Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hiện đại hóa hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện đại hóa hoạt động thông tin thư viện tại thư viện quốc gia lào (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1. Lý luận chung về hiện đại hóa hoạt độngthơng tin thƣ viện

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hiện đại hóa hoạt động

thông tin - thư viện

Hoạt động thơng tin - thƣ viện có vài trị rất quan trọng đối với ngƣời dùng tin, để đánh giá hoạt động TTTV cần phải dựa vào các tiêu chí sau:

* Chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của vốn tài liệu

Với vai trò là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, thƣ viện có nhiệm vụ tuyển chọn và tiếp nhận các sách báo tài liệu phù hợp của mọi lĩnh vực của chƣơng trình giáo dục phản ánh tất cả nguồn kinh nghiệm và sự tiến bộ của toàn bộ thế giới, để hoàn thành đƣợc vai trị đó thì thƣ viện phải có một nguồn lực thơng tin đủ mạnh, có chất lƣợng cao để đáp ứng đƣợcnhu cầu tin của NDT.

- Về loại hình tài liệu: Tài liệu trong thƣ viện cần phải đẩy đủ các loại hình tài liệu đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.

+ Tài liệu trên giấy nhƣ sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ đƣợc viết hay in trên giấy.

+ Tài liệu phim ảnh nhƣ sách, tạp chí trên phim cuộn, phim tấm hay cịn gọi tài liệu vi phim.

+ Tài liệu trên các vật mang tintừ tính nhƣ: Băng từ, đĩa từ. Tùy theo công nghệ và cách thúc ghi thông tin mà trên mỗi băn từ, đĩa từ có thể ghi đƣợc lƣợng thông tin khác nhau.

+ Tài liệu điện tử nhƣ sách điện tử ( E-book), tạp chí điện tử ( E-Journal), bản tin điện tử ( E-bulletin) là các loại tài liệu đã đƣợc số hóa, tức là mã hóa ký tự (chữ cái, chữ số, ký hiệu) dƣới dạng mã nhị phân, đƣợc lƣu trữ trên các vật mang tin điện tử nhƣ: băng từ, đĩa từ, đĩa CD-ROM, đĩa DVD hay các máy chủ và chỉ có thể đọc đƣợc với sự trợ giúp của máy tính điện tử.

Nhu cầu tin của NDT ngày càng nhiều vì vậy sự đa dạng và phong phú loại hình tài liệu tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu tin của NDT.

- Nội dung tài liệu: Nội dụng tài liệu là một yếu tố quan trọng quyết định

đến chất lƣợng tài liệu.

Trong thƣ việnQuốc gia cần phải có đẩy đủ các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu tin của NDT ví dụ: Các tài liệu kinh tế, chính trị, khoa học cơng nghệ, xã hội và tài liệu chuyên ngành... Các tài liệu trong thƣ viện cần phải đƣợc bổ sung thƣờng xuyên và bổ sung các tài liệu có chất lƣợng.

Ngoài các yêu cầu trên thƣ viện bổ sung đầy đủ các loại hình tài liệu đa dạng về hình thức phong phú về nội dụng đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng thì cán bộ thƣ viện cần phải dựa trên kết quả khảo sát điều tra, thu thập đánh giá nhu cầu về tài liệu của NDT để từ đó xem xét mức độ thỏa mãn nhu cầu về chất lƣợng vốn tài liệu cảu thƣ viện.

* Mức độ thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin

- Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện

Thái độ phục vụ và trình dộ của cán bộ thƣ viện là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Bạn đọc đến thƣ viện nếu cán bộ thƣ viện có trình độ, thái độ phục vụ nhiệt tình, các yêu cầu tin đƣợc đáp ứng mà khơng bị từ chối sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động thƣ viện. Vì vậy đây cũng là một trong yếu tố cần phải tiến hành điều tra khảo sát để đánh giá đƣợc mức độ thỏa mãn đói với NDT.

- Sản phẩm và dịch vụ:

Nhằm đáp ứng với nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng của ngƣời dùng tin, thƣ viện cần tiến hành:

Hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống bởi không phải lúc nào sử dụng máy tính, thiết bị hiện đại cũng là thuận lợi phải phụ thuộc vào trình độ tin học của ngƣời dùng tin, CSDL, cơ sở hạ tầng đƣờng điện.

Hoàn thiện những dịch vụ truyền thống hiện có trong thƣ viện, đồng thời mở rộng các dịch vụ hiện đại nhƣ:

Tìm kiếm hoặc qt tài liệu mới (có khi cơng việc này đƣợc thực hiện thông qua các biểu ghi thƣ mục - thông tin về tài liệu ).

Lựa chọn trong số các tài liệu mới những tài liệu phù hợp bằng cách so sánh chúng với nhu cầu của ngƣời dùng mà dịch vụ hƣớng tới.

Thông báo cho ngƣời dùng tin các tài liệu mới phù hợp với họ.

Các dịch vụ có liên quan tới việc cung cấp tài liệu (kể cả hình thức cung cấp thơng tin thơng qua các hệ thống tự động hóa).

Giới thiệu, trƣng bày, triển lãm các tài liệu mới.

Phổ biến tài liệu có chọn lọc là hình thức dịch vụ áp dụng phổ biến đối

với ngƣời dùng tin ở xa. Do vậy, nhiều tài liệu đƣợc cung cấp đƣợc chuyển sang dạng tài liệu nghe, microfilm đƣợc gọi là dịch vụ phổ biến vi phim có chọn lọc, dịch vụ thư viện lưu động.

Thông qua các cuộc tiếp xúc giữa những ngƣời dùng tin với chuyên gia thông tin (trực tiếp hoặc bằng điện thoại).

- Lượt bạn đọc đến thư viện:

Các thƣ viện hiện nay chủ động marketing để kêu gọi ngƣời đọc đến thƣ viện. Xây dựng các sản phẩm dịch vụ thơng tin dựa trên nhu cầu và thói quen sử dụng của bạn đọc. Tích cực nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm dịch vụ trực tuyến nhằm giúp ngƣời dùng tin có nhiều cơ hội để sử dụng nguồn thơng tin có trong thƣ viện.

Bên cạnh việc đƣa ra các sản phẩm dịch vụ phong phú đáp ứng nhu cầu của NDT đến với thƣ viện thì vấn đề thƣ viện thân thiện với ngƣời đọc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để NDT đến với cơ quan TT-TV.

- Vòng quay của tài liệu

Cán bộ thƣ viện tính đƣợc trong thƣ viện cuốn sách đƣợc mƣợn bao nhiều lần/ tuần hoặc tháng, năm. Tài liệu đó vịng quay của sách tăng ( sách quay vong nhanh) điều đó chứng tỏ nhu cầu của bạn đọc về tài liệu đó nhiều.

Khi đã tính đƣợc số lần mƣợn, tài liệu dựa vào kết quả đó mà cán bộ biết đƣợc trong thƣ viện tài liệu nào bạn đọc có nhu cầu nhiều, tài liệu nào bạn đọc có nhu cầu ít để từ đó kế hoạch điều chỉnh các chính sách bổ sung tài liệu cho phù hợp.

* Mức độ tự động hóa và tin học hóa

Trong khi hƣớng phát triển thƣ viện ngày nay là phải theo hƣớng chuẩn hóa,phần mềm thƣ viện phải đƣợc xây dựng theo hƣớng đó. Máy tính đóng vai trị nhƣ là một kho dữ liệu và cơng cụ truy xuất. Do đó máy tính hoạt động nhƣ một ngƣời quản lý kho sách đồng thời có thể cung cấp các khả năng xử lý để tạo ra thơng tin. Máy tính có thể phục vụ nhƣ là một công cụ giao tiếp để thu nhận dữ liệu và thơng tin từ những máy tính khác, máy tính có thể trình bày thơng tin một cách đa dạng. Tin học hóa cịn có chức năng thƣ viện nhƣ:Mục lục trực tuyến OPAC, lƣu hành, biên mục: bổ sung, ấn phẩm định kỳ, áo cáo… Tin học hóa cịn nhằm đảm bảo hệ thống vận hành tốt và an toàn dữ liệu, bao gồm việc quản lý việc phân quyền, bảo mật và sao lƣu, phục hồi dữ liệu. Một số thƣ viện cịn bao gồm phân hệ quản lý nguồn thơng tin điện tử và phân hệ truy hồi từ những kho tin khác và trình bày thơng tin dƣới dạng thƣ mục hay toàn văn.

1.1.4. Vai trị của hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện.

- “Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, HĐH trong khâu hoạt động của TV. Phát triển thƣ viện điện tử và thƣ viện kỹ thuật số”.

- Khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn lực thơng tin trong và ngồi nƣớc.

- Đẩy mạnh xã hội hóa theo nguyên tắc xây dựng đối với quản lý tốt để phát triển độc giả. Kết hợp các loại hình thƣ viện trên địa bàn, thực hiện phƣơng pháp mƣợn liên thƣ viện nhằm phục vụ tốt nhu cầu và dùng tin của ngƣời đọc. Củng cố và tiếp tục xây dựng xã hội đọc.

- Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao và ngoại ngữ thông thạo,khơng chỉ làm việc tốt ở trong nƣớc mà cịn làm việc tốt ở nƣớc ngoài dƣới dạng chuyên gia hoặc hợp tác giao lƣu trao đổi thơng tin.

Ơng Lancaster tuyên bố chắc chắn rằng để các TV tồn tại đƣợc trong thế giới số: “các TV phải tiếp tục thực hiện một trong các chức năng quan trọng nhất mà hiện nay nó đang thực hiện trong thế giới in ấn: tổ chức tài liệu sao cho hữu ích nhất đối với ngƣời sử dụng và tăng khả năng truy cập tới các nguồn tài liệu cả truyền thống và số hóa”.

Nhƣ vậy, yếu tố hiện đại hóa và xây dựng thƣ viện điện tử, thƣ viện số đang là một trong những định hƣớng cũng nhƣ yêu cầu của hoạt động TV.

Đóng vai trị quan trọng trong hoạt động đào tạo nên việc đầu tƣ xây dựng, phát triển và hiện đại hóa hoạt động thƣ viện là một trong những yếu tố quyết định. Hiện đại hóa thƣ viện mang lại những tác dụng tích cực nhƣ:

- Làm thay đổi diện mạo của một thƣ viện.

- Nâng cao hiệu quả phục vụ, không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngƣời sử dụng mà còn tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới mang tính sáng tạo và hiệu quả cao.

- Địi hỏi trình độ cán bộ thƣ viện phải ln ln nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của một TV hiện đại nhƣ nghiệp vụ chuẩn, sử dụng CNTT thành thạo. - Tạo ra cho mỗi thƣ viện những yêu cầu mới từ phía NDT khi ứng dụng CNTT đồng thời trình độ và yêu cầu của NDT ngày càng cao đòi hỏi hoạt động của thƣ viện phải liên tục hoàn thiện và đƣợc nâng cao.

1.2. Khái quát về Thƣ viện Quốc gia Lào

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

TVQGL đƣợc thành lập từ năm 1956 thuộc Cục Văn nghệ, Bộ Giáo dục và Thể thao. Sau khi Đất nƣớc đƣợc giải phóng là Nƣớc CHDCND Lào năm 1975 TV đƣợc đổi tên thành Cục thƣ viện và bảo tàng, năm 1983 thuộc Cục Văn hóa Cơng chúng của Bộ TT-VH , từ năm 1987 đếnn hiện nay mang tên TVQGL thuộc Cục Xuất bản và Thƣ viện của Bộ TT, VH và Du lịch Lào với chức năng tổ chức và quản lý cung cấp và phục vụ cho công chúng.

Thƣ viện Quốc gia Lào (tên giao dịch sang tiếng Anh: National Library of Laos- NLL, dịch sang tiếng Pháp (Bibliotheque National du Laos -

B.N.L ) là thƣ viện cấp quốc gia của Lào, đứng đầu trong hệ thống thƣ viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Xuất bản và Thƣ viện, Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch Lào.

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

* Chức năng:

- Theo quyết định về tổ chức và hoạt động của thƣ viện Quốc gia lào số 258/TV ngày cấp 30/03/2008 (ເລກທີ 258/ຖວ, ລົງວັຘທີ 30/03/2008 ) do Bộ Thông tin và Văn hóa ban hành (điều 1: Chức năng và nhiệm vụ )[35].

Thƣ viện Quốc gia Lào là thƣ viện lớn nhất cả nƣớc, là đơn vị sự nghiệp văn hóa có trực thuộc Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thƣ tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội.

* Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, thực hiện chính sách của Đảng, theo hƣớng phát triển của Nhà nƣớc, của Bộ và Cục Xuất bản để lập kế hoạch, dự án để tổ chức thực hiện.Trình bộ trƣởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của thƣ viện và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt

- Khai thác, thu thập, tổ chức bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nƣớc ngoài viết về đất nƣớc Lào.

- Thu thập, tổng hợp, bảo quản và làm đăng ký cá biệt cho tài liệucổ, tài liệu Lá cọ, tài liệu quý giá, tài liệu hiếm có trong lĩnh vực cả nƣớc.

- Thu nhận theo chế độ lƣu chiểu các xuất bản phẩm. Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức phục vụ cho ngƣời đọc trong nƣớc và nƣớc ngoài sử dụng vốn tài liệu thƣ viện và tham gia các hoạt động do thƣ viện tổ chức.

- Xử lý thông tin, biên soạn, xuất bản Thƣ mục quốc gia, tổng thƣ mục Lào, Tạp chí thƣ viện Lào và các sản phẩm thông tin khác. Nghiên cứu khoa học thông tin - thƣ viện và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thƣ viện.

- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thƣ viện trong cả nƣớc bằng các phƣơng thức: biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dƣỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ thƣ viện theo sự phân công của Bộ TT, VH và Du lịch.

- Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thƣ viện: tham gia các tổ chức quốc tế về thƣ viện; xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ tài liệu, trang thiết bị và dự án bồi dƣỡng cán bộ thƣ viện cho các thƣ viện, tổ chức nƣớc ngoài tài trợ hoặc tổ chức; tổ chức hội thảo, chia sinh nghiệm hoạt động; triển lãm tài liệu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đƣợc giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu, thực hiện chính sách, chế độ đối với CB, viên chức và ngƣời lao động thuộc phạm vi quản lý theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trƣởng.

-Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các thƣ viện, các tổ chức khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Thƣ viện Quốc gia Lào một đơn vị độc lập, dƣới sự chỉ đạo của Ban Giám Độc. Để có hoạt động tốt, đảm bảo tốt trong cơng tác phục vụ bạn đọc, Thƣ viện Quốc gia Lào đã thiết lập một cơ cấu tổ chức khoa học và hoàn chỉnh, chia làm 6 phòng ban:

Ban giám đốc thƣ viện: ( 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc)

- Giám đốc: chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động chung của thƣ viện,việc quan hệ quốc tế, trách nhiệm về tài liệu hiếm có, tài liệu Lá cọ và thúc đẩy văn hóa đọc cả nƣớc.

- Phó giám đốc Thƣ viện giúp Giám đốc trong công tác lãnh đạo thƣ viện, phụ trách một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về công việc đƣợc phân cơng.

* Phịng hành chính tài vụ:

- Xây dựng theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính.

- Xây dựng kế hoạch cơng tác ngắn hạn, dài hạn của đơn vị.

- Giúp Giám đốc quản lý ngƣời lao động theo quy định phân cấp quản lý của Bộ; Giải quyết chế độ chính sách cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc.

- Lƣu trữ và xây dựng các văn bản về nội quy, quy chế làm việc của đơn vị trình cấp trên xem xét.

- Đảm bảo mọi hoạt động về tài chính cụ thể: tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, kinh phí hoạt động nghiệp vụ.

- Quản lý nhân lực, bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thuộc phạm vi Phòng quản lý.

- Đảm bảo nhiệm vụ, trật tự và sự an toàn trong thƣ viện.

- Thực hiện nghiêm túc những quy tắc hành chính trong đơn vị nhƣ công tác văn thƣ, hậu cần phục vụ cho công tác chuyên môn đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện việc quan hệ quốc tế và quản lý các dự án nƣớc ngoài.

* Phịng bổ sung có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu tình hình xuất bản trong nƣớc, xác định diện bổ sung tài liệu, thu thập, lựa chọn các loại hình tài liệu trong và ngồi nƣớc bằng hình thức mua, trao đổi và nhận biếu tặng.

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn và bổ sung vốn tài liệu.

- Lựa chọn, đăng ký cá biệt cho tài liệu đã nhận về và giao cho các phịng có liên quan xử lý kỹ thuật nghiệp vụ.

- Tiếp nhận tài liệu tăng biếu các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc, tiến hành phân phối tới các thƣ viện thụ hƣởng trong nƣớc ( theo yêu cầu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện đại hóa hoạt động thông tin thư viện tại thư viện quốc gia lào (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)