CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM
2.1. Khái quát về du lịch Hà Nội
2.1.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch
Hà Nội cĩ hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh những loại hình du lịch đã cĩ từ lâu như du lịch lễ hội, du lịch văn hĩa, du lịch nghỉ dưỡng, trong những năm gần đây, Hà Nội phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn khách du lịch như du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch MICE...
Trong những năm qua, ngành du lịch Thủ đơ luơn duy trì mức tăng trưởng khả quan. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 1990-2000 từ 20-30%/năm, chiếm trên 30% thị phần khách quốc tế đến Việt Nam. Giai đoạn 2000-2010, lượng khách quốc tế cũng tăng đều đặn, xấp xỉ 12%/năm. Thị trường khách quốc tế của Hà Nội khơng ngừng được mở rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đặc biệt những thị trường tiềm năng như Tây Âu, Đơng Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ... Lượng khách du lịch đến với Hà Nội chiếm trung bình 42 - 45% tổng lượng khách đến với tồn vùng
Đồng bằng sơng Hồng. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2,58 triệu lượt năm 2013 và 3 triệu lượt năm 2014.
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015
Năm
Khách quốc tế Khách nội địa
Số lượng (Triệu lượt) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) Số lượng (Triệu lượt) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) 2010 1,70 18,0 10,60 11,6 2011 1,88 10,6 11,66 10,0 2012 2,10 11,3 12,30 5,5 2013 2,58 22,9 13,90 13,0 2014 3,00 16,0 15,40 10,8 2015 (6 tháng đầu năm) 1,53 5,0 8,45 3,0
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, năm 2015)
Bảng 2.2 cho thấy lượng khách đến Hà Nội khơng ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2014 được đánh giá là năm cĩ nhiều khĩ khăn đối với kinh tế cả nước nĩi chung và ngành du lịch nĩi riêng, từ khủng hoảng kinh tế tồn cầu, dịch bệnh Ebola cùng những xung đột chính trị khác trong khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến thị trường du lịch. Đặc biệt, tình hình căng thẳng trên biển Đơng khiến cho lượng khách Trung Quốc và cộng đồng Hoa ngữ (từ Singapore, Malaysia, Đài Loan…) đến Hà Nội sụt giảm. Mặc dù gặp nhiều khĩ khăn, thách thức, song với định hướng rõ ràng, cụ thể và nỗ lực của ngành, trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014 giảm 4,4% thì ngành du lịch Thủ đơ vẫn duy trì tăng trưởng. Năm 2014, tổng lượng khách đến Hà Nội đạt 18,4 triệu lượt, trong đĩ khách quốc tế đạt 3 triệu lượt (tăng 16% so với 2013) và khách nội địa đạt 15,4 triệu lượt (tăng 10.8%). Tổng thu từ du lịch của Thủ đơ năm 2014 ước đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2013 [4]. Tính đến sáu tháng đầu năm 2015, Hà Nội đĩn 1.531.191 lượt khách quốc tế, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; phục vụ khoảng 8.450.000 lượt khách nội địa, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.324 tỷ đồng, tăng 2,8% so
với cùng kỳ năm trước [15]. Đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản được ưu tiên hàng đầu do cĩ mức tăng trưởng tốt và khách Nhật Bản, Hàn Quốc cĩ mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú bình quân dài ngày.
Với những thành tựu đĩ, Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, là điểm đến du lịch hấp dẫn, an tồn và thân thiện. Hà Nội đã được tạp chí du lịch Smat Travel bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2013. Đến năm 2014, Hà Nội tiếp tục được được tạp chí TripAdvisor bình chọn đứng thứ 2/25 điểm đến hàng đầu châu Á, là điểm đến du lịch cĩ mức giá tốt nhất thế giới năm 2014, xếp thứ 8/25 điểm du lịch hàng đầu thế giới năm 2014 [36]. Đặc biệt, năm 2015, Hà Nội được tạp chí Trip Advisior xếp hạng điểm đến hấp dẫn thứ 4 của thế giới [35].