CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Các khái niệm sử dụng trong đề tài
1.2.2. Người trưởng thành trẻ tuổi
1.2.2.1. Khái niệm
Mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau hay văn hóa đất nƣớc khác nhau, con ngƣời sẽ có những mốc trƣởng thành khác nhau. Độ tuổi trƣởng thành là đỉnh điểm
của quá trình phát triển cơ thể và sức khỏe. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu đỉnh điểm của một số khả năng nhận thức, và sự tiếp tục phát triển của nhiều khả năng khác.
Theo Wikipedia, khái niệm ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi đƣợc định nghĩa nhƣ sau “Ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi là giai đoạn một ngƣời chuyển giao từ độ tuổi cuối vị thành niên hoặc đầu 20 đến những năm 30 tuổi”, khái niệm này đƣợc dựa theo quan điểm của Erik Erikson [55].
Trong cuốn sách The Human Odyssey: Navigating the Twelve Stages of Life, tác giả Thomas Armstrong đã viết về 12 giai đoạn trong một đời ngƣời. Giai đoạn đầu độ tuổi trƣởng thành đƣợc tính từ 20-35 tuổi, ông định nghĩa đó là thời kỳ con ngƣời thực hiện những trách nhiệm với cuộc sống cá nhân nhƣ sống tự lập, kết hôn, sinh con cái, thiết lập các mối quan hệ xã hội và kiếm những công việc tốt. Đây là giai đoạn để con ngƣời bƣớc chân ra ngoài thế giới, thoát khỏi sự bao bọc của gia đình tạo dấu ấn trong cuộc đời của mình [54].
Trong cuốn Tâm lý học phát triển của tác giả Trƣơng Thị Khánh Hà, ngƣời trƣởng thành là ngƣời đã hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lý, có khả năng lao động để nuôi sống bản thân. Theo tác giả, mốc tuổi trƣởng thành của con ngƣời đang có thay đổi và xu hƣớng tăng lên do xã hội phát triển đòi hỏi con ngƣời có quá trình học tập kéo dài hơn, con ngƣời cũng không tự chủ kinh tế và lập gia đình sớm nhƣ thời kỳ còn lao động tay chân lạc hậu. Thời kỳ trƣởng thành đƣợc tính từ khoảng 23 tuổi kéo dài đến 40 tuổi. Ở giai đoạn này con ngƣời đứng trƣớc những lựa chọn quyết định quan trọng của cuộc đời về việc xác định giá trị bản thân, lập gia đình và ổn định sự nghiệp [5].
Theo Giáo trình Tâm lý học người trưởng thành của tác giả Trần Thị Thu Mai, ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi bao gồm 2 thời kỳ:
Thời kỳ đầu (18 đến 25 tuổi) là khi các thanh niên bƣớc vào học nghề ở các trƣờng dạy nghề, cao đẳng, đại học. Đây là giai đoạn con ngƣời bắt đầu học cách tự lập, hoạch định, mơ ƣớc về tƣơng lai và suy nghĩ cuộc sống trong tƣ cách ngƣời lớn.
Thời kỳ thứ hai (sau 25 tuổi đến 40 tuổi) gọi là thời kỳ thành niên. Đây là thời kỳ lập thân và lập nghiệp cho cuộc đời của mỗi ngƣời [7].
1.2.2.2. Đặc điểm
Theo nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lí học, Xã hội học, khái niệm tuổi trƣởng thành đƣợc xác định dựa theo một tổ hợp các tiêu chí sau đây:
Sự chín muồi về mặt sinh lí, thể chất hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng nhƣ làm một ngƣời lao động thực sự trong gia đình và xã hội.
Có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của một ngƣời công dân nhƣ đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình.
Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau.
Có nghề nghiệp ổn định.
Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.
Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).
Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu. Có rất nhiều quan điểm chia khoảng giai đoạn trƣởng thành khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào những tiêu chuẩn trên, có thể thấy những ngƣời không học lên Cao đẳng, Đại học thì độ tuổi trƣởng thành của họ thƣờng từ 20 tuổi. Ngƣời trƣởng thành là một khái niệm tổng hợp đƣợc xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sự chín muồi sinh học thƣờng đi trƣớc, sớm hơn tuổi chín muồi về tuổi tâm lí và tuổi xã hội. Hầu hết các nhà tâm lý đều tán thành với quan điểm tuổi tâm lý là độ tuổi quan trọng nhất để đánh giá sự trƣởng thành của con ngƣời, đó là khi con ngƣời hoàn thiện dần về mặt nhận thức, ý thức đƣợc mình là một chủ thể độc lập trong xã hội và tìm cách để phát triển và tự tồn tại. Tuổi trƣởng thành toàn diện của con ngƣời thƣờng đến chậm hơn 2, 3 năm và nó cũng bị phụ thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn. Đó cũng chính là lí do giai đoạn “ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi” thƣờng đƣợc lấy mốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi) [7].
Tóm lại:
Dựa vào tìm hiểu kết hợp các quan điểm, khái niệm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, đề tài “Sự cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi” đúc rút đƣợc
kết luận “Người trưởng thành trẻ tuổi là những người đã phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lý, có khả năng tồn tại độc lập và đang ở trong giai đoạn bắt đầu xác định giá trị của bản thân trong cuộc sống”. Áp dụng vào bối cảnh văn hóa Việt Nam, nghiên cứu xác định đối tƣợng này nằm trong khoảng 20-30 tuổi vì đây là thời điểm cá nhân đã có hiểu biết và nhận thức về xã hội tƣơng đối tốt, đồng thời, có khả năng bắt đầu chủ động xây dựng sự nghiệp, hôn nhân và tƣơng lai cho bản thân.