng

4 Những thông tin thay đổi về quy trình và thủ tục đều

được thông báo một cách công khai và kịp thời 3,35

Bình thường

Trung bình đánh giá 3,46 Hài lòng

(Nguồn: Theo kết quả điều tra sơ cấp của tác giả)

Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả đánh giá của 40 khách hàng (Chủ đầu tư) có hồ sơ KSC về quy trình thủ tục thực hiện KSC vốn chương trình MTQG- GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai đạt mức trung bình trung 3,46 thể hiện khách hàng hài lòng về quy trình KSC tại KBNN huyện Si Ma Cai, con số này được thể hiện chi tiết qua các chỉ tiêu đánh giá phần lớn đều đạt mức độ hài lòng cụ thể như “Quy trình tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn giản, dễ thực hiện” đạt mức trung bình đánh giá đạt 3,53; “Thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn giản, dễ thực hiện” trung bình đánh giá đạt 3,43; “KBNN có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về những quy trình, thủ tục” trung bình đánh giá đạt 3,55. Tuy nhiên chỉ tiêu “Những thông tin thay đổi về quy trình và thủ tục đều được thông báo một cách

công khai và kịp thời” chỉ đạt mức trung bình 3,35. Nguyên nhân là mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn về thực hiện thủ tục thanh toán KSC cho nguồn vốn chương trình MTQT GNBV nhưng do điều kiện thực tế khối lượng công việc tương đối nhiều, số lượng nhân viên thực hiện kiểm soát chi ít trong khi đó hàng năm số lượng văn bản phải cập nhật lớn dẫn đến tình trạng chủ đầu tư bị động khi KSC giải thích, hướng dẫn. Điều này cho thấy, KBNN trong thời gian tới cần có những biện pháp cụ thể nhằm thông tin kịp thời về mọi thay đổi về quy trình và thủ tục tới khách hàng hiệu quả hơn.

Bảng 3. 6. Kết quả đánh giá của cán bộ KBNN về quy trình kiểm soát chi vốn chương trình MTQG-GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

STT NỘI DUNG Trung Bình ý kiến Kết quả đánh giá

1 Quy trình nghiệp vụ được xây dựng hoàn thiện hợp lý 3,60 Tốt

2 Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của KBNN 3,50 Tốt

3 Việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công

tác kiểm soát 3,90 Tốt

4

KBNN tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kịp những thay đổi về quy trình và nghiệp vụ từ KBNN TƯ

3,40 Trung bình

Trung bình đánh giá 3,60 Tốt

(Nguồn: Theo kết quả điều tra sơ cấp của tác giả)

Bên cạnh những đánh giá từ phía khách hàng là chủ đầu tư thì kết quả điều tra đánh giá của cán bộ KBNN huyện Si Ma Cai về quy trình thủ tục thực hiện KSC chương trình MTQG-GNBV được đánh giá trung bình chung ở mức tốt là 3,60. Chi tiết lần lượt từng chỉ tiêu xếp loại tốt như: Quy trình nghiệp vụ được xây dựng hoàn thiện hợp lý (đạt mức 3,6); Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của KBNN (đạt mức 3,5); Việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát (đạt mức 3,9). Tuy nhiên chỉ tiêu KBNN tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kịp những thay đổi về quy trình và nghiệp vụ từ KBNN TƯ mới chỉ đạt mức 3,4 xếp loại trung bình. Nguyên nhân cho những kết quả đánh giá trên là do số

lượng công việc nhiều, lượng quy định và thủ tục hướng dẫn phát sinh nhiều theo thời gian. Đồng thời do ảnh hưởng bởi công việc bận rộn dẫn đến thời gian để tham giá các lớp học bồi dưỡng chuyên môn hạn chế dẫn đến số lượng các lớp bồi dưỡng mở ra không được thường xuyên. Như vậy, nhằm nâng cao hiệu quả quy trình KSC thì cần thiết phải tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ KBNN hơn nữa, đồng thời tích cực cập nhận và thông tin kịp thời tới khách hàng giúp khách hàng chủ động nắm bắt thông tin và thực hiện mọi hoạt động liên quan theo đúng quy định của nhà nước.

3.2.2.2. Phương pháp kiểm soát chi

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Phương pháp này là tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần thanh tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực vủa các hồ sơ các chương trình MTQG. Cụ thể là đối chiếu với các tài liệu, số liệu của đơn vị đầu tư với các quy định, chuẩn mực hoặc đối chiếu với các đơn vị khách cùng ngành nghề, quy mô sản xuất kinh doanh; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ kế toán, đối chiếu giữa số liệu báo cáo thống kê và với thực tế về hiện vật (vật tư, hàng hóa, hiện vật,....); đối chiếu giữa nội dung tài liệu, báo cáo quyết toán, sổ sách chứng từ với các chuẩn mực chung của ngành (các định mức kinh tế - kỹ thuật); đối chiếu giữa nội dung thu, chi thực tế với chính sách, chế độ quy định,...

Phương pháp kiểm tra, tổng hợp đến chi tiết

Trình tự hách toán kế toán phải theo nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp. Tuy nhiên trong công tác KSC, phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu là đi từ tổng hợp đến chi tiết.

Phương pháp này giúp cho công chức làm nhiệm vụ KSC tại KBNN huyện nắm được những vấn đề chính, tổng quát, phát hiện được những mâu thuẫn và những bất thường trên những số liệu tổng hợp, sau đó nếu thấy nghi ngờ sẽ đi vào kiểm tra sâu số liệu chi tiết để đảm bảo tính khớp đúng của số liệu.

Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:

Bao gồm: Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh; Kiểm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ nhập, xuất vật tư…; Kiểm

tra điển hình: là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét và rút ra kết luận chung.

Như vậy, qua việc tổng hợp các phương pháp kiểm soát chi tại KBNN huyện Si Ma Cai, cho thấy các phương pháp KSC được ứng dụng là những phương pháp cơ bản và cần thiết đã phát huy được tác dụng khi tiến hành các hoạt động kiểm soát thanh toán vốn các chương trình MTQG-GNBV, nhờ đó mà tìm ra được gian lận, sai sót thực tế. Trong quá trình triển khai hoạt động KSC, cán bộ KSC KBNN huyện đã vận dụng linh hoạt các phương pháp trong từng bước kiểm soát khách nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, các phương pháp KSC hiện nay được sử dụng bởi KBNN huyện Si Ma Cai đều là những phương pháp truyền thống, mang tính chất thủ công cao, đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm soát phải rà soát tỉ mỉ nhiều loại chứng từ khách nhau khiến hoạt động KSC phải tiến hành quá nhiều bước và mất nhiều thời gian đối chiếu, so sánh và kiểm soát chứng từ. Chính vì vậy mà hoạt động KSC các hồ sơ sử dụng vốn chương trình MTQT GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai hiện nay còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, việc giải quyết, rà soát, kiểm tra các hồ sơ của các công chức tại KBNN còn lâu và chưa đạt độ chính xác tuyệt đối.

3.2.2.3. Dự toán chi

a. Về căn cứ thực hiện

Hàng năm, từ giữa tháng 6 đến 30 tháng 7, các cơ quan nhà nước ở địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, gửi Uỷ ban nhân dân cấp trên. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định, các cơ quan tài chính cấp trên chủ trì, phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, các cơ quan đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách để thảo luận về dự toán ngân sách theo chế độ, tiêun chuẩn hiện hành, phù hợp với khả năng ngân sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm tiết kiệm. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, các cơ quan tài chính cấp trên chỉ làm việc khi Uỷ ban nhân dân cấp dưới có đền ghị sửa đổi dự toán bất thường.

- Phòng Tài chính Kế hoạch:

+ Xem xét dự toán của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu của cơ quan Thuế, Hải quan, dự toán thu chi ngân sách của các huyện;

+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách của huyện, dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện trước ngày 20/7 để trình Thường trực Hội đồng nhân dân huyện xem xét. Uỷ ban nhân dân huyện gửi dự toán ngân sách của huyện đến Phòng Tài chính, Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo với dự toán thuộc các lĩnh vực này; các cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chương trình mục tiêu quốc gia) trước ngày 25/7.

+ Uỷ ban nhân dân huyện:

Giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Giao nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các cấp chính quyền địa phương.

Tỷ lệ % phân chia các khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương.

Mức bổ sung ngân sách huyện. + Uỷ ban nhân dân xã:

Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân xã cùng cấp quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp mình. Dự toán ngân sách cấp xã phải được quyết định trước ngày 31/12.

Kết quả thực hiện dự toán chi

Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã tập trung chỉ đạp các xã rà soát quy hoạch xây dựng chương trình MTQG-GNBV, các nội dung bổ sung, điều chỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ và liên kết giữa xã với xã, giữa xã với quy hoạch phát triển vùng, nhất là các khu sản xuất tập trung; UBND cấp huyện phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và Đề án xây dựng chương trình MTQG-GNBV giai đoạn 2016-2020 của các xã và tỏng đó đưa ra mức dự toán chi cho nguồn vốn chương trình MTQG GNBV. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 3. 7. Dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG-GNBV Tiêu chí Năm 2016 (đồng) Năm 2017 (đồng) Năm 2018 (đồng) So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 (+/-)% (+/-)% Tổng số vốn thanh toán chương trình MTQG GNBV quan KBNN 19.635.627.500 16.777.481.000 14.766.885.200 -2.858.146.500 -14,56 -2.010.595.800 -11,98 Tổng chi CTMTQG và các mục tiêu khác 55.623.338.600 51.264.575.000 61.615.966.200 -4.358.763.600 -7,84 10.351.391.200 20,19

Qua bảng trên cho thấy Tổng quy mô về vốn chương trình mục tiêu quốc gia biên động tăng giảm theo các năm không đồng đều, trong khi đó quy mô về dự án về chương trình MTQG-GNBV hàng năm có xu hướng giảm dần, năm 207 giảm 2.858.146.500 đồng tương ứng giảm 14,56% so với năm 2016; năm 2018 giảm 2.010.595.800 đồng, tương ứng giảm 20,19% so với năm 2017. Điều này cho thấy chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và chưa có biện pháp hiệu quả nhằm thu hút vốn đầu tư cho chương trình.

3.2.2.4. Thực hiện nội dung kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG-GNBV

a. Nội dung kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ đã nhận, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát tính đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ tạm ứng, thanh toán (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) phù hợp với mã đơn vị sử dụng ngân sách, mục lục ngân sách, đầy đủ và thống nhất các chỉ tiêu ghi trên các hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng, thanh toán; đồng thời cần tập trung kiểm tra các nội dung sau:

- Dự án đã được giao kế hoạch vốn năm của các cấp có thẩm quyền (theo nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn) và đã được nhập trên TABMIS theo quy định hiện hành, phù hợp với dữ liệu trên TABMIS.

- Kiểm tra các khoản đề nghị tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đảm bảo thuộc đối tượng thực hiện cam kết chi thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi theo quy định hiện hành.

- Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng:

+ Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc đề nghị tạm ứng có phù hợp với dự toán, hoặc hợp đồng đã ký.

+ Kiểm tra mức vốn đề nghị tạm ứng phù hợp với quy định hiện hành, trong phạm vi kế hoạch vốn năm được giao.

- Đối với hồ sơ đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành: + Đối với công việc thực hiện theo hợp đồng:

Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc, khối lượng hoàn thành ghi tạo Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có

phù hợp với tên công trình, hạng mục, nội dung công việc hoặc số lượng và danh mục thiết bị nếu có (đối với hợp đồng mua sắm thiết bị) quy định trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng (nếu có) đã ký; giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán không được vượt giá trị hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng thanh toán theo dự toán); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo đơn giá: thực hiện kiểm tra, xem xét sự phù hợp giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)