CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM
3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
3.2.4. Giải pháp về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm
Một trong những sai lầm phổ biến là các cơ sở làng nghề sản xuất thường ơm đồm cả việc kinh doanh, phân phối tiêu thụ. Với nguồn lực hạn chế, các làng nghề nên tập trung vào khâu sản xuất và để các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh, thương mại tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Ở đây rất cần cĩ vai trị của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kết nối giữa bên sản xuất là các làng nghề với bên phân phối là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Các làng nghề và doanh nghiệp cần ký kết chương trình hợp tác trong kinh doanh, phân phối sản phẩm lưu niệm, trong đĩ nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên.
Sản phẩm lưu niệm được làm ra từ các làng nghề cần được phân phối rộng rãi qua nhiều kênh khác nhau, gồm cĩ:
Các doanh nghiệp kinh doanh, thương mại bao tiêu sản phẩm;
Các cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm ngay tại làng nghề phục vụ các đồn khách du lịch đến tham quan mua sắm;
Các trung tâm thương mại;
Các điểm tham quan, vui chơi giải trí; Các cơ sở lưu trú;
Khu vực mua sắm tại sân bay, bến tàu, bến xe, cảng biển, cảng sơng; Các cửa hàng mua sắm phục vụ du lịch, các điểm dừng chân.
Để tránh tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai người ấy làm, các làng nghề cần thành lập hiệp hội nghề đại diện cho quyền lợi của mình, đứng ra tổ chức các hoạt động liên kết, trao đổi, hợp tác. Cần xây dựng chương trình phân phối sản phẩm một cách tổng thể thơng qua các kênh phân phối như đã nêu ở trên, và làm việc cụ thể với từng nhĩm đối tác để sản phẩm của làng nghề cĩ thể đến được rộng rãi với khách du lịch và người tiêu dùng. Ở đây, Sở Du lịch Hà Nội và các sở ban ngành liên quan cần cĩ sự định hướng, hỗ trợ các hiệp hội, làng nghề hiểu rõ được tầm quan trọng trong liên kết phát triển sản phẩm thơng qua tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức. Đồng thời, cơ quan quản lý cần phát huy vai trị kết nối giữa làng nghề và doanh nghiệp, giám sát quá trình hợp tác, liên kết, bảo đảm hoạt động của hai bên diễn ra hợp pháp, lành mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; kịp thời hỗ trợ, xử lý, điều chỉnh những bất cập khi cĩ phát sinh.
Hà Nội cần mở rộng hệ thống kênh phân phối, bán hàng lưu niệm ở nhiều nơi, nhiều tuyến điểm. Thành phố nên khuyến khích các chương trình liên kết giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm với các cơng ty lữ hành, khách sạn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất cĩ thể thoả thuận với các cơng ty lữ hành, khách sạn lớn để ký gửi sản phẩm tại văn phịng của các cơng ty du lịch, tại sảnh lớn của khách sạn nhằm tăng khả năng đưa sản phẩm lưu niệm đến với khách du lịch, cũng như tạo cơ hội giới thiệu cho khách du lịch hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những sản phẩm lưu niệm và truyền thống văn hĩa của thành phố Hà Nội.
Ngồi ra, Hà Nội cần phát triển và mở rộng thêm loại hình chương trình du lịch mua sắm. Trong đĩ, các cơng ty lữ hành cĩ thể xây dựng các chương trình du lịch tham quan khu phố Cổ, chợ Đồng Xuân, hay các làng nghề truyền thống của thành phố. Tại đây, hướng dẫn viên du lịch cĩ thể giới thiệu chi tiết về nguồn gốc ra đời, ý nghĩa của các sản phẩm nhằm giúp khách du lịch cảm nhận được những giá trị của sản phẩm và cảm thấy thú vị, hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đĩ, phải chú ý đến việc trưng bày sản phẩm lưu niệm tại các cửa hàng, quầy bày bán hàng lưu niệm. Việc sắp xếp, trang trí, bày biện sản phẩm lưu niệm theo những cách thức riêng, độc đáo, sáng tạo sẽ thu hút sự quan tâm của khách du lịch và làm cho khách du lịch cảm thấy thích thú và ấn tượng sâu sắc hơn. Thêm vào đĩ, các chương trình khuyến mại, giảm giá, ưu đãi trong những dịp lễ lớn cũng sẽ tạo được sức hấp dẫn đối với khách du lịch.