Sự nổi lên của người Ottoman, 1299-1453

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm mô hình đế chế ottoman (1453 1703) (Trang 29 - 32)

8. Bố cục của luận văn

1.1.2. Sự nổi lên của người Ottoman, 1299-1453

Cho đến hiện nay, nguồn gốc của người Ottoman vẫn còn nhiều tranh cãi. Phần lớn ghi chép và viện dẫn về nguồn gốc của họ đều được các sử gia Ottoman biên soạn và sáng tạo ra trong giai đoạn sau, nhằm củng cố tính chính danh và lợi ích của vương triều. Tuy nhiên, một điều có thể chắc chắn rằng tổ tiên của người Ottoman đã di chuyển vào Anatolia trong thế kỷ XIII, ngay sau những đợt tấn công của quân Mông Cổ những năm 1240 và 1250. Giới nghiên cứu Ottoman cố gắng truy theo một phả hệ bắt đầu bởi một nhân vật có tên là Suleyman Shah (1178-1236) - được cho là ông nội của Osman Ghazi. Con cháu ông sau đó đã chiến đấu cho nhiều tôn chủ khác nhau trong cuộc tranh giành quyền thống trị tại Anatolia để được phong đất tại Söğüt và Domaniç, trước khi tuyên bố độc lập hoàn toàn vào khoảng đầu thế kỷ XIV. Tuy nhiên, ngoài chi tiết đó thì những vấn đề xung quanh “vẫn còn quá huyền thoại để có thể khẳng định.” Nguồn gốc của triều đại Ottoman do đó vẫn còn được bao phủ trong các huyền thoại và truyền thuyết, khiến cho đến nay vẫn không thể xác định được chắc chắn danh tính bộ lạc và tổ tiên thực sự của Osman Ghazi. [88, tr. 60, 120, 122] Lịch sử Ottoman bắt đầu với một nhân vật sáng lập triều đại, Osman I Ghazi (cq.1299-1323/4) dù cho cuộc đời ông được bao phủ bởi các huyền thoại và truyền thuyết nhiều hơn là sự thực. Khi Osman lên nắm quyền chỉ huy bộ lạc của mình, những gì dưới quyền ông chỉ là hai ngôi làng Söğüt và Domaniç - được thừa kế từ cha của mình, Ertuğrul Ghazi. Huyền thoại của ông bao trùm lên các chiến công trước Đông La Mã năm 1301 tại trận Bapheus - để từ đó cho phép Osman tự tuyên bố độc lập khỏi những tôn chủ của mình, theo đúng truyền thống vùng biên của đạo Hồi. [160, tr. 11-14] [67, tr. 1-22] Kế đến là giấc mộng của ông về một đế chế rộng lớn và sự gắn chặt giữa nhà Osmanli với nền tảng Hồi giáo Sufi ôn hòa và không quá cứng nhắc. Tuy nhiên, người Ottoman thực sự bước lên vũ đài chính trị và bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ từ năm 1326, với việc con trai Osman là Orhan I Ghazi (1323/4-

đất được chinh phục (4) các lãnh đạo với mục tiêu chính trị và kinh tế rõ ràng tiến vào việc xác lập quyền lực tối cao tại Aegean và Balkan, và đặt cướp bóc dưới sự chỉ đạo tập trung nhằm phục vụ các mục tiêu quan trọng mới. Như vậy, trong số các tiểu quốc hình thành tại Anatolia, chỉ có người Ottoman đã phát triển được đến bước thứ tư. [88, tr. 75-76]

1362)9 đánh chiếm được Bursa, thành phố quan trọng nhất của Đông La Mã ở Anatolia. Việc đánh chiếm Bursa cung cấp cho người Ottoman một thành phố làm thủ đô thực sự, thay vì trước đó họ vốn sống lưu động trong các lều trại. Đó là dấu hiệu cho sự hình thành một quốc gia với một trung tâm ổn định, và trong hai thập kỷ tiếp theo, những thành trì cuối cùng của Đông La Mã tại Anatolia lần lượt sụp đổ. Năm 1354, họ vượt qua Marmara và đánh chiếm Gallipoli cùng các thị trấn dọc theo eo biển Dardanelles - mở đường cho việc tiến vào châu Âu. Sau khi đánh chiếm được Adrianople (Edrine, 1362), người Ottoman đã biến nó thành thủ đô của mình ở châu Âu, nơi sẽ làm nên vận mệnh của Ottoman trong ba thế kỷ tiếp theo.

Công cuộc bành trước lãnh thổ tại châu Âu lẫn Anatolia đã được đẩy mạnh dưới thời hai nhà cai trị tiếp theo là Murad I10 (1362-1389) và Bayezid I11 (1389-1402). Đến trước khi thế kỷ XIV kết thúc, người Ottoman đã vừa kịp chinh phục Karaman và các hầu quốc khác tại Anatolia bằng tay trái, trong khi vừa đánh bại người Hy Lạp, Serbia, Bulgaria và nỗ lực Thập Tự Chinh bằng tay phải. Đà tấn công của người Ottoman chỉ tạm thời bị chặn lại vào năm 1402, khi Timur12 (1370-1405) đánh bại quân Ottoman và bắt sống Bayezid I tại trận Ankara. Thảm họa tại Ankara đã mang

9Orhan I Ghazi (1323/4-1362) là nhà cai trị thứ hai của triều đại Osmanli. Triều đại của ông chứng kiến sự phát triển của nhà nước Ottoman từ một thế lực không đáng kể ở Tây Anatolia trở thành một cường quốc trong khu vực Tây Anatolia và Đông Balkan. Trước khi ông qua đời, người Ottoman đã tiến vào châu Âu và thiết lập một chỗ đứng chắc chắn với thủ đô mới tại Edrine (Andrianople) từ năm 1362.

10Murad I (1362-1389) là người cai trị thứ ba của triều đại Osmanli. Triều đại của ông chứng kiến bước tiến mạnh mẽ vào châu Âu lẫn Anatolia của người Ottoman. Murad I được cho là người bắt đầu cho truyền thống tập trung hóa quyền lực vào tay chính quyền trung ương, và nhà cai trị Ottoman đầu tiên tuyên bố mình là Sultan (Hồi vương). Đội quân janissary cũng được thành lập dưới thời cai trị của ông. Murad I qua đời trong trận Kosovo năm 1389, nơi quân đội Ottoman đánh lại liên quân các quốc gia Balkan.

11Bayezid I (1389-1402) là Sultan thứ tư của triều đại Osmanli. Triều đại của Bayezid I được đánh dấu bằng việc xử tử các hoàng tử lần đầu tiên sau khi một Sultan lên kế vị, bằng việc xử tử Yakub Celebi ngay tại Kosovo năm 1389. Dưới sự cai trị của ông, người Ottoman đã chinh phục mọi vùng lãnh thổ kéo dài từ Danube ở phía Tây đến Euphrates ở phía Đông, vây hãm Constantinople và đánh bại quân Thập Tự Chinh tại Nicopolis năm 1396. Bayezid đã đánh động một thế lực đáng gờm là nhà Timurid ở Iran, và cuối cùng phải trả một cái giá là nhà nước Ottoman đã tan rã sau trận Ankara năm 1402. Bản thân Bayezid I cũng bị bắt sống và chết trong ngục chỉ một năm sau đó.

12Timur (1370-1405) là một hoàng đế gốc Mông Cổ-Thổ đã bị Ba Tư hóa. Ông là người đã sáng lập ra đế chế Timurid với lãnh thổ bao trùm lên Iraq, Iran và khu vực Trung Á ngày nay. Mặc dù đế chế của Timur đã tan ra chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ông qua đời, nhưng hậu duệ của ông đã thành công trong việc thiết lập một đế chế mới ổn định và lâu dài hơn ở vùng Bắc Ấn, đế chế Mughal (1526-1858).

đến sự sụp đổ nhất thời với vương triều Ottoman và một cuộc nội chiến kéo dài trong một thập kỷ (1402-1413).13

Bước tiến của người Ottoman được khôi phục lại từ năm 1413, khi Mehmed I14

(1413-1421) thống nhất lại đất nước sau giai đoạn khuyết vua (interregnum). Dưới thời Mehmed I và Murad II15 (1421-1444, 1446-1451), quyền lực Ottoman được tái củng cố tại Anatolia và Balkan. Sự quật khởi của người Ottoman một lần nữa đã đánh động tinh thần Thập Tự chinh của người Kitô giáo. Thế giới Kitô giáo cố gắng tổ chức thêm một số cuộc Thập Tự chinh nhưng đều thất bại nặng nề tại Varna (1444) và Kosovo (1448). [127, tr. 108-134] Khi Mehmed II16 (1444-1446, 1451-1481) tiếp quản đất nước sau cái chết của cha mình, ông được thừa hưởng một vương quốc hùng mạnh vắt ngang từ Anatolia sang Balkan. Ngày 29 tháng 5 năm 1453, sau một cuộc vây hãm kéo dài 54 ngày đêm, quân Ottoman chinh phục được thành phố Constantinople. Hai phần lãnh thổ (Rumelia và Anatolia) của Ottoman đã được kết nối lại với một thủ đô duy nhất, Constantinople - mà giờ đây được gọi là Konstantiniyye hay Istanbul. Việc chiếm đóng Constantinople là dấu mốc mở ra một giai đoạn mới của lịch sử Ottoman cũng như đánh dấu sự chuyển mình từ một vương quốc thành một đế chế.

13 Về giai đoạn khuyết vua và quá trình tái thống nhất của nhà nước Ottoman sau sự biến năm 1402, xem Dimitris Kastritsis (2007), The Sons of Bayezid: Empire Building and Representation in the Ottoman Civil War of 1402-13, Brill.

14Mehmed I (1413-1421) là một trong những con trai của Bayezid I. Sau thất bại tại Ankara, ông cam kết trở thành chư hầu của Timurid nhằm củng cố lực lượng đánh bại các anh em trai của mình. Năm 1413, Mehmed đã thành công chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài một thập kỷ, thống nhất lại nhà nước Ottoman và trở thành Sultan, cũng như tái chinh phục lại một số hầu quốc được khôi phục sau sự kiện 1402.

15Murad II (1421-1444, 1446-1451) là Sultan thứ sáu của nhà Osmanli. Triều đại của ông chứng kiến sự khôi phục một cách chậm nhưng chắc chắn của người Ottoman, thông qua việc chinh phục miền Trung Hy Lạp và đánh bại các nỗ lực của người Kitô giáo nhằm đánh bật Ottoman khỏi châu Âu. Năm 1444, Murad II thoái vị cho con trai nhằm quay về Manisa để thực hiện mục tiêu trở thành một học giả, nhưng bị triệu hồi ngay sau đó để đối phó với cuộc Thập Tự Chinh mới của người Kitô giáo. Tại Varna (10.11.1444), quân Ottoman do ông chỉ huy đã thành công đánh bại quân Thập Tự Chinh và giết chết vua Hungary-Ba Lan. Murad II vẫn ở lại Manisa cho đến năm 1446, khi các janissary nổi loạn buộc ông quay lại ngai vàng cho đến khi qua đời.

16Mehmed II (1444-1446, 1451-1481) là Sultan thứ bảy của nhà Osmanli, và được xem là người đầu tiên xưng danh hiệu Padishah. Được biết đến với danh hiệu Fatih (Người chinh phục), Mehmed II trở thành Sultan sau khi Murad II thoái vị và lui về ở ẩn tại Manisa cho đến năm 1446. Khi Murad II qua đời năm 1451, Mehmed II chính thức nắm quyền cai trị. Triều đại của ông đã chứng kiến cuộc chinh phục Constantinople năm 1453, mốc chuyển mình thành một đế chế của Ottoman. Trong ba thập kỷ tiếp theo, đế chế Ottoman đã bành trướng mạnh mẽ ở cả phía Tây và phía Đông, trở thành một cường quốc hàng đầu tại Đông Địa Trung Hải. Các dấu ấn lễ nghi và tư pháp cũng được xây dựng trong triều đại của ông, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển và quản lý một đế chế đang mở rộng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm mô hình đế chế ottoman (1453 1703) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)