Mô hình đế chế của Ottoman trong bối cảnh ba đế chế thuốc súng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm mô hình đế chế ottoman (1453 1703) (Trang 113 - 119)

8. Bố cục của luận văn

4.2. Mô hình đế chế của Ottoman trong bối cảnh ba đế chế thuốc súng

Nửa đầu thế kỷ XVI là thời gian chứng kiến một sự kiện quan trọng với lịch sử thế giới, khi mà một cục diện chính trị đã được xác lập trong thế giới Hồi giáo, với sự trỗi dậy của ba đế chế ở ba khu vực khác nhau: Ottoman ở Đông Địa Trung Hải, Safavid ở Ba Tư, Mughal ở Bắc Ấn Độ. Ottoman, Safavid, Mughal đã cho thấy một sự tương đồng đến kì lạ về mô hình phát triển của mình. Cả ba giống nhau hơn mọi nhà nước đương thời cũng như các nhà nước tiền nhiệm trước đấy. Bởi lẽ đó, một thuật ngữ chính trị đặc biệt đã được các học giả sử dụng khi nói về ba đế chế này, ba

đế chế thuốc súng (gunpowder empire).

Đế chế thuốc súng là thuật ngữ được xây dựng bởi các học giả như Marshall Hodgson, William McNeill và Iqtidar Alam Khan, nhằm luận giải cho việc phổ biến công nghệ quân sự đối với xu hướng tập quyền hóa của các nhà nước. Các học giả đã nhận xét rằng thuốc súng là một công nghệ ưu việt nhưng đắt đỏ, và bất kỳ thế lực nào có thể độc quyền hay sở hữu nó thì đều có lợi thế vượt trội so với những đối thủ

trong việc xây dựng một nền tư pháp Ottoman theo hướng phương Tây và giải thích Sharia theo tình hình đương thời.

57Mahmud II (1807-1839) được xem là một trong những Padishah cải cách của đế chế Ottoman. Lên ngôi sau khi các triều thần cấp tiến đưa quân về Constantinople để bảo vệ đế chế chống lại sự hỗn loạn từ cuộc đảo chính năm 1806. Mahmud II là Padishah đầu tiên thay đổi hoàn toàn trang phục sang thời trang phương Tây, xây dựng lại những cải cách dang dở của Selim III và nổi bật nhất là trấn áp và giải thể các janissary. Triều đại của ông cũng chứng kiến cuộc cách mạng độc lập của người Hy Lạp, những mất mát trên chiến trường với liên quân Anh-Nga-Pháp và nghiêm trọng nhất là cuộc nổi loạn của tổng trấn Ai Cập Muhammad Ali. Khi qua đời năm 1839, Mahmud II đã để lại một bệ đỡ cải cách quan trọng, và triều đình Ottoman bước vào thời kỳ Tanzimat (1839-1876), khôi phục lại phần nào vị thế và sức mạnh của đế chế.

của mình.58 [112, tr. 103] Thuốc súng là một trong những yếu tố quan trọng đã mang đến sự trỗi dậy của cả ba đế chế Ottoman, Safavid và Mughal. Sự gần gũi về mặt thời gian và tương đồng về mặt chiến thuật có thể quan sát thấy từ những chiến thắng của Ottoman tại Çaldıran, Turnadağ, Marj Dabiq, Ridaniya, Mohács; của Safavid tại Jam59; của Mughal tại Panipat60 - tất cả đều in đậm dấu ấn về uy lực của thuốc súng. Có thể nói, nhờ việc sở hữu công nghệ về thuốc súng, ba đế chế này đã có thể củng cố được quyền lực của chính quyền trung ương, thiết lập các hệ thống quan liêu, áp chế các thế lực địa phương, bảo vệ biên giới, mở rộng lãnh thổ cũng như thúc đẩy xu hướng tập quyền và thống nhất. Nói cách khác, đế chế thuốc súng là bước phát triển cao hơn của mô hình nhà nước bảo trợ quân sự trước đây, và nó khắc phục được nguy cơ bị tan rã sau một vài thế hệ đầu tiên – vốn được xem là định mệnh của các nhà nước quân sự nổi lên trên đống tro tàn của nhà Abbasid và thời hậu Mông Cổ.

Mô hình của cả ba đế chế in đậm những dấu ấn của những nhà nước bảo trợ quân sự: (1) nhà nước là một đội quân (2) nhà nước là tài sản của một cá nhân hoặc một gia đình (3) sự tồn tại một song hành của những hệ thống tư pháp khác nhau.

Tính chất quân sự hóa nổi trội là điều dễ dàng quan sát thấy nhất ở cả ba đế chế này. Tất cả đều xuất phát điểm là những tiểu thế lực vùng biên của Hồi giáo, nơi mà tinh thần ghaza vẫn luôn tồn tại. Ottoman là một tiểu hầu quốc ở rìa phía Tây Anatolia. Mughal xuất phát từ Kabul - vốn là vùng giáp ranh với lãnh thổ của những thế lực mà người Hồi giáo coi là man rợ. Safavid ở Ba Tư, dù đã được đặt dưới sự thống trị của Hồi giáo gần 1000 năm, nhưng vẫn luôn bị coi là ajam (bên ngoài). [158, tr. 46] Bằng sức mạnh quân sự, ba đế chế này đều đã thâu tóm những vùng lãnh thổ 58 William H. McNeill (1993), ‘The Age of Gunpowder Empires, 1450-1800’ trong Michael Adas (ed.), Islamic & European Expansion: The Forging of a Global Order, Temple University Press, Philadelphia, p. 103.

59Trận Jam (1528) giữa quân Safavid và người Uzbek đã kết thúc với chiến thắng của Safavid. Sau thất bại tại Çaldıran trước Selim I, quân đội Safavid đã tiến hành những cải tổ quan trọng đặc biệt là về thuốc súng. Babur, người sáng lập ra đế chế Mughal, đã viết lại rằng quân đội Safavid đã học theo mô hình Rumi (Anatolia hay Ottoman). Nhờ việc sử dụng kết hợp hỏa khí và kỵ binh như Ottoman, người Safavid đã đánh bại quân Uzbek và đẩy lùi họ khỏi cao nguyên Iran.

60Trận Panipat (1526) là chiến thắng quan trọng của người Mughal trong việc thiết lập sự cai trị của mình ở Ấn Độ. Trong nỗ lực tạo ra đối thủ gây sức ép lên người Safavid, đế chế Ottoman đã tăng cường hỗ trợ vũ khí và ngựa chiến cho người Mughal. Nhờ có đại bác và súng trường từ Ottoman, quân đội Mughal đã đánh bại Hồi quốc Dehli dù bị áp đảo về số lượng trên chiến trường. Cái chết của Sultan Dehli đã mở đường cho việc người Mughal trở thành kẻ thống trị mới tại miền Bắc Ấn Độ.

rộng lớn và thiết lập nên các chính quyền trung ương mạnh. Cả Ottoman, Safavid lẫn Mughal đều nỗ lực biến sức mạnh quân sự trở thành tài sản độc quyền của trung ương, dù không phải tất cả đều thành công. Để làm được điều này, người Ottoman sử dụng hệ thống timar nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho quân đội và triều đình. Đế chế Safavid, thay vào đó, sử dụng việc chuyển đổi các mamalik thành khas và phân phong cho các bộ lạc du mục để đổi lấy sự phục vụ của họ. [65, tr. 85-89] Đối với Mughal, do những vùng lõi mà họ quản lý có các cấu trúc xã hội phức tạp, đã sử dụng hệ thống

zamindar (chúa đất) nhằm thỏa thuận với giới tinh hoa địa phương và nhận sự trung thành của họ. Từ đó, người Mughal thiết lập chế độ mansabdarsubah (phân khu quân sự), tương tự như cách người Ottoman tổ chức các đơn vị hành chính thành các

eyalet.

Sức mạnh quân sự đã tạo điều kiện cho sự thiết lập các chính thể bền vững, và thúc đẩy xu hướng xây dựng những bộ máy quan liêu theo điều kiện cho phép, từ đó tập trung hóa quyền lực vào tay của nhà cai trị. Nhà nước được xem như tài sản của một triều đại, và cao hơn hết là tài sản của cá nhân nhà cai trị. Mặc dù cả ba đế chế Ottoman, Safavid và Mughal đều bắt đầu với dấu ấn chính trị Trung Á - nơi mà quyền lực tập thể và bình đẳng kế thừa luôn tồn tại, nhưng cả ba đều phát triển vượt qua những giới hạn về một nền chính trị liên minh bộ lạc như vậy. Ngăn chặn các thế lực bộ lạc là mục tiêu xuyên suốt của những đế chế này. Người Ottoman cử các hoàng tử đến các địa phương, Safavid và Mughal cũng làm những chính sách tương tự để đảm bảo việc duy trì sự thống nhất của chính thể. Xung đột chỉ xảy ra khi mà các vấn đề kế thừa dần xuất hiện bằng các cuộc đấu tranh giữa các hoàng tử. Người Ottoman và Safavid sau đó chấm dứt các mối đe dọa về việc những hoàng tử có thể li khai bằng cách giết sạch những kẻ thất thế hoặc giam lỏng họ lại trong hoàng cung. Người Mughal dù vẫn cho phép các cuộc chiến đấu giữa các hoàng tử trở nên đẫm máu, nhưng vẫn ngăn chặn được xu hướng li khai của các thành viên cùng triều đại. [27, tr. 10]

Ba đế chế này đã đạt được thành công trong việc duy trì sự tồn tại và tính chính danh lâu dài trong khi cai trị những xã hội phức tạp. Ottoman và Mughal là minh chứng rõ nét nhất trong việc có thể cai trị một lãnh thổ với đa số dân không theo Hồi

giáo. Và dù Safavid khó có thể đạt được những quyền lực và ảnh hưởng như hai đế chế cùng thời, thì nó cũng cho thấy thành công trong việc kéo dài sự cai trị trên lãnh thổ Ba Tư vốn phát triển cao hơn vùng đất xuất phát điểm của mình. Những thành công về mặt quân sự chắc chắn là một yếu tố quan trọng cung cấp tính chính danh cho ba đế chế này, nhưng bên cạnh đó còn có vai trò không nhỏ từ việc duy trì sự đa dạng và bảo lưu những tổ chức xã hội-tôn giáo bản địa. Ottoman đã tiếp quản vai trò của Đông La Mã như người bảo hộ cho Giáo hội Chính Thống giáo và giữ vững lòng trung thành của các thần dân Kitô giáo ít nhất cho đến thế kỷ XIX. Mughal đã hợp nhất với người Rajput thông qua quan hệ hôn nhân, tôn trọng các nguyên tắc của Hindu giáo và rao giảng niềm tin Hồi giáo Sufi về một trạng thái sull-i-kul61, “an lành cho tất cả.” [48, tr. 80]

Cả ba cũng đều cho thấy quá trình chính thống hóa Hồi giáo của mình, Ottoman và Safavid vào giữa thế kỷ XVI còn Mughal vào thế kỷ XVII. Đế chế Ottoman đã bảo trợ cho các học giả Sunni và Sufi, phụng sự cho hai thành phố thánh Mecca và Medina, tu bổ lăng mộ cho Abu Hanifa cũng như đàn áp người Shi’ite; qua đó củng cố hình ảnh của một nhà nước Hồi giáo Sunni mẫu mực trong thế giới Hồi giáo. Trái lại, Safavid với niềm tin về hệ phái Imamiyyah (mười hai imam) của dòng Shi’ite, đã biến Ba Tư trở thành một khu vực của những người đi theo Ali. Tại Mughal, các chính sách ôn hòa và khoan dung của Akbar dần bị thay thế dưới thời Aurangzeb62, nhưng sức mạnh của Hindu giáo vẫn được bảo vệ dưới triều đại của ông. Điều này giải thích vì sao đế chế Mughal đã tồn tại một cách vững chắc trong ít nhất hai thế kỷ tại tiểu lục địa Ấn Độ. Muhammad ibn Tughluq63 đã chinh phục một diện tích rộng

61Sull-i-kul là một nguyên tắc của Hồi giáo Sufi. Nó có nghĩa là “an lành cho tất cả”, “hòa bình phổ quát” và “yên bình tuyệt đối.” Hoàng đế Mughal Akbar đã sử dụng nguyên tắc này trong một nỗ lực nhằm đảm bảo sự tồn tại một cách yên bình và hài hòa giữa các tôn giáo khác nhau trong đế chế của Ottoman.

62Aurangzeb (1658-1703) là hoàng đế Mughal quyền uy cuối cùng. Triều đại của ông đánh dấu sự cai trị phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ cũng như là một trong số ít các nhà cai trị Hồi giáo ở Nam Á có thể áp dụng một cách nghiêm ngặt luật Sharia và nền kinh tế Hồi giáo. Mặc dù là một tín đồ Hồi giáo bảo thủ, ông cũng được biết đến như người đã bảo trợ cho các đền thời Hindu giáo, đưa nhiều người Hindu gia nhập bộ máy nhà nước và ngăn chặn sự mâu thuẫn giữa người Sunni, Sufi và Shi’ite.

63Muhammad ibn Tughluq (1325-1351) là Sultan tài năng cuối cùng của Hồi quốc Dehli. Với chính sách kiên định và tàn nhẫn của mình, Muhammad ibn Tughluq đã mở rộng lãnh thổ Dehli vượt qua những gì mà Akbar I có thể làm hai thế kỷ sau đó. Triều đại của ông đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao cuối cùng của Hồi quốc Dehli, nhưng cũng chính ngay trong những năm cuối đời của mình, ông đã chứng kiến đế chế của mình tan rã và sụp đổ.

lớn tại Ấn Độ hơn những gì mà Akbar có thể làm sau này, nhưng đế chế của ông đã tan rã ngay trước khi ông mất còn Mughal vẫn tiếp tục vững bền cho đến giữa thế kỷ XVII, bất chấp xu hướng áp đặt Hồi giáo của hoàng đế Mughal.

Sự biến đổi của ba đế chế đều gắn liền với ba nhân vật tiêu biểu: Mehmed II của Ottoman, Abbas I của Safavid và Akbar I của Mughal. Mặc dù không cùng một thời đại, nhưng tham vọng của cả ba đều giống nhau. Mehmed II thừa hưởng một vương quốc hùng mạnh và biến nó thành một đế chế với một chính quyền trung ương tập quyền. Ông biến đế chế Ottoman từ một chính thể bán du mục (semi-nomadic) trở thành một chính thể định cư với một thủ đô, một quân đội, một nhà nước duy nhất. Abbas I đã đưa Safavid lần đầu tiên chiến thắng áp đảo người Ottoman, chinh phục Baghdad và thúc đẩy quá trình Ba Tư hóa chính thể, cũng như áp chế thế lực của các

kizilbash và thiết lập các đội quân ghulam (nô lệ quân sự) theo mô hình Ottoman. [144, tr. 265] Akbar I đã củng cố nền thống trị của người Mughal tại Bắc Ấn với sự lai tạo giữa mô hình Ba Tư và Ấn Độ, duy trì sự cân bằng giữa Hồi giáo và Hindu giáo, giữa xu hướng chính thống hóa và phi chính thống hóa Hồi giáo. [23, tr. 165- 166]

Mô hình chính trị của ba đế chế tương đồng một cách kì lạ này đã gặp các vấn đề khủng hoảng hoặc sụp đổ trước tình hình thay đổi của thế giới. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể, mà các tác động đối với mô hình ba đế chế này có phần khác nhau. Đế chế Safavid, thế lực được xem là yếu nhất trong ba đế chế thuốc súng, đã sụp đổ nhanh chóng khi chế độ này không còn duy trì đủ sức mạnh quân sự để đối phó với mối đe dọa từng được xem là không đáng kể chỉ một vài thập kỷ trước đó. Đế chế này đã tan biến khi mà chính quyền trung ương đột nhiên sụp đổ. Tính chính danh vốn được xác lập trong hơn hai thế kỷ đã không thể huy động một đạo quân từ các tỉnh đủ khả năng giải vây cho Isfahan năm 1722.64 Một khi chính quyền trung ương

64 Năm 1722, người Afganistan bao vây thủ đô Isfahan của đế chế Safavid. Khi quân đội Safavid thất trận tại Bulnabad (8.3.1722), người Afganistan đã tiến thẳng đến thủ đô Safavid và phong tỏa thành phố. Thất bại trong nỗ lực giải vây và chư hầu Gruzia từ chối đáp lại lệnh hiệu triệu của tôn chủ, quân đội Safavid từ các tỉnh không thể gửi thêm quân đến bảo vệ thủ đô. Hoàng tử Tahmasp đã bí mặt chạy khỏi Isfahan, trong khi hoàng đế Safavid Husayn phải tuyên bố đấu hàng vào tháng 10 năm 1722. Kết quả là nhà Safavid đã sụp đổ nhanh chóng ngay sau đó.

sụp đổ, sự cân bằng chính trị vốn được người Safavid xây dựng cũng đổ vỡ theo, dẫn đến sự tái nổi lên của các chính thể du mục và liên minh bộ lạc.

Đế chế Mughal, thay vào đó kéo dài cái bóng mờ của mình sau khi đế chế tan rã. Việc mở rộng qua cao nguyên Decca đã vượt quá giới hạn của người Mughal, và nhà nước Mughal không còn đủ khả năng để duy trì vị thế của mình trước sự nổi lên của các thế lực địa phương, cả người Hồi giáo, Hindu hay Silk. Các tỉnh của đế chế dần tách ra và độc lập, biến các hoàng đế Mughal trở thành con rối và giới hạn ảnh hưởng tại Delhi và các vùng ngoại vi, trước khi bị người Anh giải thể như hậu quả của cuộc khởi nghĩa sepoy.

Trong khi đó, đế chế Ottoman đã vượt qua cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XVII nhờ khả năng thích nghi của mình. Bất chấp việc giữ một niềm tin về một mô hình mẫu mực của thời kỳ Cổ Điển, người Ottoman đã biến đổi mô hình của mình theo tình hình thực tế. Quyền lực từ tay Padishah được chuyển giao lại cho các triều thần, và đế chế Ottoman vẫn còn đủ các bề tôi trung thành tại trung ương cũng như địa phương bảo vệ nó qua những giai đoạn đen tối nhất. Dù bị mất mát dần các lãnh thổ ngoại vi và phải nhượng bộ thương mại cho các thương nhân châu Âu, nhưng nhà nước Ottoman vẫn tiếp tục tồn tại dưới các mô hình phát triển mới. Cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XVIII, đế chế Ottoman dù hao hụt về lãnh thổ, suy giảm về danh tiếng cũng như nhiệt huyết, thì nó vẫn tiếp tục duy trì vị thế như một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm mô hình đế chế ottoman (1453 1703) (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)