Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kiểm soát chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 114 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình

4.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kiểm soát chi

Với việc triển khai thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), KBNN đã xây dựng được kiến trúc tổng thể về hệ thống CNTT, trong đó hệ thống TABMIS đóng vai trò trung tâm, có khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan (cơ sở dữ liệu thu chi ngân sách nhà nước (NSNN); hệ thống thanh toán với ngân hàng; hệ thống quản lý nợ…) để cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý điều hành.

Ngoài ra, KBNN cũng cần hoàn thiện các ứng dụng CNTT khác theo mô hình tập trung có kết nối với hệ thống TABMIS (hệ thống quản lý thu NSNN theo mô hình tập trung (TCS), hệ thống thanh toán điện tử song phương tập trung, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc tích hợp vào TABMIS), nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tài chính - ngân sách và hình thành kho bạc điện tử.

Bên cạnh đó, KBNN cần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa CNTT của KBNN như: Trang bị hệ thống máy chủ, máy trạm; thiết lập và hình thành mạng diện rộng KBNN có kết nối với tất cả các đơn vị trong hệ thống KBNN; xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung theo xu hướng ảo hóa hạ tầng mạng tại KBNN. Song song với đó, KBNN đã xây dựng thiết kế tổng thể hệ thống an toàn CNTT KBNN theo chuẩn thông lệ quốc tế… giúp hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin KBNN, giúp cho các hệ thống ứng dụng CNTT hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đặc biệt, KBNN cần triển khai xây dựng kho dữ liệu thống kê phân tích nghiệp vụ. Sau khi kho dữ liệu này được triển khai trên toàn quốc sẽ cung cấp và phân tích được đầy đủ, đa chiều về tình hình thu, chi của NSNN nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu thu, chi NSNN của Bộ Tài chính, đẩy nhanh việc triển khai áp dụng chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ; triển khai xây dựng thực hiện dự án phát triển hệ thống quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng diện rộng.

Tuy nhiên, trước mắt, KBNN tiếp tục ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quy trình quản lý thu, chi NSNN nhằm đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục cho người nộp thuế và các đơn vị sử dụng NSNN.

Về lâu dài, KBNN tiếp tục nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước, với việc công nghệ số đóng vai trò là hệ thống lõi trong kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT KBNN giai đoạn 2020- 2030; từ đó, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động cải cách, hiện đại hóa quy trình quản lý thu, chi NSNN qua KBNN. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc kế toán và lập báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước được đầy đủ và kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)