Điểm mạnh và hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM

2.4. Đánh giá về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

2.4.3. Điểm mạnh và hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

2.4.3.1. Những điểm mạnh của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

Thứ nhất, nhìn chung sản phẩm lưu niệm của Hà Nội tương đối đa dạng, đầy đủ về chủng loại để phục vụ khách du lịch như nhĩm thủ cơng mỹ nghệ; sản phẩm nhĩm thuỷ tinh pha lê; sản phẩm nhĩm may mặc, giày da; sản phẩm nhĩm thổ cẩm, tơ lụa; sản phẩm nhĩm tranh ảnh; sản phẩm nhĩm đá quý, ngọc trai, kim hồn. Trong đĩ một số sản phẩm lưu niệm như lụa, bạc, đồ gốm sứ, thủ cơng mỹ nghệ, đồ thêu được nhiều khách du lịch quốc tế ưa chuộng và bước đầu tạo được thị trường tiêu thụ.

Thứ hai, một số sản phẩm lưu niệm đã mơ phỏng những điểm di tích lịch sử, văn hố đặc trưng của Hà Nội. Trong đĩ phải kể đến các sản phẩm mơ hình Chùa Một Cột, mơ hình Khuê Văn Các; đĩa quà tặng bằng đồng hình Hồ Gươm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, Hồng thành Thăng Long; và các sản phẩm áo phơng in hình di tích, danh lam thắng cảnh Hà Nội.

Thứ ba, cĩ thể thấy rằng các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội được bày bán ở khơng ít cửa hàng bán, quầy lưu niệm để phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, Hà Nội cĩ khu phố chuyên doanh sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Phố Cổ Hà Nội với những gian hàng bày bán cùng một loại sản phẩm hội tụ trên từng con phố và nhiều cửa hàng đặt làm sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đã tạo điều kiện cho khách du lịch dạo chơi và lựa chọn sản phẩm lưu niệm.

2.4.3.2. Những hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

Bên cạnh điểm mạnh, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cịn tồn tại một số điểm hạn chế:

Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa tạo được sự khác biệt, thiếu bản sắc văn hĩa địa phương. Đến nay, vấn đề xây dựng, thiết kế sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn đặc trưng của Hà Nội - điểm đến giàu giá trị văn hố, lịch sử vẫn cịn là

vấn đề chưa giải quyết được. Khách du lịch đến Hà Nội rất thích mua những sản phẩm lưu mang dấu ấn văn hố đặc trưng riêng của Hà Nội mà khơng nơi nào cĩ được. Nhưng để tìm được một sản phẩm lưu niệm đặc trưng cho Hà Nội là điều khơng hề dễ. Hiện nay, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Hà Nội thường bán các sản phẩm đại diện cho các làng nghề truyền thống khơng chỉ của Hà Nội mà của các làng nghề trong cả nước. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các sản phẩm cĩ mẫu mã khá giống nhau. Mặc dù Hà Nội đã cĩ một số sản phẩm mơ phỏng những di tích đặc trưng của Thủ đơ, nhưng thực tế các sản phẩm này chủ yếu được thiết kế bằng đồng, mạ vàng nên giá thành rất cao, chỉ để phục vụ cho khách cĩ khả năng chi trả cao và thường được sử dụng làm quà tặng các đối tác nước ngồi, chứ chưa đa dạng về giá thành để phục vụ đối tượng khách bình dân thích mua những sản phẩm nhỏ, cĩ biểu tượng đặc trưng của địa phương, giá

hợp lý, và cĩ thể mua số lượng nhiều làm quà cho bạn bè.

Thứ hai, chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cịn hạn chế. Về kiểu dáng, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thiếu tính độc đáo, sáng tạo. Thậm chí các sản phẩm như túi thêu, áo lụa tơ tằm, khăn tay sau nhiều năm vẫn khơng cĩ sự cải tiến, đổi mới, kiểu dáng nghèo nàn; do đĩ khơng tạo được sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt những khách du lịch đã từng đến Hà Nội. Đồng thời, chất lượng sản phẩm lưu niệm là một điều rất đáng bàn. Ví dụ như những chiếc áo phơng cĩ in hình Hồ Gươm, lá cờ Tổ quốc… thường làm bằng chất liệu kém, do đĩ chất lượng sản phẩm thấp. Các sản phẩm từ lụa như váy, khăn, túi… chỉ dùng vài lần đã phai màu, mất dáng. Vì lợi ích trước mắt, một số cơ sở sản xuất đã sử dụng chất liệu kém chất lượng. Tại làng lụa Vạn Phúc, đã cĩ tình trạng một số hộ gia đình trộn tơ nhân tạo với tơ tằm để dệt, làm cho thương hiệu lụa Vạn Phúc dần mất đi. Vì thế khách du lịch nếu đã mua một lần sẽ cảm thấy khơng hài lịng và khơng muốn mua lại, dễ cĩ ấn tượng khơng tốt với các sản phẩm khác.

Thứ ba, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa đáp ứng được tính tiện lợi, gọn nhẹ. Một số sản phẩm được khách quốc tế đánh giá cao giá trị văn hố và ưa thích như

nĩn lá, tượng gỗ cơ gái đội nĩn lá và mặc áo dài hay quân rối nước rất đặc trưng cho Hà Nội, cho Việt Nam. Tuy nhiên, do sản phẩm khá cồng kềnh, nhiều sản phẩm dễ vỡ, dễ bị biến dạng, gây bất tiện trong quá trình di chuyển vì thế khách du lịch chủ yếu chỉ chụp ảnh chứ khơng mua.

Thứ tư, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội khơng chỉ thiếu tính đặc trưng của địa phương mà tại các cửa hàng ở Hà Nội đồ lưu niệm cĩ xuất sứ Trung Quốc được bày tràn lan cùng sản phẩm của Hà Nội. Tại phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân là nơi tập trung các cửa hàng bán hàng lưu niệm của Hà Nội thì các sản phẩm lưu niệm Trung Quốc cĩ mặt hầu hết ở các cửa hàng từ mĩc khĩa; tượng trưng bày bằng gỗ, sứ; các sản phẩm phụ kiện như cà vạt, khăn quàng… đến các sản phẩm sơn mài, gốm sứ, thủ cơng mỹ nghệ nhái theo sản phẩm của Việt Nam. Khơng ít cửa hàng thay vì nhập hàng Việt Nam từ các làng nghề truyền thống thì lại chọn nhập hàng Trung Quốc nhái theo mẫu của Việt Nam bởi hàng Trung Quốc đa dạng hơn và giá rẻ hơn nhiều. Thậm chí, ngay tại các làng nghề truyền thống lâu đời của Hà Nội như Bát Tràng, Vạn Phúc… cũng cĩ sự xuất hiện của sản phẩm cĩ nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì chạy theo lợi nhuận, khơng ít hộ gia đình trà trộn giữa những mảnh vải do chính những bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng nghề nghìn năm tuổi với sản phẩm lụa Trung Quốc và khách du lịch khơng biết sẽ dễ dàng bị lừa.

Như vậy, cĩ thể thấy rằng dù Hà Nội đã phát động các phong trào thiết kế, phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Khách du lịch luơn gặp khĩ khăn trong chọn mua được sản phẩm ưng ý, mang nét đặc trưng của Hà Nội. Do đĩ, việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của thành phố vẫn dậm chân tại chỗ, chưa phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế địa phương.

Tiểu kết chương 2

Thành phố Hà Nội hội tụ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, mang những giá trị văn hố, lịch sử thiêng liêng, lâu đời của mảnh đất Thăng Long ngàn năm

văn hiến. Cùng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, Hà Nội cĩ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm qua, phát huy những điều kiện thuận lợi của địa phương, thành phố Hà Nội đã cĩ chủ trương, chính sách phát triển du lịch và đạt kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đặc biệt khách quốc tế cũng như doanh thu từ du lịch của thành phố khơng ngừng tăng lên. Thực hiện sự chỉ đạo và định hướng phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch, thành phố Hà Nội xác định chú trọng phát triển du lịch gắn với đẩy mạnh phát triển sản phẩm lưu niệm của thành phố. Với nhiều di tích lịch sử, văn hố, đặc biệt là nơi tập trung của hàng nghìn làng nghề truyền thống, Hà Nội cĩ nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm. Chính quyền địa phương đã phát động nhiều chương trình xây dựng hệ thống sản phẩm lưu niệm đặc trưng phục vụ du lịch. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội vẫn cịn hạn chế về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đĩ, sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường Hà Nội. Do đĩ, khách du lịch chưa thực sự hài lịng với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Dẫn đến, tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của thành phố hiện nay cịn rất ảm đạm, chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)