Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM

1.2. Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm

1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm lưu niệm

Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm thường mang tính đặc trưng, dấu ấn văn hĩa và tinh thần của một địa phương, một dân tộc. Ví dụ như mơ hình tháp Eiffel của Pháp, tượng nữ thần tự do của Mỹ, búp bê Matryoshka của Nga, thần Ganesha của Ấn Độ, chú mèo Maneki Neko của Nhật Bản, sản phẩm trống trong bộ nhạc cụ gõ truyền thống hay búp bê mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc, những bức tượng phật thu nhỏ được chế tác tinh xảo của Myanmar, tịa tháp đơi Petronas biểu tượng du lịch của Malaysia, ngơi đền tháp Angkor Wat của Campuchia, các sản phẩm cĩ hình ảnh voi của Thái Lan, hình ảnh sư tử của Singapore. Hay những sản phẩm mang đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam như áo dài, áo bà ba, nĩn lá, chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Sản phẩm lưu niệm thể hiện nét đẹp, nét riêng về thiên nhiên, con người, về tơn giáo, tín ngưỡng, về lịch sử, văn hố của mỗi vùng miền. Vì thế, mỗi sản phẩm lưu niệm được coi là một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm tinh hoa của dân tộc, địa phương.

Thứ hai, sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ được sản xuất theo phong cách truyền thống, gắn liền với các làng nghề, phố nghề. Các sản phẩm này được làm ra với quy trình, kỹ thuật sản xuất thủ cơng, thường mất nhiều thời gian, cơng sức, và hầu hết được truyền lại từ đời này sang đời khác, vì thế mang tính

truyền thống, dân tộc cao. Tại Việt Nam, cĩ những sản phẩm lưu niệm đã gắn liền với tên tuổi của các làng nghề nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đơng, đá mỹ nghệ Non nước Đà Nẵng, tranh Đơng Hồ…

Thứ ba, sản phẩm lưu niệm phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã, chất liệu. Các sản phẩm lưu niệm cĩ thể được thiết kế đơn giản như chiếc nĩn lá, chiếc vịng từ vỏ sị, ốc biển đến phức tạp như các sản phẩm tranh thêu, tranh khảm trai, gốm sứ được làm cơng phu; chất liệu sản phẩm từ rẻ như mây, tre, lá, các loại vỏ thuỷ hải sản đến đắt như lụa, sợi, da cao cấp, hay vàng, bạc, đá quý. Sản phẩm lưu niệm là tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân, mang tính sáng tạo chứ khơng dập khuơn theo mẫu nhất định nào.

Thứ tư, sản phẩm lưu niệm thường nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo. Khách du lịch thường đi tham quan nhiều địa điểm, di chuyển nhiều nơi, và mỗi nơi, họ đều muốn mua một hoặc nhiều sản phẩm lưu niệm để tặng bạn bè, người thân, hoặc giữ làm kỷ niệm.Vì thế, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch thường được thiết kế nhỏ, gọn, chắc chắn, đảm bảo, an tồn, để khơng gây bất tiện cho khách du lịch trong quá trình di chuyển.

Thứ năm, sản phẩm lưu niệm được bày bán ở nhiều địa điểm, nhiều nơi khác

nhau. Khách du lịch cĩ thể dễ dàng mua sản phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch, khách

sạn, tại sân bay, bến tàu, nhà ga, hay tại chợ, siêu thị… Do đĩ, sản phẩm lưu niệm cĩ nhiều cơ hội được giới thiệu và tiếp cận với khách du lịch.

1.2.2. Phân loại sản phẩm lưu niệm

Cĩ thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo ý kiến của tác giả, sản phẩm lưu niệm cĩ thể được chia thành các tiêu chí như nguyên liệu sản phẩm, mục đích sử dụng và cách thức sản xuất.

1.2.2.1. Căn cứ vào nguyên liệu sản phẩm

Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Nguyên liệu làm sản phẩm lưu niệm khá đa dạng, trong đĩ bao gồm các nhĩm sau:

Sản phẩm lưu niệm làm từ gỗ: tượng gỗ, tranh gỗ, phù điêu, các loại vịng bằng hạt gỗ, các mơ hình bằng gỗ mơ phỏng các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm gia dụng như hộp đựng trang sức, đĩa, hộp đựng đũa, giá rượu, hộp đựng giấy ăn, hộp đựng card, gạt tàn, lược, guốc… Phần lớn các sản phẩm được khảm trai hoặc sơn mài.

Sản phẩm lưu niệm làm từ mây, tre, lá, cĩi, cỏ tế: giỏ xách, túi xách, khay, đĩa, bát, giỏ hoa, bình hoa, các loại tranh tre, mơ hình bằng tăm, nĩn lá…

Sản phẩm lưu niệm làm từ đá, gốm, sứ, thuỷ tinh, pha lê: vịng đá, tượng các con vật, lọ bằng gốm, sứ, cúp, kỷ niệm chương in tên, hình ảnh điểm du lịch…

Sản phẩm lưu niệm làm từ vải, lụa, sợi: áo dài, áo bà ba, vải lụa, khăn quàng, mũ, tranh thêu, khăn trải bàn, vỏ gối thêu, đèn lồng, hoa lụa…

Sản phẩm lưu niệm làm từ da: ví, túi xách, thắt lưng...

Sản phẩm lưu niệm làm từ giấy: sản phẩm tranh vẽ trên các loại giấy, bưu ảnh, tạp chí, sách, báo, truyện, lọ hoa, hộp cắm bút…

Sản phẩm lưu niệm làm từ kim loại: các sản phẩm làm từ vàng, bạc, kim cương như nhẫn, vịng tay, dây chuyền, các biểu tượng 12 con giáp…

1.2.2.2. Căn cứ vào cơng dụng

Cĩ thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo những cơng dụng khác nhau:

Sản phẩm để trưng bày và trang trí: các sản phẩm treo tường và trưng bày trên bàn, kệ, tủ như các loại tranh, đồng hồ, quạt giấy, lọ hoa, sản phẩm đá mỹ nghệ, gốm sứ…

Sản phẩm gia dụng: chén, bát, đĩa, khay, đũa, khăn trải bàn, vỏ gối…

Sản phẩm may mặc: áo dài, váy, áo, các sản phẩm quần áo bằng tơ lụa…

Sản phẩm phụ kiện: khăn quàng, túi xách, ví, mũ, thắt lưng, trang sức (dây chuyền, vịng tay, khuyên tai, nhẫn…), mĩc chìa khĩa, bấm mĩng tay…

Sản phẩm sưu tầm: bưu ảnh, sách, truyện, đĩa CD, DVD, tem…

Căn cứ vào cách thức sản xuất, cĩ thể phân loại sản phẩm lưu niệm như sau: sản phẩm thủ cơng do bàn tay con người làm ra từ những cơng đoạn đầu đến khi hồn thành sản phẩm và sản phẩm cĩ sử dụng cơng nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)